CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP CHO NHÀ MÁY RANG XAY CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN
2.2. Định vị doanh nghiệp ở Trung Nguyên
2.2.3. Xu hướng định vị doanh nghiệp trên thế giới ngày nay
- Định vị ở nước ngoài
Nhân kỷ niệm 14 năm ra đời thương hiệu cà phê hòa tan G7, Trung Nguyên thành lập văn phòng đại diện tại Thượng Hải vào tháng 11.2017. Thông qua động thái này, Trung Nguyên nhắm tới mục tiêu doanh thu 1,6 tỉ USD từ thị trường tiêu thụ cà phê Trung Quốc trị giá 9 tỉ USD. Theo Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ, chỉ cần mỗi người dân Trung Quốc bỏ ra 1 USD mỗi năm cho cà phê hòa tan của Công ty thì đã đủ đạt được con số tham vọng 1,6 tỉ USD. Từ mốc doanh thu 30 triệu USD trong 2 năm 2015-2016, nếu đạt được mục tiêu trên, Công ty sẽ có con số tăng trưởng doanh thu kép lên tới 122%.
Hình 2.2.3.1. Tập đoàn Trung Nguyên Legend khai trương văn phòng tại Thượng Hải Để tấn công thị trường tỉ dân, Trung Nguyên cũng dự định sẽ mở nhà máy tại Trung Quốc, nhà máy đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trước đó, Công ty đã phát triển mạng lưới nhà phân phối, đối tác tại Trung Quốc và đẩy mạnh xuất khẩu theo đường chính ngạch. Tuy nhiên, quy mô nhà máy không được tiết lộ. Trung Nguyên hiện có 3 nhà máy gồm 2 ở Bình Dương và 1 ở Bắc Giang, với tổng công suất khoảng 50.000 tấn cà phê hòa tan mỗi năm.
Hình 2.2.3.2. Ban giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên Legend cắt băng khai trương văn phòng
Bằng thông điệp nói trên, Trung Nguyên muốn tập trung nguồn lực để phát triển mảng xuất khẩu cà phê hòa tan nhãn hiệu G7, vốn được đẩy mạnh từ năm 2008.
Hình 2.2.3.3. Khung cảnh buổi khai trương văn phòng Trung Nguyên Legend tại Thượng Hải
Sau khi tách khỏi Trung Nguyên, TNI đã tiếp bước G7, tấn công thị trường cà phê hòa tan toàn cầu trị giá 28 tỉ USD bằng cách phát triển dòng cà phê mới King Coffee. Hiện TNI có tổng công suất thiết kế để sản xuất cà phê hòa tan khoảng 35.000 tấn/năm, bao gồm một nhà máy tại Bình Dương và cùng chia sẻ nhà máy Bắc Giang với Trung Nguyên.
- Định vị trong khu vực công nghiệp, công viên công nghiệp
+ Ngày 2-11-2005, Công ty cà phê Trung Nguyên đã đưa vào hoạt động Nhà máy cà phê hòa tan G7 tại khu công nghiệp Tân Đông Hiệp A, tỉnh Bình Dương. Nhà máy có diện tích 3 ha, công suất 3.000 tấn cà phê/năm, tổng vốn đầu tư trên 10 triệu USD.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, tổng giám đốc, cho biết toàn bộ dây chuyền thiết bị, công nghệ của nhà máy được sản xuất, chuyển giao trực tiếp từ FEA s.r.l - công ty chuyên chế tạo thiết bị chế biến thực phẩm và cà phê hòa tan của Ý.
“Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất có công nghệ hiện đại là nền tảng để Trung Nguyên hội nhập, cạnh tranh với các thương hiệu cà phê khác trong khu vực và toàn cầu. Nhà máy sẽ đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu, nâng cao giá trị thương hiệu cà phê VN trên thị trường quốc tế” - ông Vũ nói.
+ Tại buổi lễ công bố vào sáng 13/9, ông Lê Tuyên, Giám đốc Tiếp thị và Truyền thông của Trung Nguyên chỉ thông báo rằng, Trung Nguyên có chiến lược đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng trong 5 năm cho hệ thống nhà máy công nghệ hiện đại và bí quyết. Tuy nhiên, nhà máy được chuyển nhượng bao nhiêu thì không được công bố.
Theo thông tin từ Trung Nguyên, nhà máy cà phê Sài Gòn đặt tại Lô A, đường NA7, KCN Mỹ Phước 2, Huyện Bến Cát, Bình Dương, trên diện tích 6ha. Nhà máy có công nghệ sản xuất các loại sản phẩm như cà phê hạt rang, cà phê rang xay, cà phê bột hòa tan, cà phê lon…
Mặc dù mọi thông tin về nhà máy cà phê Sài Gòn đều được hai doanh nghiệp giữ kín, song ông Tuyên cho biết, nhà máy này có thể nâng tổng công suất của Trung Nguyên lên 30.000 tấn cà phê thành phẩm mỗi năm.
Vào thời điểm đó, thông tin từ Vinamilk cho biết nhà máy cà phê tại Bình Dương có công suất chế biến 1.500 tấn cà phê hòa tan và 2.600 tấn cà phê rang xay mỗi năm, với tổng vốn đầu tư 17 triệu USD.
+ Công ty cà phê Trung Nguyên ngày 28-3-2012 khánh thành nhà máy cà phê hòa tan G7 tại khu công nghiệp Quang Châu, Việt Yên, Bắc Giang, với công suất thiết kế hơn 100 tấn/ngày.
Hình 2.2.3.4. Cắt băng khánh thành nhà máy sản xuất cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên tại Bắc Giang.
Đây là nhà máy cà phê thứ 5 trong hệ thống nhà máy cà phê của Trung Nguyên với tổng số vốn đầu tư 2.200 tỉ đồng, trong đó số vốn đầu tư cho nhà máy cà phê Trung Nguyên Bắc Giang là trên 30 triệu đô la Mỹ.
Giai đoạn đầu, nhà máy sẽ tập trung vào công đoạn chế biến và đóng gói thành phẩm phục vụ nhu cầu cà phê hòa tan G7 của thị trường miền Bắc và Trung Quốc.
Trong giai đoạn hai, Trung Nguyên sẽ tiếp tục đầu tư hệ thống công nghệ chế biến cà phê hòa tan để đạt hiệu quả tối đa về sản lượng và chất lượng.
Sự ra đời nhà máy cà phê Trung Nguyên Bắc Giang là một phần trong dự án Cụm ngành cà phê quốc gia đã đệ trình lên chính phủ đầu tháng 3. Dự án được trông đợi sẽ tạo ra 5- 6 triệu việc làm và mang lại giá trị 20 tỉ đô la Mỹ cho ngành cà phê Việt Nam trong 15 năm tới.
- Xu hướng chia nhỏ các doanh nghiệp đưa đến đặt ngay tại thị trường tiêu thụ Trung Nguyên hoạch định chiến lược phát triển với những bước đi vững chắc từ nông thôn ra thành thị, từ ngoại ô đến trung tâm, từ nội địa ra quốc tế. Bất kể xuất hiện ở đâu, Trung Nguyên đều mang lại một không gian cà phê khác biệt, tạo sức hút mạnh mẽ với dân ghiền cà phê, trở thành thương hiệu cà phê yêu thích.
Giai đoạn đầu, bằng mô hình nhượng quyền lần đầu tiên ứng dụng tại Việt Nam, những quán cà phê Trung Nguyên xuất hiện ngày càng nhiều với cam kết ly cà phê có chất lượng số 1. Đồng thời, theo phương thức “tam giác chiến lược” - bộ ba quán cà phê gần nhau, Trung Nguyên đảm bảo sự đồng nhất về thiết kế, phục vụ và chất lượng cho tất cả các quán cà phê Trung Nguyên. Điều này giúp Trung Nguyên nhanh chóng tiến vào các điểm trung tâm đắc địa của thành phố Hồ Chí Minh như đường Lê Lợi, Đồng Khởi, Phạm Ngọc Thạch,…
Sau 2 năm phát triển thị trường thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000 Trung Nguyêntiếp tục hành trình chinh phục, đánh dấu bằng việc xuất hiện tại Thủ đô Hà Nội và hơn 1,000 quán Trung Nguyên trên khắp cả nước.
Cùng với mô hình không gian cà phê Trung Nguyên, mô hình Brain Station, Làng Cà Phê Trung Nguyên là “quán cà phê lớn nhất thế giới” được Trung Nguyên xây dựng như một điểm nhấn quan trọng tại Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, trung tâm dự án
xây dựng Đắk Lắk thành Thánh địa cà phê toàn cầu. Thu hút hơn 43,000 lượt khách mỗi tháng, và đang chuẩn bị đón vị khách thứ 2 triệu, Làng cà phê Trung Nguyên là điểm đến hấp dẫn, thú vị cho những ai yêu cà phê, thích sáng tạo và khám phá văn hóa.
Ông José Sette - Cựu Chủ tịch Cà phê Thế giới đã chia sẻ: “Tôi đã tham gia ngành cà phê hơn 30 năm và hơn 4 năm với vị trí Chủ tịch tổ chức Cà phê Thế giới - nhưng đây là lần đầu tiên tôi tận hưởng không gian đúng với tinh thần sáng tạo của cà phê”.
Từ quán cà phê nhỏ bé ở vùng ngoại ô, Trung Nguyên đã làm nên những điều tưởng chừng như không thể: khẳng định vị trí số 1 bằng chất lượng cà phê tuyệt hảo, thống lĩnh toàn thị trường cà phê Việt Nam và tiếp tục chinh phục Thế giới. Bằng những thành quả đạt được cùng những kế hoạch, dự án đang thực hiện, khẳng định một lối đi riêng, mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo, Trung Nguyên đã, đang và sẽ mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo đột phá cho bất cứ ai khi đến với không gian cà phê đẳng cấp và tinh tế này.