1. Định hướng phát triển của công ty.
1.1 Những định hướng chung.
Để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường hiện nay, Công ty TNHH Duy Thịnh đã có những định hướng phát triển chiến lược trong những năm tới tập trung vào 4 mục tiêu lớn như sau.
- Sản Phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm bằng liên tục thay đổi kiểu dáng, mẫu mã. Song song với việc đầu tư xây dựng 01 trung tâm thiết kế xe máy hiện đại đầu tiên ở Việt nam, phấn đấu mỗi năm đưa ra thị trường 1 – 2 mẫu xe mới nhằm hỗ trợ hệ thống đại lý phân phối, kích thích nhu cầu người tiêu dùng do có nhiều lựa chọn khi mua xe máy Duy Thịnh
Duy trì chất lượng ổn định bằng mọi giá nhằm giữ vững thương hiệu, tạo niềm tin và uy tín của xe máy Duy Thịnh dưới con mắt người tiêu dùng.
- Quản lý sản xuất :Giảm thiểu mọi lãng phí, thất thoát bao gồm lãng phí về vật tư, nguyên vật liệu, lãng phí về giờ chạy máy, tiêu hao điện năng, lãng phí trong sắp xếp nhân công…đặc biệt là lãng phí về xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất tháng.
+ Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kiểm soát chặt chất lượng sản phẩm ở mọi khâu của công đoạn sản xuất. Kịp thời phát hiện, báo cáo, xử lý lỗi phát sinh trong quá trình sản xuất không để lọt sản phẩm kém chất lượng ra thị trường.
+ Duy trì hệ thống QLCL theo các tiêu chuẩn ISO 9001:2000, kiên trì phát động và duy trì thường xuyên chương trình 5S nhằm xây dựng được một môi trường làm việc văn minh, tác phong làm việc khoa học cho toàn bộ các thành viên Công ty ở mọi vị trí công tác.
- Hệ thống phân phối : Hệ thống phân phối trực tuyến qua các Cửa hàng chuyên doanh sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Song song với việc đầu tư xây dựng và mở rộng mạng lưới các Cửa hàng chuyên doanh ra cả nước cần phải có những chính sách, quy định hỗ trợ về vốn, phụ tùng thay thế, thợ bảo trì bảo hành tay nghề cao…tạo điều kiện để mỗi Cửa hàng chuyên doanh đều có thể thực hiện tốt các chính sách hậu mãi của Công ty.
+Phương thức thanh toán 1 lần ( 100% ) phải được nghiên cứu và đưa vào áp dụng từng bước nhằm dần thay thế toàn bộ mọi phương thức thanh toán cũ.
- Chiến lược con người : Lấy chiến lược đầu tư xây dựng con người làm tư tưởng xuyên suốt trong mọi kế hoạch tương lai của Công ty. Kết hợp cân đối cả hai nguồn nhân lực :
+ Tại chỗ, có thâm niên ( cần đào tạo lại căn bản, đào tạo nâng cao ) + Từ bên ngoài ( cần có môi trường làm việc, đãi ngộ vật chất thu hút ) Và trên nguyên tắc tối thượng là xây dựng niềm tin.
- Chúng tôi cam kết cung cấp đầy đủ nguồn lực để áp dụng, duy trì và thườn xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tê ISO 9001-2000.
- Công ty trân trọng thu nhận ý kiến đóng góp của khách hang và coi đó là sự đóng góp quý báu đê cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.2 Phương hướng phát triển năm 2008.
Mục tiêu :
- Sản lượng tiêu thụ phấn đấu đạt 150.000.000 xe trên một năm.
- Lợi nhuận thu đựợc là 30.000.000.000đ. Biện pháp tổ chức:
- Tăng cường đầu tư nghiên cứu thị trường để đưa ra các sản phẩm
- Nâng cao tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm để tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nhập khẩu. Mặt khác cũng tăng cường liên kết với các nhà cung ứng để đảm bảo việc đáp ứng cung ứng điễn ra một cách thuận lời và giảm giá thành sản phẩm.
Tổ chức sản xuất:
- Quản lý chặt chẽ quy trình công nghệ, định mức lao động, định mức vật tư.
- Tránh sản xuất vào giờ cao điểm để giảm tiêu hao điện năng.
- Tổ chức lại cơ cấu các phòng ban nhằm đạt được hiệu quả công việc cao nhất.
Về quản lý.
- Hạn chế các chi phí văn phòng điện thoại.
- Thực hiện tốt nội quy lao động
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm toàn bộ cán bộ công nhân viên trong việc tiếc kiệm chi phí sản xuất.
Biện pháp tiêu thụ sản phẩm.;
- Tiếp tục đầu tư nghiên cứu thị trường để tạo ra các sản phẩm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện thời nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.
- Nâng cao trình độ của cán bộ thị trừờng và Tiếp tục xúc tiến việc tìm kiếm thị trường mới đặc biệt là khai thác triệt để các thị trường truyền thống của nghành xe máy Việt Nam như Châu Phi, Tây Nam á và Mỹ La tinh.
Đây là những khu vực thị trường có mức thu nhập thấp và có nhu cầu tiêu thụ xe máy lớn.
- Tăng cường mối quan hệ với các trung gian phối hiện tại để tiến tới xây dựng các của hàng chuyên doanh trên khắp các địa bàn cả nước.
2. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty TNHH Duy Thịnh.
Chúng ta thấy kênh phân phối của công ty hiện nay đang tồn tại hai loại kênh đó là kênh dọc và kênh trực tiếp. ở kênh trực tiếp thì công ty đã có quan hệ trực tiếp với những người bán lẻ và có những giàng buộc khá là chặt chẽ với những cửa hàng này. Còn với kênh phân phối dọc ở các khu vực thị trừờng xa thì chúng ta thấy công ty chỉ mới có quan hệ với các đại lý và các trung gian phân phối mà thôi. Hầu hết tất cả các cửa hàng bán lẻ trong các khu vực thị trường này thì công ty giao toàn bộ cho các đại lý và các trung gian phối do đó gần như là không có sự quan tâm hay đánh giá từ phía công ty và công ty cũng không có sự cung cấp thông tin trực tiếp từ các đối tượng này mà chỉ thông qua các đại lý cũng như trung gian phân phối.Vì vậy để phát triển một kênh phân phối tốt và có hiệu quả thì nó đòi hỏi công ty phải quan tâm đến nhu cầu và mong muốn của các đại lý hơn. Các chính sách của công cần có sự phân biệt theo mối quan hệ của công ty với từng thành viên trong kênh.
2.1 .Tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực còn thiếu.
Cơ sở lý luận:
- Trong một tổ chức thì con người đóng vai trò quan trọng , họ là nhân tố không thể thiếu để làm nên thành công của doanh nghiệp và tổ chức. Với chiến lược phát triển con người: Lấy chiến lược đầu tư xây dựng con người làm tư tưởng xuyên suốt trong mọi kế hoạch tương lai của Công ty. Kết hợp cân đối cả hai nguồn nhân lực :
+ Tại chỗ, có thâm niên ( cần đào tạo lại căn bản, đào tạo nâng cao ) + Từ bên ngoài ( cần có môi trường làm việc, đãi ngộ vật chất thu hút ) Và trên nguyên tắc tối thượng là xây dựng niềm tin.
Xuất phát từ thực tiến phòng kinh doanh của công ty đã phân công nhiệm vụ tuy nhiên đôi khi vẫn phải kiêm nhiệm khá nhiều.
Nội dung giải pháp:
- Tuyển dụng thêm một số nhân viên thị trường để tăng cường sự quản lý và hỗ trợ các các thành viên trong kênh. Cụ thể trong năm 2008 Công ty dự định tuyển thêm 5 nhân viên thị trường để tăng cường sự quản lý và hỗ trợ với các cửa hàng bán lẻ, xúc tiến hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
- Xác định lại nhu cầu thị trường tại từng khu vự để phân bổ cho các nhân viên quản lý một cách hợp lý hơn.
- Việc tuyển dụng cán bộ thị trường công ty có thể tiến hành lấy từ hai nguốn đó là bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. bằng hình thức thi tuyển công khai.
- Ngoài ra để nâng cao trình độ hiện tại của các nhân viên kinh doanh công ty tổ chức xét duyệt việc cử đi đào tạo ngắn hạn hoặc buộc họ tự phải trang bi thêm một số kĩ năng còn thiếu cho mình để nâng cao hiệu quả công việc
Kết quả dự kiến của giải pháp:
- Tăng số lượng nhân viên kinh doanh của công ty lên khoảng 15 thành viên.
Và khi đó cơ cấu tổ chức quản lý kênh phân phối của phòng kinh doanh như sau:
Sơ đồ 5: Cơ cấu kiến dự của phòng kinh doanh
- Khi số lượng nhân viên kinh doanh tăng lên thì công ty hy vọng sẽ nắm bắt được nhu cầu của các địa lý tốt hơn từ đó tăng cường mối quan hệ và việc xúc tiến bán hàng.
2.2 Hoàn thiện công tác lựa trọn thành viên kênh và Quản lý các thành viên kênh hoạt động một cách hiệu quả.
Trong việc hình thành kênh phân phối thì việc lựa trọn thành viên kênh là vô cùng quan trọng nó góp phần tạo nên sự thành công của toàn bộ các chính sách và hoạt động trong kênh. Chỉ có việc lựa trọn các thành viên trong kênh tốt mới giúp cho kênh phân phối hoạt động một cách có hiệu quả.
Sau khi lựa trọn thành viên kênh thì một công tác vô cùng quan trọng đó quản lý thành viên kênh và thúc đẩy các thành viên kênh là công tác vô cùng quan trọng mà chúng ta phải thực hiện.
2.2.1 Các cửa hàng bán lẻ trực tiếp.
Cơ sở lý luận:
Trưởng phòng
Phó phòng
1 phụ trách xuất khẩu
1 Phụ trách TPHC M
3 phụ trách miền trung 4 phụ
trách miền bắc 2 Phụ
trách miền tây
2 phụ trách tây nguyên
- Đây là đối tượng mà công ty đang hướng tới để xây dựng một hệ thống kênh phân phối với các cửa hàng chuyên doanh.
+ Họ là những trung gian trong hệ thống phân phối trực tiếp giữa công ty tới thị trường.
- Ta thấy hiện tại mối quan hệ giữa công ty và các đối tượng này ngày càng khăng khít hơn. Các giàng buộc về mặt pháp lý với các đối tượng này cũng ngày càng chặt chẽ hơn.
Nội dung giải pháp:
- Xây dựng các cơ sở lựa trọn các cửa hàng một cách chặt chẽ hơn: tiến tới bắt buộc tất cả các cửa hàng phải có mã số thuế., có tài khoản ngân hàng ...
- Hoàn thiện các văn bản về quyền lợi và trách nhiệm của người bán lẻ đối với công ty như: vấn đề cung cấp thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, quy định rõ ràng các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của các cửa hàng để tiến tới xây dựng các cửa hàng chuyên doanh.Trong hợp đồng kí kết giữa các cửa hàng bán lẻ và công ty quy định rõ các cửa hàng bán lẻ phải bán dúng với giá mà công ty quy định, doanh số tối thiểu mà các cửa hàng này phải đảm bảo thực hiện, quy cách trong cách thức trang trí các cửa hàng bán lẻ đồng nhất theo quy định của công ty.
- Tăng cường hỗ trợ cho các cửa hàng trong công tác khai thác triệt để thị trường và xây dựng các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm bằng cách thường xuyên hỗ trợ trực tiếp cũng như hỗ trợ gián tiếp trong việc nghiên cứu và xúc tiến mua nhằm khai thác thị trường.
- Đánh giá lại khu vực thị trường và mức độ hoạt động của các cửa hàng bán lẻ nhằm xác định các thành viên suất sắc và tiến tới xây dựng các cửa hàng chuyyên doanh, các trung tâm bảo dưỡng sản phẩm. Công ty dự định trong năm 2008 sẽ xây dựng 10 cửa hàng chuyên doanh bao gồm: Hoạt động bán hàng và bảo dưỡng tại các địa lý có mức doanh số cao trong các
năm vừa qua. Khi xây dựng cửa hàng chuyên doanh thì công ty hỗ trợ các cửa hàng bán lẻ như sau: hỗ trợ 15 triệu đồng cho việc xây dựng cơ sở vật chất và trang hiết bị, hỗ trợ đào tạo cán bộ kĩ thuật tại nhà máy công ty trong vòng 3 tuần. Bước đầu thì các nhân viên kĩ thuật tại các cửa hàng chuyên doanh sẽ ở mức độ 4 thợ/ cửa hàng.
Kết quả dự kiến của giải pháp:
- Mở rộng được mạng lưới tiêu thụ qua kênh bán lẻ trực tiếp.
- Tăng cường mối quan hệ giữa các cửa hàng bán lẻ và công ty trên cả hai phương diện đó là tính lợi ích và tính pháp lý. Tạo ra các điều khoản ràng buộc chặt chẽ giữa hai bên.
- Khi xây dựng các cửa hàng chuyên doanh tại các khu vực tiêu thụ lớn sẽ làm tăng uy tín của thương hiệu nhờ vào hoạt động dịch vụ sau bán hàng. Từ đó dẫn đến tăng doanh thu và nâng cao tính cạnh tranh của công ty.
Dự tính sau khi xây dựng cửa hàng chuyên doanh thì doanh thu tại các cửa hàng sẽ tăng lên khoảng 10%/ năm.
2.2.2 Các đại lý và các trung gian phân phối Cơ sở lý luận:
Xuất phát từ mục tiêu của công ty là bao phủ các thị trường và mở rộng các thị trường ở các khu vực xa trụ sở của công ty và mạng lưới thị trường nước ngoài vì vậy việc thiết lập với các trung gian là hết sức cần thiết.
Vì các đại lý và các trung gian phân phối là các doanh nghiệp đầu mối, đại diện cho doanh nghiệp thực hiện công tác tổ chức, phân phố sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng và các nhà bán lẻ tại các thị trường mà công ty không thể kiểm soát được.
Hiện nay tuy mối quan hệ của công ty với các đại lý này đã tương đối gắn kết qua các hợp đồng thương mại nhưng các hợp đồng này còn chưa chặt chẽ trong việc duy trì hình ảnh và đảm bảo đúng giá bán của công ty tại
các khu vực thị trường do đó việc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn và quản lý các trung gian là vô cùng cần thiết.
Nội dung giải pháp:
- Tăng cường mối liên kết với các đại lý, hoàn thiện các thủ tục hồ sơ khi lựa trọn và đánh giá các đại lý như: có tư cách pháp nhân, có giấy phép kinh doanh, có cửa hàng ổn định, khả năng thanh toán , doanh số bán tối thiểu và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khác để hoạt động của kênh phân phối chặt chẽ hơn từ đó giảm bớt các chi phí trung gian.
- Tăng cường các điều khoản và các rằng buộc khác trong các hợp đồng với các đại lý: quy định rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi của các bên một cách rõ ràng
- Tiến tới xây dựng mô hình nhượng quyền thương mại một phần ở các thị trường ở các thị trường xa . hình thức nhượng quyền ở đây chính là nhượng quyền một phần, nhượng quyền thương hiệu nhằm xây dựng tính đồng bộ hóa trong việc thiết kế các cửa hàng và xây dựng các cửa hàng chuyên doanh ở các khu vực nâng cao tính cạnh tranh của chính bản thân thương hiệu công ty.
Kết quả dự kiến của giải pháp.
- Xây dựng được hệ thống phân phối đồng bộ ở các khu vực thị trường.
- Tăng cường mối liên hệ và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác phân phối của doanh nghiệp và các trung gian. Tăng cường các giàng buộc về mặt pháp lý với các nhà phân phối và đi đến tính đồng bộ trên các khu vực thị trường về: cách bài chí cửa hàng, giá cả…..
- Nâng cao Doanh thu của công ty và sức cạnh tranh của công ty.
2.3 Tăng cường các hoạt động khuyến khích từ công ty để hỗ trợ các thành viên phát triển thị trường.
Cơ sở lý luận:
- Các thành viên trong kênh có vai trò quan trọng trong kết quả tiêu thụ của công ty vì thế để phát triển các trung gian cần có những biện pháp kích thích họ bán hàng, tạo mối quan hệ đối tác lâu dài, tăng cường hệ thống thông tin…
- Khi kinh doanh tại các địa bàn thì các thành viên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các tung gian của các đối thủ cạnh tranh.
Do vậy để đảm bảo lợi ích của các thành viên trong kênh và cũng là chính lợi ích của công ty thì công ty cần phải có các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ các đại lý trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Nội dung giải pháp:
- Lập các chương trình hợp tác lâu dài với các thành viên bằng cách xác định mong muốn của công ty với các thành viên và các mong muốn của các thành viên với công ty, như về phía công ty thì các mong muốn đó là: doanh số bán, phạm vi thị trường, cung cấp thông tin…còn các thành viên thì hỗ trợ về phát triển thị trường, kĩ thuật, lắm bắt nhu cầu, phương thức thanh toán…
- Tăng cường các biện pháp khuyến khích hiện tại để kích thích các thành viên trong việc phân phối sản phẩm như: tăng cường việc hỗ trợ vận chuyển, có thể tăng thời gian trả chậm tiền hàng để các thành viên có thể kip huy động tài chính. Nâng cao mức chiết khẩu và mức thưởng cho các thành viên hoạt động tốt. cụ thể thì nội dung của các chính sách xúc tiến bán như sau.
+ Chính sách hỗ trợ vận chuyển: tiếp tục hỗ trợ vận chuyển cho các cửa hàng bán lẻ và các trung gian phân phối như chính sách đang thực thực hiện.
+ Chính sách chiết khấu: Đối với mức triết khấu cho các cửa hàng bán lẻ thì Công ty nên nâng mức tối thiểu trong bảng chiết lên và mức giới hạn tối thiểu mới lên trong khoảng từ 80 đến 100 triệu đồng và đồng thời cũng tăng