CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU
2.4 Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của
2.4.4. Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
mở rộng phạm vi thực hiện các thủ tục kiểm toán hoặc yêu cầu nhà quản lý của đơn vị điều chỉnh BCTC.
Đối với rủi ro về sai sót trọng yếu chưa được phát hiện KTV cân nhắc việc thực hiện những thủ tục kiểm toán cần thiết để thu thập bằng chứng kiểm toán cuối cùng ví dụ: xác nhận của BGĐ về vấn đề KTV còn nghi vấn...
Dựa trên số liệu, thông tin đã được tổng hợp, trưởng nhóm kiểm toán phải phân tích tính trọng yếu của những SS đã được phát hiện theo quy định của CMKT và quy định cụ thể của từng công ty về chính sách trọng yếu trong kiểm toán.
Những sai sót trọng yếu được KTV phát hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán đều phải được lập bút toán đề nghị điều chỉnh. KTV và CTKT cần tiến hành đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC do sai sót phát hiện không điều chỉnh hoặc chưa được phát hiện để lựa chọn kết luận kiểm toán (ngoại trừ hay từ chối).
Trong trường hợp khi phân tích soát xét tổng thể, KTV phát hiện thêm sai sót thì phải trao đổi với khách hàng nhằm thu thập thêm thông tin để tìm ra hướng xử lý thích hợp.
KTV cần xem xét lại kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu có còn phù hợp hay không. Qua đó, KTV quyết định dừng hay phải thực hiện thêm thủ tục bổ sung, thay thế. Mặt khác, KTV cũng cần xem xét những sai sót trọng yếu đã được KTV phát hiện nhưng đơn vị khách hàng chưa chấp nhận điều chỉnh để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán cần chú ý đến tính hoạt động liên tục của đơn vị nếu giả định hoạt động liên tục bị vi phạm mà đơn vị kiểm toán vẫn lập BCTC trên giả định hoạt động liên tục thì KTV và công ty kiểm toán sẽ đưa ra "ý kiến ngoại trừ" vì đây là một sai sót trọng yếu làm sai lệch thông tin trên BCTC.
Trường hợp, KTV không thể thu thập được các thông tin đầy đủ và thích hợp các BCTC liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục được cho là có tính trọng yếu thì KTV sẽ đưa ra ý kiến "từ chối". KTV không thể thống nhất với Giám đốc vấn đề là quan trọng hoặc liên quan đến số lượng lớn khoản mục đến mức độ mà kiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của báo cáo tài chính, KTV đưa ra" ý kiến trái ngược".
Kết luận Chương 2
Nội dung Chương 2, tác giả đã khái quát về đặc điểm báo cáo tài chính của DNNY, cũng như yêu cầu về độ tin cậy thông tin: trung thực, khách quan, đầy đủ, so sánh được, thích hợp. Tác giả trình bày sai sót trong BCTC về khái niệm, loại sai sót bao gồm: sai sót phát sinh từ ghi nhận các khoản mục, sai sót đối với xác định giá trị các khoản mục; các yếu tố làm sai sót nảy sinh và phát triển, những sai sót BCTC của các DN về những nghiên cứu về sai sót trọng yếu và những sai sót từ gian lận như: Ghi nhận doanh thu không có thật (khai cao doanh thu), Ghi nhận sai niên độ kế toán, Che giấu công nợ và chi phí, định giá sai tài sản, không khai báo đầy đủ thông tin. Nội dung về rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua 3 giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán, việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu có tác động xuyên suốt quá trình kiểm toán và có ảnh hưởng lớn đến việc đưa ra ý kiến của KTV khi lập báo cáo kiểm toán.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM