NHO GIAO NHAT BAN THOI KY MAC PHU TOKUGAWA
2.1. SU PHAT TRIEN CUA NHO GIAO THOI KY MAC PHU
TOKUGAWA
Thoi ky Tokugawa trong lịch sử còn gọi là thời kỳ Edo (1603 - 1868) là
giai đoạn phát triỀn cuối cùng và cao nhất của chế độ phong kiến Nhật Bản,
diễn trình của giai đoạn lịch sử này hết sức đa dạng và phức tạp. Đó vừa là thời kỳ chính quyên trung ương đạt được sự quản chế tương đối thống nhất
bao trùm toàn bộ lãnh thổ, vừa là thời kỳ trỗi đậy của các công quốc ở vùng
Tây Nam. Đó vừa là thời kỳ mà cơ sở kinh tế của đất nước chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp tự nhiên vừa có sự dung dưỡng những nhân tố phát triển của kinh tế hàng hóa, giao lưu giữa các trung tâm thương mại trong nước và quốc tế. Đó vừa là thời kỳ chính quyền trung ương cô găng duy trì trật tự xã hội - hệ thống giáo lý Nho giáo, đề cao Shinto giáo, lạnh nhạt với Phật giáo từng bước chống lại Cơ đốc giáo.
Dưới chế độ Mạc phủ Tokugawa kinh tế, chính trị, xã hội Nhật bản đều
phát triển ôn định tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các luéng tu tưởng, triết học đặc biệt là Nho giáo. Lúc này giai cấp thống trị và chính quyền trung ương Edo đã tìm thẫy những điểm phù hợp trong học thuyết Nho giáo, từ đó áp dụng một cách sáng tạo vào công cuộc cai trị và phát triển đất nước. Thêm vào đó, các học giả uyên bác của chế độ Mạc phủ đã tìm thấy trong giá trị học thuyết Nho giáo nhiều giá trị tương đồng với Thần đạo, mặt khác các học giả thời kỳ này muốn tìm một không khí mới, một luông gió mới về mặt học thuyết, không muốn tiếp tục mãi không khí cũ của đạo học.
Chính vì vậy họ đã tìm đến và say mê nghiên cứu Nho giáo.
$V: Nguyên Thị Hải Yên K34B — CN Lịch sử
Một điểm nữa khiến cho Nho giáo thời kỳ này có được sự phát triển hơn trước đó là sự suy giảm của đạo Phật. Đến thế kỷ XVII ảnh hưởng của Phật giáo không còn mạnh nữa, trừ môn phái thờ đức phật Adiđà. Có tình trạng này là do Nobunaga và Hideyoshi đã tấn công vào các cơ sở chùa chiên và một phân cũng do những sai sót và lỗi lầm của giới tăng ni. Nobunaga cho rằng các phật tử sống nhờ vào các chính quyên, kế tiếp nhau là kẻ thù. Ông găn tư duy Phật giáo đương thời với chủ nghĩa bảo thủ phản động và không
có một chút tiến bộ nào. Điển hình là việc ông đã đốt trụi chùa Enryakuii (là
một ngôi chùa có ảnh hưởng chính trị rất to lớn) và tàn sát tất cả những sư sãi,
những ai có dính níu đến nhà chùa, kê cả trẻ em và những vệ sĩ của chùa. Ông
đã dập tắt cuộc nội chiến do những phật tử thuộc tông đồ Ikko thực hiện, và trừng trị những chùa mà trước đây vốn được kính trọng như: Kofukujii, Makoiji, Kogasan... bằng cách phá hủy nhà cửa và giết hại các sư sãi của các chùa đó. Do vậy các phật tử Nhật Bản rất hoảng loạn trước những hành động khốc liệt mà Nobunaga thực hiện, nhất là việc tàn sát ở chùa Enryakuiji. Ho ngày càng xa rời chính trị và hoạt động từ thiện. Vậy nên, đến thời kỳ Mạc phủ Tokugawa Phật giáo không còn phát triển mạnh mẽ như các thời kỳ trước
mà bị suy giảm đáng kê. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nho giáo phát triển thuận lợi.
Dén thé ky XIX, mặc dù vẫn thực hiện chính sách đóng cửa đất nước
nhưng những luồng tư tưởng và nên kinh tế tư bản chủ nghĩa từ phương Tây ngày càng tiền gần đến Nhật Bản. Do vậy chính quyên Mạc phủ muốn đây Nho giáo phát triển để ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của thiên chúa giáo, vì thiên chúa giáo chính là công cụ mở đường để các nước tư bản phương Tây đi xâm lược.
Thời kỳ Tokugawa có ba học phái Nho giáo lớn là:
- Chu Tử học phái
$V: Nguyên Thị Hải Yên K34B — CN Lịch sử
- Duong Minh học phái
- _ Cổ học phái
Thứ nhất Chu Tử học phái: thực tế ngay từ thế ký XIV Nho giáo được
trình bày như hệ tư tưởng của Chu Hy (nhà triết học đời Tống, 1130 - 1200)
đã được truyền bả rộng rãi và tranh luận sôi nỗi ở Nhật Bản. Trong bối cảnh đất nước Nhật Bản bị sâu xé bởi các thế lực quân sự, loạn lạc liên miên, thì Chu Tử học truyền bá vào Nhật Bản được giới chính trị và trí thức đón nhận một cách nồng nhiệt như một phương cách xây dựng xã hội trật tự. Đứng đầu Chu Tử học phái thời Edo là Hayashi Razan (Lâm La Sơn, 1583 - 1657).
Razan xuất thân ở Kyoto, thủa nhỏ vào tu học ở Kiến Nhân tự (một trong Kyoto Ngũ Sơn), nhưng lại say mê Chu Tử học. Ông là người có Nghị lực, say mê đọc sách viết văn không mệt mỏi và là người hoàn toàn hiễn mình cho đạo Nho mới; đối lập sâu sắc với đạo Phật. Razan có rất nhiều bài viết về lịch sử, văn học, về triết học của đạo Nho. Sau này con trai ông là Gaho (1618 - 1680) cũng là một người tài giỏi, nhưng đến cháu nội ông là Koho (1644 - 1732) thì vai trò các học giả Nho giáocủa dòng họ Hayashi bắt đầu kém đi.
Razan là học trò xuất sắc của Furiwara Seika (Đẳng Nguyên Tinh Oa). Năm 1605, được thây giới thiệu với tướng quân Tokugawa leyasu và được tướng quân mời giữ chức thị giảng của Mạc phủ. Razan trở thành quân sư, người tạo đựng điển chế cho chính quyền mới, ông soạn “Vũ Gia Chư Pháp Độ”,
điển lễ tham bái Thần cung Ise và các đại lễ khác. Vì vậy, ông có vai trò quan
trọng trong việc thúc đây nghiên cứu Nho giáo.
Tư tưởng của Razan là “trấn hưng Nho giáo, phát huy Tống học”. Chu Tử học phái đề cao “Lý” coi nó là căn bản và bất biến, Lý quyết định danh phận của người ta trong xã hội. Tư tưởng này biện minh rất tốt cho trật tự xã
Aan?) `
hội của Mạc phủ (Mạc phủ chủ trương “câm thay đôi thành phân”). Razan là người đã “quan phương hóa” Nho học, được người đời tôn xưng là khai tô
$V: Nguyên Thị Hải Yên K34B — CN Lịch sử
của dong “quan Nho phái”, mở đường cho cái học “lập thân xuất thế” phục vụ cho nền văn trị có tính chất Tống Nho của Mạc phủ.
Từ đời tướng quân thứ năm Tsunayoshi (Cương cát, 1680 - 1709) chính trị “Vũ đoán” từ thời leyasu cho đến lemitsu (1623 - 1651) đã nhường bước cho chính trị “văn trị”. Do đó tư tưởng tập trung với chủ, hiếu kính với cha mẹ và người bê trên, tôn trọng chật tự giai cấp, của đạo Nho mà Hayashi và các môn đệ của ông gây dựng rất được Mạc phủ tán thành. Điển hình cho việc Mạc phủ ủng hộ luồng tư tưởng của phái ông là lệnh mà đại thần Matsudarra Sadanobu (1758 - 1829) ban hành trong cuộc cải cách năm Kanse (1790): cấm các loại “đị học” Chu Tử học khác. Trong Chu Tử học phái, bên cạnh phái kinh học cua Fujiwara Seika va Hayashi Razan mà một nhánh mang tên Mộc môn có những đại biếu xuất sắc như Arai Hakuseki và Muro Kyuuso còn có phái Nam học của Minamimura Baiken (Nam Thôn Mai Hiên), sau này có một nhánh quan trọng tách ra gọi là: Kỳ môn mang tên Yamazaki Ansai (Sơn Kỳ Ám Trai) - người đứng đầu nó.
Thời kỳ này Chu Tử học phái phát triển rất mạnh mẽ là bởi ưu điểm của nó là tính duy lý, đề cập đến những sự kiện chắc chăn và những hiện
tượng có thê quan sát được. Đông thời học thuyết Chu Hy trình bày giản dị,
dễ hiểu, lý lẽ đễ được chấp nhận ở Nhật Bản.
Trường phái Nho giáo thứ hai thời Tokugawa là phái Dương Vương
Minh (Dương Minh học phái) đây là những người kế tục tư tưởng của Không
giáo mới. Trường phái này phát triển thành một hệ thống có danh nghĩa trong tầng lớp võ sĩ đạo, nông dân và thương nhân khá giả. Nếu như Chu Tử học đề cao lòng trung thành và mong muốn xã hội yên bình trong một trật tư nghiêm khắc, thì Dương Minh học phải lại dé cao “Tâm” của con người; chú trọng đến kinh tế đến giới bình dân, thị dân, và nó dễ dẫn đến những tư tưởng có
SV: Nguyên Thị Hải Yên K3⁄4B — CN Lịch sử
tính cách mạng. Đứng đầu Dương Minh học phái Nhật Bản là Nakae Toju (1608 - 1648).
Toju người xứ Omn, là một trong những nhà triết học thực dụng và hiếu thăng thời kỳ này. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, thủa nhỏ đã bị gia đình đem cho một gia đình võ sĩ làm con nuôi. Lớn lên tiếp thu tư tưởng Dương Minh học, về quê mở trường dạy học gọi là Đằng Thụ thư viện, giảng day cai hoc “tri lương tri” và “tri thành hợp nhất” của Dương Vương Minh.
Ông chủ trương coi “Khí” là chủ, Khí tại Tâm con người, Tâm nhờ Khí mà
có tư tưởng, tư tưởng tùy hoàn cảnh mà thích nghỉ biến đôi. Người ta phải sống tùy theo Khí ở Tâm, nhờ thế mà có tiễn bộ. Quan niệm này của Toju chống lại chính sách “cố định thành phần” của Mạc phủ, tấn công vào Chu
Tử học. Do vậy bị các phái bảo thủ phản kích kịch liệt. Tuy nhiên qua tranh luận các học phái này cũng lặng lẽ tiếp thu khá nhiều tư tưởng của Dương Vương Minh. Danh tiếng trường học của Toju lan đi khắp nơi, không chỉ giới võ sĩ đến xin học mà còn có cả người thợ thủ công, thương nhân cũng xin vào học. Do vậy Nho giáo rất có điều kiện phát triển.
Học giả tiếp theo của phái Dương Vương Minh là Kumazawa Bazan (1619 - 1691) là học trò xuất sắc nhất của Toju. Bazan xuất thân trong một gia đình võ sĩ lang thang (rônin) ở Kyoto, năm 23 tuổi trở thành môn đệ của Toju. Bazan cho rang đạo Nho mat đòng liên tục vì chính sách của nhà Tần nên cần phải có Nho học đời hán để thích nghĩa. Nếu không có Nho học đời Hán thì không có Tống Nho vì Tống Nho chỉ sửa đổi cho hợp lý các học thuyết sai lầm đời Hán. Nhờ Tống Nho chỉnh đốn nên về sau mới có Tâm học của Dương Vương Minh mà ông kế thừa. Ông chú trọng đến vấn đề siêu hình mà chỉ gắn bó với “lòng thành” hay sự thật chủ quan vì con người có khi bên ngoài hành động sai lầm trong khi cái tâm bên trong vẫn tốt. Ông lý luận Nhật Bản là thần quốc nhưng không đặt vẫn đề Nhật Bản là trung tâm. Do
SV: Nguyên Thị Hải Yên K34B — CN Lịch sử
chống lại Chu Tử học và Mạc phủ nên ông bị theo đõi và đuôi khỏi Kyoto.
Tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn đến phái “đảo mạc” cuối thời Edo.
Bazan có tác phẩm nỗi tiếng là cuốn “Daigaku, kakumon’’, là tập đối thoại về một tác phẩm cô điển của Nho giáo — sách Đại Học (một cuốn trong bộ Tứ Thư). Ông dùng cuốn sách này để bày tỏ quan điểm của mình về các vến đề
nóng hồi chính trị và kinh tế.
Trường phái Nho học tiếp theo thời kỳ Tokugawa là Cổ học phái: nhiều
học giả Nho giáo không chấp nhận cách giải thích kinh điển ít nhiều có tính xuyên tạc của Chu Hy, họ chống lại Chu Tử học bằng cách giải thích kinh điển, nhất là Luận Ngữ một cách trực tiếp và thực chứng. Chủ trương nhấn
mạnh việc trở về với giáo lý của Không tử và Mạnh Tử, tước bỏ những mặt siêu hình.
Cổ học phái được chia thành ba hệ:
Thứ nhất là Cô Nghĩa học Ito Jinsai (Y Đẳng Nhân Trai, 1627 - 1705) đứng đâu. Ông sinh ra trong một gia đình thương nhân ở Osaka, suốt đời chỉ dạy học tư, năm 1664 sáng lập ra trường tư thục Cô Nghĩa Đường tập hợp thị dân về giảng dạy. Tư tưởng triết học của ông dựa trên căn bản quan niệm
“Nhất nguyên khí luận” : khí tạo ra âm dương, âm dương tạo ra con người cho nên con người bình đăng với nhau. Ông cho răng đạo lý phải liên hệ chặt chế với con người “nhân ngoại vô đạo, đạo ngoại vô nhân”, ông từ bỏ nhị nguyên luận (Lý/Khí). Mà đưa ra học thuyết nhất nguyên luận lẫy con người làm trung tâm, trong đó hai yếu tố nhân bên trong và nghĩa bên ngoài bô sung cho nhau. Bản chất của con người là “Ái” chứ không phải Lý như giải thích của Chu Tử học.
Tiếp theo là Thánh học do Yamaga Sokô (Sơn Lộc Tố Thành, 1622 - 1685) đứng đầu. Sokô là con trai một võ sĩ lang thang, nỗi tiếng là nhà binh học. năm 1666 ông viết “Thánh giáo yếu lục” trong đó phê phán nặng nề Chu
SV: Nguyên Thị Hải Yên K34B — CN Lịch sử
Tử học phái đã làm loạn đạo thống Nho giáo từ Không Tử lại đây. Vì quan điểm này mà ông bị đày đi xa. Trong khi lưu đày ông viết “Trích cư đồng vẫn” trong đó ông cho rằng: Chu Tử đè nén nhân dục đi theo thiên lý (đạo trời) nhưng Không Tử lại thừa nhận nhân dục, dục tâm là bản năng của con người vì vậy ông đề nghị vứt bỏ chu Tử học mà khôi phục lại Nho giáo nguyên thủy. Ông cho rằng con người có dục tâm thì mới có cạnh tranh, nhờ thế xã hội mới phát triển được. Nhưng quan điểm này của ông hoàn toàn đi ngược với quan điểm của Mạc phủ.
Phái cuối cùng của Cổ học phái là Cổ Văn Từ học hay có tên gọi riêng là phái “công lợi chủ nghĩa” do Ogyuu Sorai (Địch Sinh Tô Lai,1666 - 1728).
Từ nhỏ Sorai đã lừng danh là một thần đồng, lớn lên ông mở trường dạy học ở Edo là Huyên viên. Học phái Sorai không phủ định Cô học mà chỉ ra những nhược điểm của phái Cô học Ito Jinsai, đồng thời phát triển thêm tư tưởng của nó. Ông cho rằng nội dung của “tính người” không chỉ là luân lý đạo đức, mà còn chính trị, kinh tế, luân lý xã hội và cả văn học nghệ thuật nữa. Soral1 hau như không đả động đến yếu tô “Lý” và “Khí” của Chu Tử học. Ông đã thành công trong quá trình “phi” hình nhi thượng “hóa” Tống Nho. Do những quan điểm chống lại Chu Tử học của mình nên Sorai gặp phải nhiều sự chống đối. Một số môn đệ của ông cũng chuyển hướng nghiên cứu, nhưng nhờ những cuộc đụng chạm như vậy mà Nho học Nhật Bản thời kỳ này đã rất phát triển. Sorai ngoài là một nhà Nho còn là một nhà kinh doanh, một nhà
kinh tế giỏi.
Trong quá trình phát triển của mình Nho giáo thời kỳ Tokugawa đạt bước phát triển lớn là việc kết hợp với Thần đạo. Ngược lại với việc Nho giáo tách khỏi nhà chùa gọi là “Nho Phật phân ly”, Nho giáo lại kết hợp với
Thần đạo -“Thần Nho nhất trí” để hình thành lên phái “Thùy gia Thần đạo”
phái này do Yamazaki Asai đề xướng.
SV: Nguyên Thị Hải Yên K34B — CN Lịch sử
Yamazaki Ansai (Son Ky am Trai, 1618 - 1682) la mét nha Nho co khuynh hướng dân tộc. Ông sinh ra ở Kyoto, thời thanh niên đi tu ở Tosa, học tập ở tu viện Zen. Trong tỉnh đó có một số quan chức theo học thuyết Chu Hy và Ansai đã học được ở họ một số điều hay bèn bỏ tu viện, hoạt động như một nhà triết học. Ansai tấn công mạnh mẽ vào đạo Phật, ông cho răng: dòng họ Hayashi là một nô lệ tầm thường của đạo Nho. Bản thân ông nghiên cứu học thuyết Nho giáo theo chính kiến riêng của mình.
Ansai có tư tưởng “Nhật Bản hóa” Tống Nho (Tân Không giáo), lúc ấy đã bám rễ sâu vào chính trị và học thuật của Trung Hoa, đồng thời ông để cao bản sắc đặc biệt của Nhật Bản trong sự hấp thụ tư tưởng Trung Hoa. Ansal xem Thân - Nho là một, từ hệ thống tư tưởng siêu hình của Chu Hy, ông đã
chọn con đường mộ đạo làm chỗ dựa cho tín ngưỡng, mang tính tôn giáo.
Ông cho răng giáo lý đạo Nho nói chung có thê kết hợp với tín ngưỡng đạo Shinto. Những lý lẽ của Ansai đã góp phần trần hưng đạo Shinto kết hợp với đạo Nho và được rất nhiều người theo. Tư tưởng cũng như hoạt động của phải Thùy Gia Than đạo có ảnh hướng rất lớn đến xã hội phong kiến những năm cuối thời kỳ Tokugawa.
Tiếp theo là thuyết “Đinh nhân đạo” — đạo đức kinh doanh của người thị dân do Ishida Baigan khởi xướng. Baigan bắt đầu từ Chu Tử học mà chuyển sang Tâm học của Dương Vương Minh, kết hợp với một số học thuyết khác để đưa ra thuyết “Đinh nhân đạo”. Baigan cho rằng cấu trúc xã hội với bốn thành phần: sĩ, nông, công, thương đã có từ xưa, trong đó mỗi giai tầng có một vai trò của nó, không thể thiếu thàn phần nào. Cả bốn giai tầng ấy đều sống trên đất của quân vương, phục vụ quân vương, nên đều được hưởng ân trạch của quân vương. Ông dùng lại ý của Mạnh Tử đề khăng định răng thị dân cũng bình đẳng như các giai tầng khác: “s7 /à bề tôi trong triểu, nông là bê tôi nơi động ruộng, công thương là bê tôi nơi thị tứ”[24]. Vì
SV: Nguyên Thị Hải Yên K34B — CN Lịch sử