Đối với người lao động

Một phần của tài liệu Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở việt nam (Trang 158 - 163)

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM

3.3.6. Đối với người lao động

149 1491

Tích cực trau dồi kiến thức chuyên môn, trình độ tay nghề để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động, sự phát triển của xã hội nói chung và sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thực hiện đúng các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về BHTN nói riêng để tránh việc bị xử phạt vi phạmpháp luật về BHTN.

Khi ký HĐLĐ/ HĐLV, người lao động cần xem xét kỹ các nội dung trong hợp đồng đặc biệt là nội dung về thời hạn hợp đồng lao động, mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN và các điều khoản có liên quan khi bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động.

Trong quá trình làm việc, người lao động có thể yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp HĐLĐ/ HĐLV kịp thời để nhanh chóng tham gia BHTN; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng BHTN khi có nhu cầu; tích cực trong việc tìm hiểu các chính sách nói chung và chính sách BHTN nói riêng đặc biệt là quyền và nghĩa vụ của người lao động trong việc tham gia BHTN để có nhận thức đúng đắn về việc tham gia và hưởng BHTN.

Khi nghỉ việc, người lao động yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp giấy tờ về việc chấm dứt HĐLĐ/ HĐLV (trong đó chú ý về thời hạn chấm dứt HĐLĐ/

HĐLV); yêu cầu người sử dụng lao động xác nhận sổ BHXH để nhanh chóng hoàn thiện thủ tục hưởng các chế độ BHTN.

Trong quá trình hưởng các chế độ BHTN, người lao động cần bảo quản và sử dụng sổ BHXH, thẻ BHYT theo quy định; tích cực tìm kiếm việc làm và chủ động thông báo về tình trạng có việc làm theo quy định trong quá trình hưởng BHTN; tích cực tham gia các khóa học nghề để nâng cao trình độ kỹ năng nghề hoặc chuyển đổi nghề nghiệp để nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động.

Cùng với người sử dụng lao động giám sát cơ quan BHXH, cơ quan quản lý lao động và các cơ quan có liên quan về BHTN trong việc thực hiện chính sách pháp luật và quản lý quỹ BHTN theo đúng nghĩa vụ, quyền hạn của mình.

150 1501

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở quan điểm và định hướng về BHTN và công tác quản lý quỹ BHTN, kết hợp với các hạn chế và nguyên nhân đã được chỉ ra tại chương hai cũng như cơ sở lý luận và kinh nghiệm tại các nước về triển khai và quản lý quỹ BHTN, chương ba đã đưa ra các quan điểm, định hướng quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam và đề xuất các quản lý quỹ BHTN chặt chẽ, hiệu quả và đúng pháp luật, tập trung vào các nhóm sau: (1) Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý; (2) Nhóm giải pháp về quản lý thu BHTN;

(3) Nhóm giải pháp quản lý chặt chẽ các khoản chi BHTN; (4) Nhóm giải pháp đảm bảo cân đối thu - chi quỹ BHTN; (5) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý quỹ BHTN; (6) Xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ trong quản lý quỹ BHTN; (7) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHTN; (8) Xây dựng cơ chế thưởng phạt nghiêm minh. Trong các nhóm giải pháp, tác giả đã phân tích và đưa ra những đề xuất chi tiết cụ thể để thực hiện nhằm quản lý quỹ BHTN thực sự hiệu quả ở Việt Nam.

Ngoài ra, chương ba còn đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước, các bộ, ban ngành liên quan sửa đổi, bổ sung chính sách BHTN phù hợp với tình hình thực tế, cũng như đáp ứng đúng mục đích, ý nghĩa của chính sách là duy trì, đảm bảo việc làm cho người lao động không bị thất nghiệp trước những tác động chủ quan, thực hiện hiệu quả chính sách thị trường lao động chủ động theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đã được đưa ra. Sau đó mới thực hiện những biện pháp hỗ trợ, đào tạo, giới thiệu việc làm cho người bị thất nghiệp. Có như vậy, tình trạng thất nghiệp không diễn biến phức tạp và được kiểm soát góp phần ổn định kinh tế, chính trị của đất nước.

151 1511 PHẦN KẾT LUẬN

Luận án “Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” đã:

1/. Hệ thống và bổ sung những vấn đề lý luận về quỹ BHTN và quản lý quỹ BHTN cụ thể: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quỹ BHTN và quản lý quỹ BHTN Ngoài ra, luận án còn nghiên cứu và đề xuất các chỉ tiêu phục vụ công tác quản lý quỹ BHTN. Nghiên cứu kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới về quản lý quỹ BHTN và rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

2/. Phân tích thực trạng quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015; Đánh giá các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân tác

động của các nhân tố đến quản lý quỹ BHTN cũng kết dư quỹ BHTN tăng qua các năm.

3/. Đưa ra những quan điểm, định hướng và mục tiêu trong công tác quản lý quỹ BHTN và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sử dụng lao động và người lao động về các nhóm giải pháp nhằm quản lý quỹ BHTN chặt chẽ, hiệu quả và đúng pháp luật.

Mặc dù đã có những đóng góp nhất định về một số vấn đề lý luận, phân tích thực trạng quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam và đánh giá những nhân tố tác động đến quản lý quỹ BHTN cũng như lý giải quỹ BHTN kết dư hằng năm tăng lên, song, luận án không tránh khỏi những hạn chế. Trong đó, nguồn số liệu thứ cấp được sử dụng từ nhiều kỳ báo cáo khác nhau nên không tránh khỏi sự bất tương đồng; nguồn dữ liệu sơ cấp có quy mô mẫu điều tra dàn trải và khiêm tốn về tính đại diện của mẫu, tuy nhiên không ảnh hưởng lớn đến kết quả nghiên cứu; các số liệu được sử dụng chỉ mang mục đích phục vụ trong nghiên cứu luận án này. Vì vậy kết quả phân tích và đánh giá ít nhiều vẫn còn bị hạn chế.

Là một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, là trụ cột trong hệ thống các chính sách ASXH, quỹ BHTN và quản lý quỹ BHTN vẫn cần phải được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa để góp phần cho chính sách, pháp luật về BHTN ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và phù hợp hơn.

Các giải pháp và kiến nghị được trình bày trong luận án chắc chắn chưa thể coi là đầy đủ trong trung hạn và dài hạn. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các chuyên gia các nhà khoa học và của tất cả những người quan tâm.

152 1521

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Trần Minh Thắng (2012), "Bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường", Tạp chí Bảo hiểm xã hội, kỳ 01 tháng 09 năm 2012. Tr35-36.

2. Trần Minh Thắng (2013), "Vấn đề cần nghiên cứu hoàn thiện trong thực hiện bảo hiểm thất nghiệp", Tạp chí Bảo hiểm xã hội, kỳ 02 tháng 03 năm 2013. Tr22-23.

3. Trần Minh Thắng (2015), "Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam thực trạng và các vấn đề vướng mắc", Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, tháng 09 năm 2015.

Tr305-313.

4. Trần Minh Thắng (2017a), "Giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho chủ sử dụng lao động", Tạp chí Bảo hiểm xã hội, kỳ 01 tháng 06 năm 2017. Tr11-13.

5. Trần Minh Thắng (2017b), "Tình hình thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam & Một số khuyến nghị", Tạp chí Bảo hiểm xã hội, kỳ 01 tháng 09 năm 2017. Tr22-24.

153 1531

Một phần của tài liệu Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở việt nam (Trang 158 - 163)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w