CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở ĐIỆN LỰC THANH TRÌ
B- TỔ KIỂM TRA ĐIỆN
IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở CHI NHÁNH ĐIỆN THANH TRÌ
1. Đánh giá về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Điện lực Thanh Trì không phải là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh độc lập mà phụ thuộc vào Công ty Điện lực TP Hà Nội, vì vậy cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Điện lực Thanh Trì đều do Giám đốc Công ty quy định.
Bộ máy tổ chức của Điện lực Thanh Trì duy trì hệ thống quản trị trực tuyến, nhưng ở mỗi cấp quản trị sẽ hình thành một hoặc nhiều điểm đảm nhiệm những nhiệm vụ nhất định nhưng không có quyền ra lệnh.
Đứng đầu Điện lực là Giám đốc, các phòng Tổng hợp, Tài chính -Kế toán là các bộ phận tư vấn giúp việc cho Giám đốc về nhân sự, tài chính.
Dưới Giám đốc có Phó giám đốc cùng với Giám đốc quản lý chung.
Quản trị theo chức năng được thực hiện giữa Giám đốc và Phó Giám Đốc. Điều kiện để thực hiện theo kiểu cơ cấu chức năng này là do Điện lực có 2 chức năng: Kinh doanh điện năng và quản lý vận hành lưới điện phân phối. Hai chức năng này có quan hệ một chiều chứ không có tính quyết định nhau, việc quản lý vận hành lưới điện tốt làm cơ sở tiền đề cho việc kinh doanh bán điện tốt, nhưng việc thực hiện chức năng kinh doanh tốt không chỉ phụ thuộc vào tính liên tục, an toàn của lưới điện mà còn phụ thuộc rất lớn vào ý thức trách nhiệm của nhân viên kinh doanh và các yếu tố xã hội khác.
Đây cũng là tính tất yếu phải đặt các tổ đội sản xuất dưới sự quản lý của cả Giám đốc và Phó Giám đốc. Mặt khác ngoài sự quản lý theo tuyến, các bộ phận chức năng và sản xuất vẫn chịu sự quản lý tổng hợp của Giám đốc.
Giám đốc vấn là người ra quyết định cuối cùng, đối với Phó Giám đốc được sự uỷ quyền của Giám đốc trong lĩnh vực nhất định khi ra quyết định phải được sự thông qua của Giám đốc.
Như vậy với cơ cấu tổ chức kết hợp này vừa tạo nên sự thuận lợi cho
việc thực hiện chế độ một thủ trưởng, tạo ra mối quan hệ trực tiếp và giới hạn rõ ràng, đồng thời mỗi cấp quản trị có thể sử dụng các chuyên gia có chức năng nhất định để nghiên cứu, chuẩn bị các vần đề nhất định cho mình cũng như chuẩn bị các đề nghị và thực hiện một số nhiệm vụ cho cấp quản trị trên mình.
2. Đánh giá chung về lao động quản lý
Tất cả những người lao động hoạt động trong bộ máy quản lý và tham gia vào việc thực hiện các chức năng quản lý được hiểu là lao động quản lý.
Bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc lao động quản lý có thực hiện tốt các chức năng quản lý hay không.
Giám đốc Điện lực Thanh Trì do Tổng Công ty bổ nhiệm, như vậy Giám đốc Điện lực Thanh Trì là người thay mặt Công ty quản lý toàn bộ hoạt động của Điện lực. Dựa trên tình hình thực tế và theo sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty Điện lực TP Hà Nội, Giám đốc Điện lực Thanh Trì là người đưa ra các quyết định cuối cùng về tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Điện lực mình. Giám đốc Điện lực có trách nhiệm tổ chức hoạt động cho Điện lực Thanh Trì theo sự phân cấp và uỷ quyền của Giám đốc Công ty để Điện lực Thanh Trì hoạt động theo đúng pháp luật và quan điểm của Nhà nưóc. Giám đốc Điện lực phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi mặt sản xuất kinh doanh và đời sống của cán bộ công nhân viên trong Điện lực. Nhưng một mình Giám đốc thì không thể đảm đương hết tất cả, không thể quản lý được các chi tiết từng hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy dưới Giám đốc có Phó giám đốc.
Phó giám đốc này theo sự uỷ quyền phân cấp của Giám đốc Điện lực, được đưa ra các quyết định về các vấn đề liên quan đến vấn đề mình phụ trách. Nhưng Phó giám đốc phải báo cáo lại các quyết định của mình cho Giám đốc và chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả do quyết định của mình đem lại. Điều này giúp bộ máy lãnh đạo của Điện lực Thanh Trì không rơi
vào chế độ Ban giám đốc tập thể, Ban giám đốc quyết định thì các cá nhân trong Ban giám đốc đều phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình mà không thể đổ lỗi cho ai. Nhưng Giám đốc vẫn là người chịu trách cao nhất.
Nếu như trong trường hợp các quyết định của Phó giám đốc đem lại một hậu quả không tốt thì Giám đốc vẫn là người chịu trách nhiệm trước tiên về hậu quả đó vì mọi quyết định mà Phó Giám đốc đưa ra đều được báo cáo lại với Giám đốc. Trong một số trường hợp công việc không thuộc sự phân cấp của Giám đốc cho Phó giám đốc nhưng thuộc lĩnh vực mà họ phụ trách Phó giám đốc phải có trách nhiệm tư vấn cho Giám đốc đưa ra các quyết định.
3. Đánh giá chung ưu điểm
-Nói chung gọn nhẹ hoạt động hiệu quả đặc biệt là các phòng ban bộ phận giúp việc
-Cơ cấu tương đối chặt chẽ, ít cấp quản lý giúp cho việc giám sát trực tiệp khách quan và thông tin lan truyền cũng trở nên nhanh chóng hơn
-Các phòng ban chức năng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao về kế hoạch kinh doanh cũng như những mục tiêu chung khác của ngành điện nói chung và chi nhánh Thanh Trì nói riêng.
4. Một số hạn chế
-Chưa thật sự có được sự chuyên môn hoá cao nhằm phân biệt rạch ròi giữa chức năng về kỹ thuật và kinh doanh
-Một số khâu ở các đội sản xuất chưa có sự nhất quán rõ ràng về chức năng nhiệm vụ dẫn tới tình trang hoạt động chồng chéo không hiệu quả
CHƯƠNG 2