CỬA HÀNG GỐM SỨ

Một phần của tài liệu giáo án mĩ thuật lớp 3 ppdm (Trang 47 - 50)

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: HS nêu được đặc điểm hình dáng, cách trang trí của một số đồ gốm, sứ như lọ hoa, chậu cảnh, ấm, chén, bát đĩa...

- Kĩ năng: HS nặn và tạo dáng được một sản phẩm như lọ hoa, chậu cảnh, ấm chén, bát đĩa...

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

* Giáo viên:

- Sách học MT lớp 3.

- Một số hình ảnh về lọ hoa, chậu cảnh, bát đĩa hoặc đồ vật thật nếu có.

- Bài nặn cùng chủ đề của HS nếu có.

* Học sinh:

- Sách học MT lớp 3, một số tranh ảnh về lọ hoa, chậu cảnh...làm bằng gốm sứ nếu có.

- Đất nặn, bảng con, dao cắt đất, giấy vẽ, màu vẽ, hồ dán...

2. Quy trình thực hiện:

- Sử dụng quy trình: Tiếp cận theo chủ đề.

3. Hình thức tổ chức:

- Hoạt động cá nhân.

- Hoạt động nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

- GV đối thoại với HS tạo không khí gần gũi, cởi mở giữa thầy và trò qua một số câu hỏi.

- Giới thiệu chủ đề.

2. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU

* Mục tiêu:

+ HS thảo luận, tìm hiểu và nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc, các bộ phận, cách trang trí...của các đồ gốm sứ.

+ HS nắm được các đồ vật bằng gốm, sứ có kiểu dáng rất đa dạng, các họa tiết trang trí trên gốm sứ có màu sắc, đường nét đẹp và phong phú.

+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.

* Tiến trình của hoạt động:

- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 10.1 hoặc một số đồ gốm sứ do GV chuẩn bị và nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận tìm hiểu đặc điểm về hình dáng, màu sắc, các bộ phận, cách trang trí...của các đồ gốm sứ.

- GV tóm tắt:

+ Các đồ vật bằng gốm, sứ có kiểu dáng rất đa dạng, thường có hình dáng đối xứng.

+ Các họa tiết trang trí trên gốm sứ có màu sắc, đường nét đẹp và phong phú. Chúng có thể được bố trí thành mảng lớn hay thường được sắp đặt nhắc lại để tạo thành họa tiết đường diềm.

3. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN

* Mục tiêu:

+ HS trải nghiệm, tìm hiểu và nhận biết

? Em đã đi thăm làng gốm bao giờ chưa?

Ở đâu.

? Em biết những đồ gốm sứ nào.

- Lắng nghe, mở bài học

- Thảo luận, tìm hiểu và nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc, các bộ phận, cách trang trí...của các đồ gốm sứ.

- Nắm được các đồ vật bằng gốm, sứ có kiểu dáng rất đa dạng, các họa tiết trang trí trên gốm sứ có màu sắc, đường nét đẹp và phong phú.

- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.

- Hoạt động nhóm

- Quan sát, thảo luận tìm hiểu về hình dáng, màu sắc, các bộ phận, cách trang trí...của các đồ gốm sứ và cử đại diện báo cáo kết quả.

- Lắng nghe, ghi nhớ

- Cao, thấp, to, nhỏ, vuông, tròn, chữ nhật...và thường rất cân đối.

- Như hình hoa, lá, con vật, cảnh vật...có màu sắc rất nhẹ nhàng, trang nhã nhưng nổi bật và bắt mắt.

- Trải nghiệm, tìm hiểu và nhận biết cách

cách tạo hình đồ vật.

+ HS nắm được cách vẽ, cách nặn tạo dáng và trang trí đồ vật.

+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.

* Tiến trình của hoạt động:

- Gợi ý HS nêu ý tưởng về cách nặn, tạo dáng và trang trí một đồ vật yêu thích để HS chủ động hình thành kiến thức mới.

- Yêu cầu HS quan sát hình 10.2 hoặc nặn minh họa trực tiếp cho HS quan sát các bước thực hiện để nhận biết rõ hơn về cách tạo hình đồ vật.

- GV tóm tắt cách vẽ, nặn tạo dáng, trang trí đồ vật:

+ Cách vẽ: Vẽ tạo dáng đồ gốm sứ, trang trí họa tiết và vẽ màu.

+ Cách nặn: Chọn màu đất, tạo dáng chi tiết các bộ phận rồi ghép lại, tạo các họa tiết và trang trí trên các vị trí phù hợp.

- Yêu cầu HS tham khảo thêm hình 10.3 để có thêm ý tưởng sáng tạo riêng cho sản phẩm của mình.

4. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH

* Mục tiêu:

+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm.

+ HS hoàn thành được bài tập.

+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.

* Tiến trình của hoạt động:

- Hoạt động cá nhân:

+ Yêu cầu HS nặn tạo dáng và trang trí một đồ vật như lọ hoa, chậu cảnh, bát, ấm chén...theo ý thích.

* GV tiến hành cho HS tạo hình sản phẩm.

tạo hình đồ vật.

- Nắm được cách vẽ, cách nặn tạo dáng và trang trí đồ vật.

- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.

- HS nêu ý tưởng về cách nặn, tạo dáng và trang trí một đồ vật theo cảm nhận của riêng mình.

- Quan sát, nhận biết và tiếp thu cách tạo hình đồ vật.

- Lắng nghe, tiếp thu

- Vẽ hình cân đối với khổ giấy vẽ, trang trí và tô màu theo ý thích, có đậm nhạt.

- Hoặc tạo dáng từ một khối đất nguyên

- Quan sát, học tập

- Hiểu công việc của mình phải làm - Hoàn thành được bài tập trên lớp - Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.

- Làm việc cá nhân - Thực hiện

- HĐ cá nhân

* Dặn dò:

- Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện thêm.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2.

Một phần của tài liệu giáo án mĩ thuật lớp 3 ppdm (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w