Kiểm định tự tương quan

Một phần của tài liệu TIÊU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: NGƯỠNG NỢ CÔNG TỐI ƯU CHO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Kết quả kiểm định

3.3.4. Kiểm định tự tương quan

Tự tương quan là hiện tượng mà sai số tại thời điểm t có mối quan hệ với sai số tại thời điểm t-1 hoặc tại bất kỳ thời điểm nào khác trong quá khứ.Mặc dù việc xảy ra tự tương quan là hay có với dữ liệu chuỗi thời gian, nó vẫn có thể xảy ra trong dữ liệu chéo. Vì vậy, nhóm tác giả sử dụng kiểm định xsterial để kiểm định tự tương quan của mô hình.

Cặp giả thuyết:

Ho: Mô hình không mắc bệnh tự tương quan H1: Mô hình mắc bệnh tự tương quan

Xét mức ý nghĩa 1%

Sử dụng kiểm định xsterial nhằm kiểm định khuyết tật Tự tương quan:

57

Nguồn: Theo tính toán với sự hỗ trợ của phần mềm STATA

Với mức ý nghĩa α = 1%

Từ kết quả trên, với p-value = 0,0661 > α = 0,01 => Chấp nhận 𝐻0

Kết luận: Mô hình không mắc phải khuyết tật Tự tương quan ở mức ý nghĩa 1%

3.4. Xác định ngưỡng nợ công tối ưu cho các nước Đông Nam Á

Theo mô hình nghiên cứu ở mục 2.1, thì mô hình xác định ngưỡng chịu đựng nợ công của Đông Nam Á sẽ là:

𝑮𝑫𝑷 = 𝜷𝟎+ 𝜷𝟏∗ 𝒅𝒆𝒃𝒕 + 𝜷𝟐∗ 𝒅𝒆𝒃𝒕𝟐 + 𝜷𝟑*𝒊𝒏𝒇𝒍𝒂 + 𝜷𝟒*𝒊𝒏𝒗𝒆𝒔𝒕 + 𝜷𝟓*𝒆𝒙𝒑𝒐𝒓𝒕+ 𝜷𝟔*𝒐𝒑𝒆𝒏 + 𝜷𝟕*𝒖𝒏𝒆𝒎𝒑 + 𝒖𝒊

Bảng 10: Kết quả ước lượng mô hình F(1,4) = 6.297

Pro > chi2 = 0,0661

Bảng 9: Kết quả kiểm định Tự tương quan

58

Nguồn: Theo tính toán với sự hỗ trợ của phần mềm STATA

Từ kết quả ước lượng và kiểm định, nhóm các định được tham số 𝛽 và có mô hình hoàn chỉnh như sau:

𝐺𝐷𝑃 = 0.029 + 0.0861∗ 𝑑𝑒𝑏𝑡 − 0.095 ∗ 𝑑𝑒𝑏𝑡2 - 0.065*𝑖𝑛𝑓𝑙𝑎 + 0.156*𝑖𝑛𝑣𝑒𝑠𝑡 + 0.078*𝑒𝑥𝑝𝑜𝑟𝑡+ 0.001*𝑜𝑝𝑒𝑛 – 0.020*𝑢𝑛𝑒𝑚𝑝 + 𝑢𝑖

Ta tiến hành tìm cực trị của mô hình bằng việc đạo hàm theo biến debt:

GDP’ = - 0.19debt + 0.086 = 0

 debt = 0,453

Vậy khi tỷ lệ nợ công/GDP đạt mức 45,3% thì tỷ lệ tăng trưởng GDP của 5 nước Đông Nam Á đạt mức tối ưu.

3.5. Thảo luận

Bài nghiên cứu sử dụng bảng số liệu chuỗi thời gian từ 1996 - 2020 của năm quốc gia Đông Nam Á bao gồm Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, nhóm tác giả có thể kết luận có tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế của các nước khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1996 - 2020 và nếu nợ

59

công dưới ngưỡng tối ưu thì sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế và đảm bảo tính bền vững của chính sách tài khóa và khi vượt qua ngưỡng đó tốc độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu chậm lại và trở nên tiêu cực phù hợp với lý thuyết đường cong Laffer.

Kiểm định cho ra kết quả ngưỡng nợ công tối ưu là 45,3%. Trong khi đó, Quốc Hội Việt Nam cho phép mức trần nợ công hằng năm không vượt quá 60% GDP, ngưỡng cảnh báo là 55% GDP. Khi vượt qua 43,5% ngưỡng nợ công tối ưu, nợ công tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Kết quả này phù hợp với quan điểm của Keynes và các công trình nghiên cứu trước đây mà nhóm tham khảo như Pattillo và cộng sự (2002), Clements và cộng sự (2003), Reinhart và Rogoff (2012) cho rằng nếu mức tổng nợ dưới 90% GDP thì sẽ không ảnh hưởng gì đến tăng trưởng kinh tế của cả các nước đang phát triển và đã phát triển.

Kết quả của các biến kiểm soát cho thấy Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á, phù hợp với nghiên cứu của Ayadi - Ayadi (2008). Độ mở thương mại ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á, điều này tương đồng với nghiên cứu của Frankel và Romer (1999), Pattillo và công sự (2002). Do đó mở cửa thương mại hơn, thì quốc gia đó sẽ nỗ lực nhiều hơn cho Nghiên cứu và Phát triển (R&D), điều này sẽ dẫn đến sản xuất và lợi nhuận cao hơn.

Kết quả tỷ lệ lạm phát cho thấy nó có tác động tiêu cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á, Đầu tư nước ngoài trực tiếp tác động tích đến tăng trưởng kinh tế, điều này tương đồng với nghiên cứu “Estimating the optimal growth- maximising public debt threshold for Zimbabwe” của N. Mupunga & P. le Roux.

Qua nghiên cứu, nhóm nhận thấy các nước có thể tăng sử dụng nợ công nhưng cần phải đảm bảo nợ công thấp hơn ngưỡng nợ công tối ưu để có thể tác động tích cực vào kinh tế.

Một phần của tài liệu TIÊU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: NGƯỠNG NỢ CÔNG TỐI ƯU CHO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)