A. Sự truyền chuyển động cơ trong không khí.
B. Những dao động cơ học lan truyền trong môi trường vật chất.
C. Chuyển động tương đối của vật này so với vật khác.
D. Sự co dãn tuần hoàn giữa các phần tử môi trường.
Câu 7.2. Bước sóng là gì?
A. Là quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong 1 giây.
B. Là khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha.
C. Là khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhau nhất dao động cùng pha.
D. Là khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử sóng.
Câu 7.3. Sóng ngang là sóng:
A. lan truyền theo phương nằm ngang.
B. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương nằm ngang.
C. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
D. trong đó các phần tử sóng dao động theo cùng một phương với phương truyền sóng.
Câu 7.4. Bước sóng là:
A. quãng đường sóng truyền đi trong 1s;
B. khoảng cách giữa hai bụng sóng sóng gần nhất.
C. khoảng cách giữa hai điểm của sóng có li độ bằng không ở cùng một thời điểm.
D. khoảng cách giữa hai điểm của sóng gần nhất có cùng pha dao động.
Câu 7.5. Phương trình sóng có dạng nào trong các dạng dưới đây:
A. x = Asin(t + ) B. x )
- t ( sin A
u =
C. x )
T - ( t 2 sin A
u = D. )
T ( t sin A
u = +
Câu 7.6. Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với tốc độ v, khi đó bước sóng được tính theo công thức
A. = v.f B. = v/f C. = 2v.f D. = 2v/f
Câu 7.7. Phát biểu nào sau đây không đúng với sóng cơ học?
A. Sóng cơ học có thể lan truyền được trong môi trường chất rắn.
B. Sóng cơ học có thể lan truyền được trong môi trường chất lỏng.
C. Sóng cơ học có thể lan truyền được trong môi trường chất khí.
D. Sóng cơ học có thể lan truyền được trong môi trường chân không.
Câu 7.8. Phát biểu nào sau đây về sóng cơ học là không đúng?
A. Sóng cơ học là quá trình lan truyền dao động cơ học trong một môi trường liên tục.
B. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang.
C. Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.
Câu 7.9. Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng?
A. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động.
B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động.
C. Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động.
D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.
Câu 7.10. Sóng cơ học lan truyền trong môi trường đàn hồi với tốc độ v không đổi, khi tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng
A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần.
Câu 7.11. Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào A. năng lượng sóng.
B. tần số dao động.
C. môi trường truyền sóng và nhiệt độ môi trường D. bước sóng
Câu 7.12. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học.
A. Sóng cơ học là sự lan truyền của dao động theo thời gian trong một môi trường vật chất.
B. Sóng cơ học là sự lan truyền của vật chất theo thời gian.
C. Sóng cơ học là những dao động cơ học.
D. Sóng cơ học là sự lan truyền của vật chất trong không gian.
Câu 7.13. Trong những yếu tố sau đây
I. Biểu thức sóng II. Phương dao động III. Biên độ sóng IV. Phương truyền sóng
Những yếu tố giúp chúng ta phân biệt sóng dọc với sóng ngang là:
A. I và II B. II và III C. III và IV D. II và IV Câu 7.14. Khi âm thanh truyền từ không khí vào nước thì:
A .Bước sóng thay đổi nhưng tần số không đổi B. Bước sóng và tần số đều thay đổi
C. Bước sóng và tần số không đổi
D. Bước sóng không đổi nhưng tần số thay đổi Câu 7.15. Phát biểu nào sau đây là không đúng:
A. Trong quá trình truyền sóng, pha dao động được truyền đi còn các phần tử của môi trường thì dao động tại chỗ.
B. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng
C. Bước sóng là khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động cùng pha.
D. Sóng truyền trong các môi trường khác nhau giá trị bước sóng vẫn không thay đổi.
Câu 7.16. Chọn câu đúng. Hai điểm cùng nằm trên phương truyền sóng mà dao động ngược pha khi:
A. Hiệu số pha của chúng là (2 k 1)
B. Hiệu số pha của chúng là 2k
C. Khoảng cách giữa chúng là một số nguyên lần nữa bước sóng.
D. Khoảng cách giữa chúng là một số nguyên lần bước sóng.
Câu 7.17. Phát biểu nào sau đây sai
A. Sóng cơ học là sự lan truyền của trạng thái dao động trong môi truờng vật chất B. Sóng dọc có phương dao động trùng với phương truyền sóng
C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động
D. Sóng dọc không truyền được trong chân không nhưng sóng ngang truyền được trong chân không
Câu 7.18. Chọn câu trả lời sai. Trong quá trình truyền sóng:
A. các phần tử vật chất của môi trường di chuyển theo phương truyền sóng B. pha dao động của các phần tử vật chất của môi trường truyền đi theo phương truyền sóng
C. năng lượng sóng đựơc lan truyền đi theo phương truyền sóng
D. tần số dao động của các phần tử vật chất trong môi trường luôn không đổi Câu 7.19. Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất
B. Sóng cơ học truyền đựơc trong tất cả các môi trường: rắn, lỏng, khí và chân không C. Sóng âm truyền trong môi trường không khí là sóng dọc
D. Sóng cơ học lan truyền trên mặt nước là sóng ngang
Câu 7.20: Khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động vuông pha nhau bằng
A. ẳ bước súng B. ẵ bước súng
C. quóng đường súng truyền đi trong ẵ chu kỡ D. một bước súng Câu 7.21: Sóng ngang :
A. chỉ truyền được trong chất rắn
B. truyền được trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng C. truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí
D. truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không Câu 7.22: Sóng dọc:
A. chỉ truyền được trong chất rắn B. không truyền được trong chất rắn
C. truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí
D. truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không Câu 7.23. Trong một môi trường vật chất, sóng cơ học
A. lan truyền với vận tốc không đổi và làm cho các phần tử vật chất của môi trường chuyển động thẳng đều
B. lan truyền với vận tốc tăng dần và làm cho các phần tử vật chất của môi trường chuyển động nhanh dần đều
C. lan truyền với vận tốc giảm dần và làm cho các phần tử vật chất của môi trường chuyển động chậm dần đều
D. lan truyền với vận tốc không đổi và làm cho các phần tử vật chất của môi trường dao động điều hòa
Câu 7.24: Thông thường vận tốc truyền sóng cơ học tăng dần khi truyền lần lượt qua các môi trường
A. Rắn, khí và lỏng B. Khí, lỏng và rắn C. Rắn, lỏng và khí D. Khí, rắn và lỏng
Câu 7.25: Khi sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi
A. Vận tốc B. Tần số C. Bước sóng D. Năng lượng Câu 7.26: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ?
A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng
B. Trong sự truyền sóng chỉ có pha da động truyền đi, còn các phần tử vật chất dao động tại chỗ
C. Sóng cơ học là sự lan truyền của các dao động tuần hoàn trong không gian và thời gian
D. Trong một môi trường vật chất xác định, vận tốc truyền sóng cơ không phụ thuộc vào tần số sóng
Câu 7.27: Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường A với vận tốc vA và khi truyền trong mụi trường B cú vận tốc vB= ẵ vA . Tần số súng trong mụi trường B sẽ:
A. lớn gấp 2 lần tần số trong môi trường A B. bằng tần số trong môi trường A C. bằng ẵ tần số trong mụi trường A D. bằng ẳ tần số trong mụi trường A Câu 7.28: Bước sóng được định nghĩa là
A. khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha
B. quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì
C. khoảng cách giữa hai nút sóng gần nhau nhất trong hiện tượng sóng dừng D. khoảng cách giữa 2 cực đại gần nhau nhất trong hiện tượng giao thoa sóng Câu 7.29: Chọn câu đúng
A. Sóng dọc là sóng trưyền dọc theo một sợi dây
B. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang là sóng truyền theo phương nằm ngang
C. Sóng dọc là sóng trong đó phương dao động (của các phần tử của môi trường )trùng với phương truyền
D. Sóng dọc là sóng truyền theo trục tung, còn sóng ngang là sóng truyền theo trục hoành
Câu 7.30: Hãy chọn câu đúng
A. Sóng là dao động và phương trình sóng là phương trình dao động B. Sóng là dao động và phương trình sóng khác phương trình dao động C. Sóng là sự lan truyền của dao động, nhưng phương trình sóng cũng là phương trình dao động
D. Sóng là sự lan truyền của dao động và phương trình sóng cũng khác phương trình dao động
Câu 7.31: Chọn câu đúng. Sóng dọc không truyền được trong A. kim loại B. nước C. không khí D. chân không
Câu 7.32: Hãy chọn câu đúng. Công thức liên hệ giữa tốc độ sóng v, bước sóng , chu kì T và tần số f của sóng:
A. v vf
T B. T vf C. vT v
f D. v T f
---à---
Thà đổ mồ hôi trên trang vở, còn hơn rơi lệ ở phòng thi!
---à--- BÀI 8. GIAO THOA SÓNG
Câu 8.1. Điều kiện có giao thoa sóng là gì?
A. Có hai sóng chuyển động ngược chiều giao nhau.
B. Có hai sóng cùng tần số và có độ lệch pha không đổi.
C. Có hai sóng cùng bước sóng giao nhau.
D. Có hai sóng cùng biên độ, cùng tốc độ giao nhau.
Câu 8.2. Thế nào là 2 sóng kết hợp?
A. Hai sóng chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ.
B. Hai sóng luôn đi kèm với nhau.
C. Hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
D. Hai sóng có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên tuần hoàn.
Câu 8.3. Có hiện tượng gì xảy ra khi một sóng mặt nước gặp một khe chắn hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng?
A. Sóng vẫn tiếp tục truyền thẳng qua khe.
B. Sóng gặp khe phản xạ trở lại.
C. Sóng truyền qua khe giống như một tâm phát sóng mới.
D. Sóng gặp khe rồi dừng lại.
Câu 8.4. Hiện tượng giao thoa xảy ra khi có:
A. hai sóng chuyển động ngược chiều nhau.
B. hai dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau.
C. hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ gặp nhau.
D. hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng phương, cùng tần số, cùng pha gặp nhau.
Câu 8.5. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Hiện tượng giao thoa sóng chỉ xảy ra khi hai sóng được tạo ra từ hai tâm sóng có các đặc điểm sau:
A. cùng tần số, cùng pha. B. cùng tần số, ngược pha.
C. cùng tần số, lệch pha nhau một góc không đổi. D. cùng biên độ, cùng pha.
Câu 8.6. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng chuyển động ngược chiều nhau.
B. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau.
C. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ.
D. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha.
Câu 8.7. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm dao động với biên độ cực đại.
B. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm không dao động.
C. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm không dao động tạo thành các vân cực tiểu.
D. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm dao động mạnh tạo thành các đường thẳng cực đại.
Câu 8.8. Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu?
A. bằng hai lần bước sóng. B. bằng một bước sóng.
C. bằng một nửa bước sóng. D. bằng một phần tư bước sóng Câu 8.9: Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có:
A. Hai sóng chuyển động ngược chiều nhau giao nhau B. Hai sóng dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau.
C. Hai sóng xuẩt phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng tần số giao nhau.
D. Hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ giao nhau.
Câu 8.10: Hai nguồn dao động được gọi là hai nguồn kết hợp khi có:
A. Cùng tần số và hiệu số pha không thay đổi theo thời gian B. Cùng biên độ và cùng tần số.
C. Cùng tần số và ngược pha.
D. Cùng biên độ nhưng tần số khác nhau.
Câu 8.11: Khi có hiện tượng giao thoa của sóng nước của hai nguồn cùng pha, những điểm nằm trên đường trung trực sẽ:
A. Dao động với biên độ lớn nhất B. Dao động với biên độ nhỏ nhất
C. Dao động với biên độ bất kỳ D. Đứng yên Câu 8.12: Trong các yếu tố sau đây của 2 nguồn phát sóng
I. Cùng phương II. Cùng chu kì
III. Cùng biên độ IV. Hiệu số pha không đổi theo thời gian Muốn có hiện tượng giao thoa sóng phải thỏa mãn các yếu tố A. I,II,III B. II,III,IV C. I,II,IV D. I,III,IV
Câu 8.13: Chọn câu đúng. Hai sóng kết hợp là hai sóng có cùng tần số và có:
A. Cùng biên độ, cùng pha
B. Hiệu số pha không đổi theo thời gian C. Hiệu lộ trình không đổi theo thời gian D. Khả năng giao thoa với nhau
Câu 8.14. Hiện tượng giao thoa là hiện tượng:
A. giao thoa của hai sóng tại một điểm của môi trường B. tổng hợp của hai dao động kết hợp
C. tạo thành các vân hình parabol trên mặt nước
D. hai sóng, khi gặp nhau tại một điểm có thể tăng cường hoặc triệt tiêu nhau Câu 8.15: Trong hiện tượng giao thoa cơ học với hai nguồn A và B thì khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên đoạn AB dao động với biên độ cực đại là:
A. 1
4 B. 1
2 C. Bội số của D.
Câu 8.16: Điều kiện để có sóng giao thoa là gì ? A. Có hai sóng chuyển động ngược chiều nhau
B. Có hai sóng cùng tần số và có độ lệch pha không đổi giao nhau C. Có hai sóng có cùng bước sóng giao nhau
D. Có hai sóng có cùng biên độ, cùng tốc độ giao nhau
Câu 8.17: Trong một môi trừơng truyền sóng có hai nguồn kết hợp và có cùng biên độ.
Một điểm M trong môi trường sẽ đứng yên nếu cùng một lúc sóng từ hai nguồn truyền tới M là
A. Gợn lồi gặp gợn lồi B. Gợn lõm gặp gợn lõm
C. Gợn lồi gặp gợn lõm D. Cả 3 đều đúng
Câu 8.18:Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số và cùng pha ban đầu, những điểm trong môi trường truyền sóng là cực tiểu giao thoa khi hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn kết hợp tới là
A. 2 1 d d k2
B. 2 1 (2 1)
d d k 4
C. d2 d1k D. 2 1 (2 1)
d d k 2
Câu 8.19:Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số và ngựơc pha, những điểm trong môi trường truyền sóng là cực tiểu giao thoa khi hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn kết hợp tới là
A. 2 1 d d k2
B. 2 1 (2 1)
d d k 2
C. d2 d1k D. 2 1 (2 1)
d d k 4
Câu 8.20: Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số và ngựơc pha, những điểm trong môi trường truyền sóng là cực đại giao thoa khi hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn kết hợp tới là
A. 2 1 d d k2
B. 2 1 (2 1)
d d k 2
C. d2 d1k D. 2 1 (2 1)
d d k 4
Câu 8.21: Trong hiện tượng giao thoa sóng của hai nguồn kết. Hai điểm liên tiếp nằm trên đoạn thẳng nối 2 nguồn trong môi trường truyền sóng, một là cực tiểu giao thoa, một là cực đại giao thoa thì cách nhau một khoảng
A. 4
B.
2
C. D.2
Câu 8.22: Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp AB dao động với cùng tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian, số đừơng cực đại giao thoa nằm trong trong khoảng AB là:
A. số chẵn
B. có thể chẵn hay lẻ tùy thuộc vào độ lệch pha giữa hai sóng C. số lẽ
D. có thể chẵn hay lẻ tùy thuộc vào khoảng cách giữa 2 nguồn AB
Câu 8.23: Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp A,B dao động với cùng tần số, cùng biên độ a và ngược pha, các điểm nằm trên đường trung trực của AB
A. đứng yên không dao động B. có biên độ sóng tổng hợp bằng a C. có biên độ sóng tổng hợp bằng 2a D. Cả 3 đều sai
Câu 8.24: Hiện tượng giao thoa là hiện tượng:
A. giao thoa của hai sóng tại một điểm của môi trường B. tổng hợp của hai dao động
C. tạo thành các gợn lồi, lõm
D. hai sóng, khi gặp nhau có những điểm chúng luôn luôn tăng cừơng nhau, có những điểm chúng luôn luôn triệt tiêu nhau
Câu 8.25: Hãy chọn câu đúng
Hai sóng phát ra từ hai nguồn đồng bộ. Cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu khoảng cách tới hai nguồn bằng:
A. một bội số của bước sóng B. một ước số nguyên của bước sóng C. một bội số lẻ của nửa bước sóng D. một ước số của nửa bước sóng Câu 8.26: Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp AB dao động với cùng tần số và ngược pha, số đừơng cực đại giao thoa nằm trong trong khoảng AB là:
A. số chẵn B. có thể chẵn hay lẻ tùy thuộc vào tần số của sóng
C. số lẽ D. có thể chẵn hay lẻ tùy thuộc vào khoảng cách giữa 2 nguồn AB Câu 8.27: Chọn câu sai:
A.Giao thoa là hiện tượng đặt trưng của sóng.
B.Nơi nào có sóng thì nơi ấy có giao thoa.
C.Nơi nào có giao thoa thì nơi ấy có sóng.
D.Hai sóng có cùng tần số và độ lệch pha không thay đổi theo thời gian gọi là sóng kết hợp.
---à---
Thà đổ mồ hôi trên trang vở, còn hơn rơi lệ ở phòng thi!
---à--- BÀI 9. SÓNG DỪNG