KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CƠ SỞ

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo để làm tốt công tác báo cáo viên, tuyên truyền viên (Trang 34 - 50)

dungNội hoạt VHCShộng trong trườngnhà

Tổ chức các hoạt động TTĐC

Tổ chức hoạt

Động TTCĐ Trực quan Hoạt động

Thư viện tủ sách Hoạt động

Văn nghệ Quần chúng

Hoạt động Câu lạc bộ

NVH Hoạt động

XD ĐSVHCS Hoạt động

TT, vui chơi giải trí thăm quan, lễ hội

Hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Thứ nhất:

Về xây dựng cơ sở vật chất

Thứ hai:

Hoạt động giảng dạy và học tập

Thứ ba:

Về hoạt động văn nghệ, thể thao

Thứ tư:

Về hoạt động xây dựng đạo đức lối sống, nếp sống văn hóa.

Thứ nhất:

Về xây dựng cơ sở vật chất. Các thiết chế văn hóa bao gồm phòng truyền thống, sân bóng chuyền, sân bóng bàn, thư viện...đã và đang được quan tâm đúng mức, tạo điều kiện để cán bộ giảng viên, sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa thể thao. Bên cạnh đó, các nha trường cần đầu tư xây dựng cảnh quan văn hóa, như làm mới hoặc nâng cấp như vườn hoa, cổng trường, tường bao quanh, ghế đá...

Thứ hai:

Trong hoạt động giảng dạy và học tập.

Nhà trường quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động giảng dạy và học tập, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, tự học, tự nghiên cứu của học viên.

3. Hoạt động: Văn nghệ, thể thao quần chúng

Hình ảnh tại Liên hoan tiếng hát giáo viên toàn quốc (Dịp kỷ niệm 60 năm thành lập CĐGDVN, năm 2011)

Về hoạt động văn nghệ, thể thao. Đây là một trong những hoạt động cơ bản để xây dựng môi trường văn hóa trường học. Vì vậy, nhân các ngày lễ lớn của đất nước như kỷ niệm Sinh nhật Bác (19/5), ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc khánh (2/9) và ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), các Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ truyền thống với nhiều thể loại khác nhau như hát, múa, hò vè và các làn điệu dân ca, ca ngợi Đảng, tình Thầy trò và các hoạt động thể thao như bóng chuyền, bóng bàn, kéo co với nhiều hình thức giao lưu.

* Công đoàn tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng.

Để tổ chức hoạt động này có kết quả, điều quan trọng nhất vẫn là vai trò trách nhiệm của cán bộ làm công tác tuyên giáo ở cơ sở, vì vậy cán bộ tuyên giáo cần phải:

1. Biết xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động

* Ch ơng trình nghệ thuật

* Các yếu tố cấu thành một ch ơng trình nghệ thuật (khí nhạc, thanh nhạc, vũ đạo, mỹ thuật, sân khấu, văn học, các yếu tố phụ trợ...)

* Kết cấu một ch ơng trình nghệ thuật + Xây dựng kịch bản cho ch ơng trình

+ Xác định rõ đề tài hay chủ đề cần thể hiện + Chọn các yếu tố để cấu tạo ch/tr thể hiện chủ

đề

+ Xác định các loại nghệ thuật tham gia biểu

diễn ( ch/tr chuyên loại và ch ơng trình tổng hợp)

Thứ tư:

Về hoạt động xây dựng đạo đức lối sống, nếp sống văn hóa. Đây là hoạt động rất quan trọng góp phần xây dựng môi trường văn hóa trường học ngày càng lành mạnh hướng tới chân- thiện- mỹ cần được Đảng ủy, Ban giám hiệu, Ban Chấp hành công đoàn quan tâm thực hiện. Toàn thể cán bộ giảng viên và sinh viên tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và Nghị quyết lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI Một số vấn đề về xây dựng Đảng hiện nay.

Nội dung của VHƯX trong nhà trường gồm các thành tố:

Trình độ nhận thức của cán bộ, nhà giáo, người lao động; trình độ, phương pháp quản lí, điều hành hoạt động của nhà trường; phong cách giao tiếp, ứng xử của viên chức & sinh viên; thực hiện luật pháp, vệ sinh và bảo vệ môi trường, cảnh quan và môi trường làm việc.

VHƯX nói chung được thể hiện ra ở các lĩnh vực:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG

NỀN NẾP VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG NHÀ

TRƯỜNG

- Lối sống, lí tưởng , niềm tin, tình yêu nghề nghiệp 

- Văn hóa chấp hành luật pháp, nội quy, quy định trong nhà trường

- Văn hóa thực hiện công vụ - Văn hóa giao tiếp  

- Văn hóa ăn mặc, sức khỏe, kiến thức chuyên môn nghề

nghiệp, trình độ xã hội

-  Việc đối xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

Rèn kĩ năng văn hóa ứng xử trong nhà trường

* Rèn kĩ năng tự điều chỉnh phản ứng bản thân

Trong môi trường tự nhiên và xã hội hiện nay có sự biến động nhanh chóng, mỗi viên chức và sinh viên phải hình thành và rèn luyện cho mình khả năng điều chỉnh phản ứng của bản thân cho phù hợp với sự phát triển của nền văn hóa đa dạng và phong phú nói chung, VHƯX nói riêng:

- Rèn kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề trong cuộc sống;

- Rèn kĩ năng thích ứng, hòa nhập với môi trường xã hội, môi trường tự nhiên (Học cách ứng xử với cấp trên, thầy cô giáo, đồng nghiệp, với sinh viên và phụ huynh của sinh viên…);

- Rèn kĩ năng điều chỉnh tâm lí bản thân;

Rèn kĩ năng giao tiếp

Văn hóa giao tiếp là cốt lõi của VHƯX, là biểu hiện dễ thấy nhất của con người trong ứng xử.

Văn hóa giao tiếp rất đa dạng, phong phú và có sự biến đổi nhanh, nó phụ thuộc chủ yếu và trình độ và thái độ cảm xúc tâm lí của các đối tượng hoạt động giao tiếp. Nguyên tắc trong giao tiếp phải đảm bảo các yêu cầu:

Nhiệt tình, ân cần, ngay ngắn, chuyên chú, đĩnh đạc, ôn hòa, đồng cảm, khiêm nhường, nhất quán….

Do đó cần rèn các kĩ năng để tổ chức tốt hoạt động giao tiếp như sau:

- Kĩ năng nói (xưng hô, chào hỏi, nói chuyện điện thoại, trình bày, thuyết trình, đàm đạo, tranh luận, hội họp …) cho chuẩn và nghệ thuật;

- Kĩ năng viết (văn bản, thư từ, tin nhắn..) cho đúng và hay;

- Các cử chỉ, hành động, tư thế, tác phong, đi đứng…cho đàng hoàng, đúng mực, lịch sự, trang trọng;

- Kĩ năng mời, cảm ơn, xin lỗi, nhờ vả, vay mượn, tặng quà… cho minh bạch, cầu thị;

- Kĩ năng từ chối, phản đối, chê bai, phê phán… cho đúng mực;

- Kĩ năng góp ý, khuyên nhủ… cho hợp lí, hợp tình;

- Kĩ năng hưởng ứng, tán thành, khen tặng…cho lịch sự, tinh tế;

- Kĩ năng bày tỏ cảm xúc, tình cảm, thể hiện bản thân…;

- Kĩ năng trốn tránh, kìm nén, thể hiện cảm xúc…

Văn hóa ứng xử trong nhà trường tham gia vào việc tổ chức và điều chỉnh các hoạt động nhà trường. VHƯX có mối liên hệ hữu cơ, tác động tích cực đến sự phát triển và vị thế của nhà trường, cơ quan, công sở.

Vì vậy xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của viên chức, sinh viên trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường trong sự nghiệp CNH,HĐH và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo để làm tốt công tác báo cáo viên, tuyên truyền viên (Trang 34 - 50)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(50 trang)