KẾ HOẠCH CÔNG TÁC

Một phần của tài liệu Phương pháp luận TVGS (Trang 82 - 88)

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỊCH VỤ TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG

1. Trách nhiệm và quyền hạn của tư vấn giám sát

Thực hiện việc giám sát thi công xây dựng ngay từ khi khởi công xây dựng và thường xuyên liên tục trong quá trình thi công. Theo dõi, kiểm tra về: Khối lượng thi công, chất lượng sản phẩm của từng công việc và toàn bộ công trình theo quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện hành và hồ sơ thiết kế đã được duyệt, tiến độ thi công, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình.

Thực hiện đúng, đủ các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng, quy trình và phương án kiểm tra chất lượng của nhà thầu thi công;

- Kiểm tra sự phù hợp về thiết bị thi công, nhân lực của nhà thầu thi công;

- Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị thi công, thiết bị công nghệ;

- Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường của nhà thầu thi công;

CHỦ ĐẦU TƯ

TV GIÁM SÁT TRƯỞNG PHỤ TRÁCH GS HIỆN TRƯỜNG ĐƠN VỊ TƯ VẤN GIÁM SÁT

NHÀ THẦU XÂY LẮP

TƯ VẤN ĐẢM BẢO

CHẤT LƯỢNG

TƯ VẤN ĐẢM BẢO AN TOÀN,

VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

TƯ VẤN GIÁM SÁT XÂY DỰNG

TƯ VẤN VỀ NGHIỆM THU, THANH TOÁN, QUẢN LÝ HỒ SƠ

NHÓM GIÁM SÁT SÂN ĐƯỜNG, THOÁT NƯỚC

NHÓM GIÁM SÁT XÂY DỰNG,

LẮP ĐẶT

NHÓM GIÁM SÁT VẬT LIỆU NHÓM GIÁM SÁT

HẠ TẦNG

- Kiểm tra và xác nhận chất lượng, khối lượng và tiến độ xây dựng các công trình của từng bộ phận, giai đoạn xây lắp, toàn bộ hạng mục công trình để thực hiện nghiệm thu theo quy định;

- Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công từng công việc, từng bộ phận, từng gian đoạn và toàn bộ hạng mục công trình đưa vào sử dụng;

- Lập đề cương giám sát thi công các phần việc của hạng mục, trình Ban QLDA, chủ đầu tư phê duyệt;

- Thay mặt Ban QLDA, chủ đầu tư nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, tổng dự toán, kịp thời phát hiện, đề xuất, xử lý các sai sót của tư vấn thiết kế, tổ chức các cuộc họp bàn biện pháp khắc phục các vướng mắc trong quá trình thi công để công trình đạt được chất lượng, tiến độ;

- Nhân sự tham gia công tác tư vấn giám sát phải có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Chính phủ và các quy định hiện hành khác của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Danh sách các cán bộ giám sát chủ chốt phải được Ban QLDA, chủ đầu tư chấp thuận (phải thuộc biên chế của Công ty hoặc hợp đồng dài hạn có thời gian làm việc ít nhất 2 năm trở lên).

- Chịu sự giám sát và kiểm tra thường xuyên của Ban QLDA, chủ đầu tư. Tư vấn giám sát phải liên tục có mặt tại hiện trường trong mọi thời gian mà nhà thầu đang tiến hành thi công. Trong trường hợp theo yêu cầu của công việc hoặc yêu cầu tiến độ thi công, Tư vấn giám sát phải làm cả ngày nghỉ nếu có yêu cầu của chủ đầu tư.

- Thực hiện chế độ báo cáo nhanh hàng ngày, tổ chức giao ban tuần và báo cáo tháng theo quy định của Ban QLDA, chủ đầu tư. Tổ chức các cuộc họp với đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công, các cơ quan quản lý Nhà nước để giải quyết các phát sinh, vướng mắc trong quá trình thi công.

- Giữ bí mật các thông tin, các hồ sơ tài liệu liên quan đến gói thầu và dự án.

Không được tự ý sao chép tài liệu của dự án hoặc chuyển tới bên thứ 3 khi chưa được phép của Ban QLDA, chủ đầu tư.

- Kiểm tra đôn đốc đơn vị thi công hoàn chỉnh hồ sơ thanh toán, hồ sơ quản lý chất lượng một cách nhanh chóng, kịp thời. Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhà thầu thi công chuyển hồ sơ hợp lệ, Tư vấn giám sát phải khẩn trương tổ chức kiểm tra, ký xác nhận trình Ban QLDA, chủ đầu tư.

Trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận trình bày một cách vắn tắt dưới đây:

2. Trách nhiệm và quyền hạn của tư vấn giám sát Trưởng

Tư vấn giám sát Trưởng là một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, quản lý và điều hành các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp trong đó có các dự án tương tự Gói thầu số 08 và thoả mãn các yêu cầu của Chủ đầu tư nêu ra trong Hồ sơ mời thầu.

1. Chịu trách nhiệm chung cho toàn bộ dự án về tất cả các mặt và dịch vụ đã được quy định trong hợp đồng.

2. Toàn quyền tổ chức đội ngũ chuyên gia tư vấn giám sát trên công trường, lãnh đạo và quản lý đội ngũ chuyên gia tư vấn, có trách nhiệm phân công công việc theo vị trí chuyên môn và năng lực công tác cho từng thành viên trong nhóm tư vấn, với sự

chấp nhận của chủ đầu tư về sự phân công này và thông báo cho các nhà thầu trên công trường.

3. Trong các trường hợp các chuyên gia tư vấn không hoàn thành nhiệm vụ, có các phàn nàn của chủ đầu tư, Tư vấn giám sát trưởng có toàn quyền bãi nhiệm và đề xuất lên Ban Giám đốc công ty thay thế các chuyên gia khác.

4. Tham dự tất cả các cuộc họp do Chủ đầu tư triệu tập về các vấn đề liên quan tới thực hiện dự án với các nhà thầu và Chủ đầu tư.

5. Ký kết vào các văn bản nghiệm thu chính thức đối với các hạng mục công trình chính và toàn dự án, trực tiếp ký vào các báo cáo theo hệ thống báo cáo cho Chủ đầu tư.

6. Nếu được yêu cầu, có thể là đại diện kỹ thuật của Chủ đầu tư, cùng với Chủ đầu tư tham gia các cuộc họp đàm phán với các đối tác, thương thảo hợp đồng với nhà thầu.

7. Tư vấn giám sát trưởng có trách nhiệm báo cáo cho Chủ đầu tư các hoạt động thực hiện trên công trường.

3. Trách nhiệm và quyền hạn của Phụ trách giám sát tại hiện trường

Phụ trách giám sát tại hiện trường là chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, quản lý và điều hành các công trình xây dựng, trong đó có các dự án tương tự Gói thầu số 08 và thoả mãn các yêu cầu của Chủ đầu tư nêu ra trong Hồ sơ mời thầu.

1. Phụ trách giám sát tại hiện trường thay mặt Tư vấn giám sát trưởng tại công trường khi tư vấn giám sát trưởng vắng mặt và thực hiện các công tác khác của dự án khi có sự uỷ quyền của Tư vấn giám sát trưởng.

2. Phụ trách giám sát tại hiện trường có trách nhiệm quản lý tài sản của đoàn tư vấn theo kinh phí đã được phê duyệt.

3. Quản lý tổ chức triển khai và giám sát công tác áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng trong quá trình thực hiện dự án.

4. Trách nhiệm và quyền hạn của bộ phận giám sát thi công đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.

1. Xem xét các quá trình an toàn và vệ sinh môi trường thi công của nhà thầu thi công, đề xuất ý kiến với Chủ đầu tư để đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường chung của toàn công trường.

2. Tổ chức và đào tạo đội ngũ cán bộ tư vấn giám sát an toàn và của Chủ đầu tư nếu được yêu cầu trên cơ sở các quy định an toàn đã được duyệt.

3. Thực hiện các công tác giám sát đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của các nhà thầu theo quy định an toàn của dự án.

4. Báo cáo cho Giám đốc dự án về các nội dung do mình quản lý.

5. Trách nhiệm và quyền hạn của bộ phận tư vấn giám sát hiện trường

1. Có trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác giám sát chất lượng xây dựng theo các hồ sơ kỹ thuật (thiết kế, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật thống nhất… ) và các quy

định thực hiện (kế hoạch giám sát xây dựng, biện pháp thi công đảm bảo chất lượng…).

2. Kiểm tra các phòng thí nghiệm chất lượng vật liệu, kết cấu phục vụ cho công tác kiểm định chất lượng xây dựng của nhà thầu. Xây dựng và lưu trữ các hệ thống tiêu chuẩn tham chiếu theo quy định của thiết kế trong công tác thử nghiệm. Lập hệ thống báo cáo thử nghiệm và xác định phạm vi thử trong công tác kiểm định, so sánh kết quả với kết quả của nhà thầu.

3. Xác nhận cuối cùng vào các biên bản nghiệm thu chất lượng và khối lượng xây dựng theo các biểu mẫu có sẵn trên cơ sở kết quả của các công tác giám sát đã thực hiện trên công trường.

4. Kiểm tra viêc áp dụng và sự phù hợp của hệ thống đảm bảo chất lượng của các nhà thầu trên công trường.

5. Kiểm tra đánh giá chất lượng và tiến độ cung cấp của các nhà thầu phụ trên công trường do nhà thầu trình lên.

6. Tham gia các công tác nghiệm thu theo quy định các công trình, hạng mục công trình về khối lượng và chất lượng xác nhận bàn giao và các khối lượng phát sinh với tư vấn về kinh tế, kế hoạch, tiến độ và nghiệm thu.

7. Nghiên cứu và xem xét các bản vẽ thiết kế thi công có liên quan để quán triệt trong việc kiểm tra kỹ thuật. Phát hiện các sai sót, mâu thuẫn của các bản vẽ nếu có.

Trước khi thi công một hạng mục nào phải báo cáo với Giám đốc dự án để có xác nhận với Chủ đầu tư về tính chính xác và tính khả thi của công tác thiết kế.

8. Cùng với các bộ phận liên quan xem xét sau đó đề xuất bằng văn bản với các nhà thầu xây dựng về kế hoạch tiến độ xây dựng và kế hoạch đảm bảo chất lượng công trình của họ.

9. Trong giai đoạn chuẩn bị thi công xây dựng một công trình, phải đưa ra ý kiến đề xuất để xác định các khâu quan trọng cần có sự kiểm tra chặt chẽ và xác nhận tại chỗ. Các ý kiến này phải được viết bằng văn bản và báo cáo với Chủ đầu tư và thông báo cho các nhà thầu.

10. Kiểm tra quy cách và chất lượng vật liệu xây dựng, thiết bị ở hiện trường xem có phù hợp với thiết kế và tiêu chuẩn không.

11. Kiểm tra chất lượng các cấu kiện và chế phẩm mua sẵn từ bên ngoài để đưa vào công trình.

12. Có quyền yêu cầu nhà thầu thi công huỷ bỏ, thay thế các vật liệu xây dựng không đạt yêu cầu, các loại cấu kiện, chế phẩm kém phẩm chất.

13. Phát hiện kịp thời các sai phạm kỹ thuật dẫn đến việc không đảm bảo chất lượng. Có ý kiến và biện pháp xử lý. Báo cáo với Chủ đầu tư nếu là các vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng thì phải yêu cầu tạm dừng thi công để xử lý khắc phục.

14. Giám sát và kiểm tra tất cả các công việc có liên quan đến trắc đạc - từ mạng lưới chung đến định vị tọa độ các hạng mục, kích thước tim trục móng, cốt cao độ các công trình. Giúp chủ đầu tư quản lý lưới định vị và cốt cao độ tất cả các công trình xây dựng.

Thường xuyên kiểm tra các thiết bị đo đạc của các nhà thầu (lý lịch, giấy kiểm định chất lượng, độ chính xác …) xem có phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu kỹ

thuật của công trình hay không. Chuyên gia trắc đạc có trách nhiệm kiểm tra kích thước, tim cốt trong các bản vẽ hoàn công do các nhà thầu lập có phù hợp thực tế xây dựng và đúng thiết kế hay không.

15. Giúp Chủ đầu tư xem xét phân tích xem xét khiếu nại có liên quan để giải quyết kịp thời và chính xác.

16.Tham gia các cuộc họp tại hiện trường với các bộ phận có liên quan để giải quyết kịp thời các vấn đề kỹ thuật.

17. Lưu trữ các loại hồ sơ liên quan đến việc tư vấn giám sát kiểm tra kỹ thuật làm cơ sở để báo cáo với Giám đốc Dự án và Chủ đầu tư.

18. Trong một số vấn đề kỹ thuật quan trọng có liên quan đến chất lượng công trình, chuyên gia tư vấn phải đưa ra các chỉ dẫn cho các nhà thầu thi công thực hiện, đồng thời phải giám sát chặt chẽ các công việc được thực hiện đó.

6. Trách nhiệm và quyền hạn của bộ phận tư vấn về nghiệm thu, thanh toán, quản lý hồ sơ

1. Có trách nhiệm thực hiện các công tác quản lý tài liệu, hồ sơ và tham gia hỗ trợ Chủ đầu tư trong công tác nghiệm thu thanh quyết toán công trình.

2. Xác nhận cuối cùng vào các biên bản nghiệm thu chất lượng và khối lượng xây lắp theo các biểu mẫu có sẵn trên cơ sở kết quả của các công tác giám sát đã được thực hiện trên công trường.

3. Nắm vững tình hình thi công tại hiện trường hàng ngày, thu thập các thông tin một cách chính xác để báo cáo Chủ đầu tư. Đưa ra ý kiến về các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công của các nhà thầu xây lắp.

4. Phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia giám sát kỹ thuật khác để tập trung giải quyết các vướng mắc có ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.

5. Có trách nhiệm báo cáo thường kỳ với Chủ đầu tư và Giám đốc dự án.

6. Đối với công việc có khả năng bị chậm trễ làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công chung thì phải đưa ra các biện pháp khắc phục và yêu cầu nhà thầu xây lắp thực hiện.

7. Kiểm tra tính toán các khối lượng xây và lắp đã được thực hiện trên cơ sở báo cáo của các nhà thầu, báo cáo của các chuyên gia giám sát chuyên ngành hoặc các thông tin trực tiếp nhận được tại công trường.

8. Xác nhận toàn bộ khối lượng công việc đã hoàn thành theo đúng yêu cầu, làm cơ sở cho việc thanh toán.

9. Phân tích, đối chiếu tất cả các thay đổi, phát sinh do điều kiện thực tế ngoài các khối lượng đấu thầu của nhà thầu xây lắp. Lập báo cáo với Chủ đầu tư về việc này và phải nêu rõ nguyên nhân của các chi phí phát sinh ngoài kế hoạch.

10. Hỗ trợ Chủ đầu tư trong việc quyết toán công trình: kiểm tra khối lượng, đơn giá và các phát sinh. Tổng hợp các khối lượng đã thực hiện. Trách nhiệm của chuyên gia kinh tế là giúp Chủ đầu tư giải quyết thanh toán nhanh gọn và chính xác.

11. Có nhiệm vụ kiểm tra, hướng dẫn lập các hồ sơ hoàn công công trình, các văn bản quản lý chất lượ

Một phần của tài liệu Phương pháp luận TVGS (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w