(Hướng dẫn đọc thêm) (Nguyễn Khoa Điềm) A/ MỤC TIÊU:
I. Theo chuẩn KTKN 1/ Kiến thức:
- Tác giả nguyễn khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ
- Thấy được tình cảm của bà mẹ Tà – ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng âm hương của những khúc ca ngọt ngào, tha thiết.
2/ Kỹ năng:
- Rèn khả năng nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong thơ.
- Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ, của tác giả.
- Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
3/ Thái độ:
- Có ý thức xây dựng tình cảm yêu quê hương, đất nước..
II. Nâng cao, mở rộng.
- rèn khả năng cảm thụ tác phẩm văn học mang âm điệu của khúc hát ru.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH - Vấn đáp, gợi mở, giảng bình
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I/ Ổn định tổ chức:
II/ Bài cũ: (5’)
GV: Đọc thuộc lòng bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn song nhân dân vẫn quyết tâm đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giải phóng dân tộc. Bài thơ Khúc hát ru những em bé ngủ trên lưng mẹ ra đời trong những năm tháng ác liệt ấy.
2/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động thầy và trò Nội dung bài
Hoạt động 1:(10’)
HS: Đọc phần chú thích (*) SGK tr153 GV: Hãy nêu vài nét về tác giả và tác phẩm?
GV: Chốt lại vài nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
GV: Hướng dẫn HS đọc HS: Đọc toàn bộ văn bản
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK-tr 154
GV: Xác định bố cục của bài thơ? Nội dung của mổi phần là gì?
Hoạt động 2:(20’)
HS: Đọc lại khúc ru đầu.
GV: Bà mẹ Tà ôi được miêu tả qua những công việc nào?
GV: Em có nhận xét gì về công việc giả gạo của bà mẹ Tà-ôi?
GV: Ngoài công việc giả gạo, bà mẹ Tà ôi được miêu tả qua những công việc nào?
I/ Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả và tác phẩm:
- NKĐ là nhà thơ sinh trưởng trong gia đình trí thức..
- Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Hiện đang là UVBCT, Trưởng ban TTVHTƯ - Bài thơ được sáng tác năm 1971, in trong tập
“Mặt đất khát vọng”
2/ Đọc-Tìm hiểu chú thích
3/ Bố cục:
- ( Ba phần tương ứng với ba khúc ru.) II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1/ Hình ảnh bà mẹ Tà-ôi.
- Giả gạo nuôi bộ đội:
+ Nhịp chày nghiêng.
+ Địu con trên lưng.
+ Mồ hôi rơi.
+ Vai gầy nhấp nhô làm gối..
-> Vất vả, cực nhọc nhưng vẫn bền bỉ lao động vì kháng chiến.
- Tỉa bắp trên núi Ka-lưi -> lao động sản xuất gian khổ giữa núi rừng heo hút, đống góp cho cách mạng, cho kháng chiến.
- Chuyển lán, đạp rừng, đìu con đi giành trận
GV: Em có nhận xét gì về hình ảnh của bà mẹ Tà-ôi qua ba công việc trên?
GV: Toàn bộ bài thơ có mấy khúc ru? Em có nhận xét gì qua mổi khúc ru?
GV: Mơ thấy Bác Hồ là mơ thấy nước nhà thống nhất, Bắc Nam sum họp.
GV: Tác giả có để cho bà mẹ Tà-ôi trực tiếp thể hiện ước mơ cvủa mình không?
Vậy ước mơ của bà mẹ Tà-ôi được thể hiện bằng cách nao?
GV: Trong câu thơ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng- Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Hoạt động 3: (2’)
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK tr155
GV: Chốt lại giá trị nội dung và nghệ thuật
cuối -> chiến đấu bảo vệ căn cứ lâu dài
->Sự bền bỉ, quyết tâm kháng chiến, yêu thương con, yêu bộ đội, yêu quê hương, đất nước.
2/ Khát vọng của bà mẹ Tà-ôi qua các khúc ru.
- Mổi khúc ru gắn liền với một công việc và ước nguyện khác nhau:
+ Giã gạo: mơ gạo trắng.
+ Trỉa bắp: mong con lớn phát mười Ka-lưi.
+ Chuyển lán, địu con đi giành trận cuối: mơ thấy Bác Hồ.
-> Gửi trọn ước mơ vào giấc mơ của đứa con(con mơ cho mẹ...)-> chính con là niềm tin, niềm tự hào của mẹ.
- Ẩn dụ: Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng(chỉ đứa con)-> con là nguồn hạnh phúc gần gũi, ấm áp của cuộc đời mẹ.
III/ Tổng kết.
(Ghi nhớ SGK tr155)
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(3’) - Vài nét về tác giả và tác phẩm.
- Công việc giả gạo nuôi quân của bà mẹ Tà-ôi..
.- Hình ảnh của bà mẹ Tà ôi.
-Ước vọng của bà mẹ Tà-ôi được gửi gắm qua hình ảnh em cu tai.
- Nắm giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ
- Soạn bài Ánh trăng của Nguyễn Duy
* Rút kinh nghiệm:………
...
...
Ngày soạn:15/11/2010 Ngày dạy:17/11/2010
Tiết: 58 ÁNH TRĂNG
(Nguyễn Duy) A/ MỤC TIÊU :
I. Theo chuẩn KTKN 1/ Kiến thức:
-Thấy được kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, hình ảnh mang tính biểu tượng
- Sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố: tự sự và nghị luận trong một tác phẩm thơ trữ tình.
2/ Kỹ năng:
- Rèn khả năng đọc hiểu tác phẩm thơ được sang tác sau năm 1975
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại
3/ Thái độ:
- Có ý thức hướng về quá khứ để sống tốt đẹp hơn.
II. Nâng cao, mở rộng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp thuỷ chung, ân nghĩa của con người với quá khứ qua hình ảnh trăng cứ tròn vềnh vệnh và vầng trăng im phăng phắc.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
- Phân tích, giảng bình, vấn đáp.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I/ Ổn định tổ chức:
II/ Bài cũ:(5’)
GV: Khát vọng của bà mẹ Tà ôi được gửi gắm qua những khúc ru trong bài thơ Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ như thế nào?
III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
Từ xưa, trăng đã trở thành biểu tượng của nghệ thuật nói chung và thi ca nói riêng. Mổi vầng trăng mang một ý nghĩa biể tượng khác nhau. Vầng trăng trong bài thơ của Nguyễn Duy có ý nghĩa như thế nào? Tiết học này sẽ giúp các em hiểu rõ điều thắc mắc này.
2/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động thầy và trò Nội dung bài
Hoạt động 1:(10’)
HS: Đọc phần chú thích (*) SGK tr156 GV: Hãy nêu vài nét về tác giả và tác phẩm?
GV: Chốt lại vài nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
GV: Hướng dẫn HS đọc
I/ Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả và tác phẩm:
- Nguyễn Duy là nhà thơ quân đội.
- Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Đạt giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ năm 1972-1973
- Bài thơ được sáng tác năm 1978 tại TPHCM.
2/ Đọc-Tìm hiểu chú thích
HS: Đọc toàn bộ văn bản
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK-tr 157
Hoạt động 2:(20’) HS: Đọc 2 khổ thơ đầu.
GV: Đoạn thơ được trình bày theo phương thức biểu đạt nào?
HS: Phương thức tự sự.
GV: Em có nhận xét gì về hình ảnh vầng trăng trong hai khổ thơ đầu?
GV: Hình ảnh trăng và người đã trở thành tri kỉ nói lên điều gì?
GV: Hình ảnh trăng trong hai khổ thơ đầu gợi cho em suy nghĩ gì?
GV: Tác giả đã lý giải vì sao vâng trăng từ nghĩa tình sang người dưng?
GV:Từ hình ảnh trăng nghĩa tình trở thành người dưng, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
HS: Đọc 3 khổ thơ cuối.
GV: Hình ảnh vầng trăng trong ba khổ thơ cuối xuất hiện như thế nào? Tìm dẫn chứng minh? Cảm xúc của nhân vật trữ tình như thế nào?
GV: Em có cảm nhận gì về hình ảnh vầng trăng trong câu thơ “Trăng cứ tròn vành vạnh” và “trăng cứ im phăng phắc”?
Hoạt động 3: (5’)
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK tr157
GV: Chốt lại giá trị nội dung và nghệ thuật
II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1/ Hình ảnh vầng trăng nghĩa tình.
- Vầng trăng: hình ảnh người bạn tri kỉ của tuôi thơ và người lính
- Cuộc sống con người và thiên nhiên hoà hợp một cách trong sáng, hồn nhiên, đẹp đẽ một cách lạ thường.
- Trăng: trong trẻo, tươi mát;con người gần gũi với trăng cũng trở nên tươi đẹp, cao thượng.
-> Hình ảnh đất nước bình dị, phúc hậu.
2/ Vầng trăng trở thành người dưng.
- Ánh sáng của điện gương -> cuộc sống hiện đại bủa vây, con người không có điều kiện để gần gũi với thiên nhiên nên trăng trở thành người dưng.
-> Cuộc sống hiện đại gấp gáp, hối hả không cho con người còn thời gian để nghĩ về quá khứ.
=> Nên sống với quá khứ tốt đẹp hơn.
3/ Trăng nhắc nhở nghĩa tình.
- Trăng xuất hiện đột ngột, thình lình-> Niềm vui sướng rưng rưng khi quá khứ lại hiện về với những tháng ngày sống gian lao, bình dị mà sâu nặng nghĩa tình.
- Trăng tròn vành vạnh: gợi lên quá khứ vẫn nguyên ven, chẳng thể phai mờ.
- Trăng im phăng phắc: nhắc nmhở con người không nên quên quá khứ.
III/ Tổng kết.
(Ghi nhớ SGK tr157)
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
- Hình ảnh vầng trăng và ý nghĩa biểu tượng của nó.
- Nắm giá trị nội dung và nghệ thuật, xem ghi nhớ SGK tr157 - Học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm giá trị nội dung và nghệ thuật, xem ghi nhớ SGK tr157 - Soạn bài Làng của Kim Lân
* Rút kinh nghiệm:………
...
...
Ngày soạn:16/11/2010 Ngày dạy:18/11/2010
Tiết:59 TỔNG KẾT TỪ VỰNG
(Luyện tập chung)
A/ MỤC TIÊU:
I. Theo chuẩn KTKN 1/ Kiến thức:
- Hệ thống những kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ.
- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong văn bản nghệ thuật.
2/ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhận diện từ vựng, các biện pháp tu từ trong văn bản.
- Phân tích tác dụng của việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ, biệnmpháp tu từ trong văn bản.
3/ Thái độ:
- Có ý thức vân dụng lý thuyết vào thực hành khi giao tiếp.
II. Nâng cao, mở rộng.
- Vận dụng các biện phát tu từ khi tạo lập văn bản nhằm làm tăng sức biểu cảm.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi trong từng phần.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH - Ôn tâp, thực hành
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I/ Ổn định tổ chức:
II/ Bài cũ: (5’)
GV:Thế nào là tượng thanh, từ tượng hình? Cho ví dụ?
III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
2/ Tổ chức hoạt động :
Hoạt động thầy và trò Nội dung bài
Hoạt động 1:(5’)
HS: Đọc và làm BT3 SGK tr158.
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét.
Hoạt động 2:(10’)
HS: Đọc và làm BT2 SGK HS: Trình bày.
GV: Nhận xét.
Hoạt động 3:(5’)
HS: Đọc và làm BT3 ở SGK HS: Trình bày.
GV: Nhận xét.
Hoạt động 4:(10’)
HS: Đọc và làm BT4 ở SGK HS: Trình bày.
GV: Nhận xét.
Hoạt động 5:(5’)
HS: Đọc và làm BT5 ở SGK HS: Trình bày.
GV: Nhận xét.
I/ Bài tập 1.
- Gật đầu: cúi xuống, ngẩng lên -> sự đồng ý.
- Gật gù: cúi xuống, ngẩng lên liên tục-> sự đồng ý cao, tán thành.
-> Gật gú thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt: cuộc sống nghèo, đạm bạc nhưng hạnh phúc.
II/ Bài tâp 2.
- Người chồng nói theo kiểu hoán dụ “chỉ có một chân sút”(chỉ một cầu thủ có khả năng ghi bàn thắng).
Người vợ lại hiểu là người cầu thủ chỉ có một chân.
III/ Bài tập 3.
- Nghĩa gốc: chan, tay, miệng - Nghĩa chuyển:
+ Ẩn du: đầu súng.
+ Hoán dụ: vai áo, tay áo...
IV/ Bài tập 4.
- Trường màu sắc: đỏ, xanh, hồng,...
- Lửa và các sự vật liên qua: cháy, tro, lửa, ánh sáng...
-> Hình ảnh gây ấn tượng mạnh, thể hiện tình yêu mảnh liệt, cháy bỏng.
V/ Bài tập 5.
- Gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
-VD: Thú mỏ vịt, mực, các kìm, cá ngựa..
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
- Nắm lại các kiến thức về từ vựng đã học trong chương trình ngữ văn THCS.
- Vận dụng làm bài tập.
- Làm lại tất cả các bài tập trong tiết luyện tập chung.
- Nghiên cứu bài chương trình địa phương về tiếng Việt.
* Rút kinh nghiệm:………
...
...
Ngày soạn:20/11/2010 Ngày dạy:23/11/2010