Năng suất sinh sản của lợn nái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn và hiện trạng về hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn nuôi tại xã Võng Xuyên Phúc Thọ Hà Nội (Trang 45 - 50)

Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái là một vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn sản xuất. Năng suất sinh sản của lợn nái được nâng cao thì kéo theo số lượng và chất lượng con giống sẽ tăng lên, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Khi đánh giá về khả năng sinh sản của lợn nái Yorkshire phối với lợn đực Yorkshire, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu năng suất sinh sản trên 25 đàn lợn tại một số trang trại của xã Võng Xuyên; đây là nơi cung cấp số lượng lớn lợn giống cho các hộ chăn nuôi trong xã.

Kết quả theo dõi trên 25 đàn lợn Yorkshire được thể hiện ở bảng 3.6

Bảng 3.6: Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire nuôi tại một số trại lợn của xã Võng Xuyên

STT' | Chỉ tiêu theo dõi DVT X +Sp

1 Số con đẻ ra/ổ Con 11,23+0,18

2 Khối lượng sơ sinh/con Kg 1,34+0,01

3 Số con còn sống đến cai sữa Con 10,11+0,25 4 | Khối lượng cai sữa/ổ Kg 53,0 + 0,61 5 Thời gian phối giống lại Kg 6,03 + 0,11

Qua bang 3.6 chúng tôi có một số nhận xét sau:

Số con đẻ ra/ổ là 11,23 + 0,18 con. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Xuân Dung (1998) [9], chi tiêu này là 10,90 con. Lý do số con đẻ ra/ổ cao hơn có thể do nhiều nguyên nhân mà trong đó cần phải kể đến là việc làm tốt công tác phối giống cho lợn nái.

Khối lượng sơ sinh/con là 1,34 + 0,01 kg, cao hơn kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cộng tác viên (2001) là 1,28 kg [6]. Như vậy cho thấy giai đoạn lợn nái mang thai được các trang trại nuôi dưỡng khá tốt.

Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy các trang trại đã rất chú trọng đến khâu chăm sóc nuôi dưỡng lợn con trong giai đoạn lợn con theo mẹ. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Xuân Dung (1998) [9], số con còn sống đến cai sữa là 9 con. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chỉ tiêu này là 10,11 + 0,25 con.

Khối lượng cai sữa/ố là 53,0 + 0,61 kg. Theo kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2001), chỉ tiêu này của giống Yorkshire là 47,45kg ứng với thời điểm cai sữa là 21 ngày tuổi [4]. Điều đó cho thấy khả năng nuôi con của lon nai va khả năng nuôi dưỡng của người chăn nuôi đối với lợn con là khá tốt.

Trong chăn nuôi lợn nái, nếu rút ngắn được thời gian phối giống lại sẽ góp phần làm tăng số lứa đẻ của nái trong năm. Vì vậy, một số trang trại rút ngắn chỉ

tiêu này bằng cách chủ động tách và cai sữa sớm cho lợn con. Kết quả điều tra thời gian phối giống lại sau cai sữa là 6,03 + 0,11 ngày.

3.3.4. Thức ăn chăn nuôi lợn

Trong chăn nuôi “Giống là tiên đề, thức ăn là cơ sở” vì vậy thức ăn là một vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến sự thành bại của ngành chăn nuôi nói chung và của ngành chăn nuôi lợn nói riêng.

Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi lợn ở xã Võng Xuyên chủ yếu là nguồn thức ăn có sẵn của địa phương và sản phẩm của nghề phụ như: nấu rượu, làm đậu, máy say sát, làm mì,... Tuy nhiên, để nâng cao năng suất của đàn lợn thì các hộ nông dân còn bổ sung cám công nghiệp, bột cá, bột đậu tương,...

Kết quả điều tra tại 100 hộ nông dân được thể hiện ở bảng 3.7 Bảng 3.7: Tỷ lệ các loại thức ăn trong khẩu phần ăn của đàn lợn nuôi

tại xã Võng Xuyên

n=100

STT Chỉ tiêu Tỷ lệ

Số hộ

(%)

1 Ngo 56 18,89

2 Gao 42 15

3 Cám gạo 94 30,63

4 Cám mạch 17 9,69

5 Cám công nghiệp 99 25,79

mNgô

= Gao

# Cám gạo 8 Cám mạch

# Cám công nghiệp

Hình 3.3: Tỷ lệ các loại thức ăn trong khẩu phần ăn của đàn lợn nuôi tại xã Võng Xuyên

Qua kết quả ở bảng 3.7 và hình 3.3 chúng tôi có một số nhận xét như sau:

Trong 100 hộ điều tra chúng tôi thấy có 56 hộ sử dụng ngô trong khẩu phần ăn của lợn chiếm 56%, với tỷ lệ ngô trong khẩu phần ăn là 18,89%. Thức ăn bằng ngô được mua từ các cửa hàng nông sản hoặc sử dụng ngô có sẵn trong gia đình để phối hợp vào khẩu phần ăn cho lợn.

Số hộ cho lợn ăn gạo là 42 hộ chiếm 42%, với tỷ lệ gạo trong khẩu phần ăn là 15%.

Có 94 hộ trong 100 hộ gia đình sử dụng cám gạo cho lợn ăn, với tỷ lệ cám gạo trong khẩu phần ăn là 30,63%. Hầu hết các hộ nông dân trong xã Võng Xuyên đều sử dụng thóc gạo có sẵn trong gia đình để chăn nuôi lợn.

Nguồn cung cấp cám mạch chủ yếu cho chăn nuôi lợn của xã là các cửa hàng thức ăn gia súc trong vùng. Trong số 100 hộ chăn nuôi chỉ có 17 hộ sử dụng cám mạch cho lợn ăn với tỷ lệ cám mạch trong khẩu phần ăn là 9,69%.

Cám công nghiệp có tác động rất lớn đến tốc độ tăng trọng của lợn. Có 99 hộ đã sử dụng loại thức ăn này với tỷ lệ trong khẩu phần ăn là 25,79%.

Ngoài ra các hộ chăn nuôi còn sử dụng thêm các loại thức ăn khác như:

- Rau: là loại thức ăn được các hộ nông dân sử dụng với tỷ lệ cao trong khẩu phần ăn; có tác dụng cung cấp chất xơ, sinh tố và là chất độn trong thức ăn hàng ngày của lợn

- _ Phụ phẩm ngành chế biến: Bã rượu, bã đậu,... tỷ lệ phụ phẩm trong khẩu phần ăn của lợn là không đáng kể.

3.3.5. Công tác phòng bệnh trong chăn nuôi lợn tại các nông hộ

% Tình hình thú y xấ - Mạng lưới thú y xã

Ban thú y xã gồm có 13 người, có l trưởng ban và 12 thú y viên; trong đó 2 người có trình độ cao đẳng, I người có trình độ trung cấp còn lại mới qua sơ cấp.

- Tủ thuốc thú y

Ban thú y xã có tủ thuốc thú y chung và các thú y viên hoạt động theo cơ chế thị trường, nếu dân có nhu cầu thì phục vụ. Ngoài ra, hàng năm có hai đợt tiêm phòng đại trà và tiêm phòng bổ sung hàng tháng do cán bộ thú y xã đảm nhiệm.

- Thuận lợi

Phong trào chăn nuôi phát triển mạnh nên nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về công tác thú y được nâng lên.

Được nhà nước hỗ trợ vaccine và kinh phí hoạt động cho công tác thú y.

- Khó khăn

Pháp lệnh thú y chưa thực sự đi vào cuộc sống, vì vậy công tác thú y chưa được coi trọng trong tổ chức thực hiện.

* Vệ sinh phòng bệnh

Các hộ chăn nuôi đã ý thức được vai trò quan trọng của công tác vệ sinh phòng bệnh. Công tác này vừa hạn chế sự ô nhiễm môi trường sống của các nông hộ vừa hạn chế được mầm bệnh, từ đó nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

Tuy nhiên, trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy việc sát trùng và tiệt trùng chuồng trại của các nông hộ chăn nuôi theo qui mô nhỏ chưa được tiến hành theo định kỳ; hầu như các hộ không chú ý đến công tác cách ly gia súc mới mua về với gia súc đang nuôi. Chính vì vậy, một số gia đình không may mua phải lợn bệnh và không cách ly nên đã làm lây sang cả đàn lợn đang nuôi của gia đình.

* Tiêm phòng vaccine cho lợn

Trạm thú huyện đã tổ chức tiêm phòng đại trà cho đàn gia súc gia cầm vào tháng 3 và tháng 10 hàng năm.

Tuy nhiên, một số hộ chăn nuôi vẫn chưa để cao việc phòng bệnh hơn chữa bệnh, chưa nhận thức đầy đủ về tác dụng của việc tiêm phòng. Bởi vậy, trong xã vẫn thường xảy ra dịch bệnh gây chết hàng loạt trong phạm vi gia đình hoặc cụm dân cư.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn và hiện trạng về hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn nuôi tại xã Võng Xuyên Phúc Thọ Hà Nội (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)