CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG XÂY DỰNG THỰC ĐƠN ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG TẠI TRƯỜNG MẦM
3.3. Kiến nghị, đề xuất
Rất may mắn cho tôi được hoàn thành nhiêm vụ thực tập tại tổ nuôi của Trường Mầm non Hưng Bình một đơn vị công tác có truyền thống lâu năm về chăm sóc tốt cho trẻ. Qua những tháng ngày thực tập ở đây, tôi rất tin tưởng và hiểu thêm đường lối đúng đắn về chăm sóc trẻ thơ, ươm mầm tương lai của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên tôi cũng mạnh dạn đóng góp một số đề xuất nhỏ với Ban giám hiệu Trường Mầm non Hưng Bình như sau:
Công tác nâng cao nhiệm vụ cho các nhân viên đã được nhà Trường thường xuyên tổ chức, tuy nhiên nên mở rộng về địa điểm đào tạo tới nhiều trường bạn tại các khu vực khác nhau trong địa bàn cũng như địa bàn huyện, tỉnh. Để các nhân viên học hỏi, tìm hiểu thêm những kiến thức họ chưa có.
Nên kết hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo chuyên môn có uy tín để cho họ tư vấn thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên của trường.
Tổ chức các cuộc thi cấp cơ sở ngay tại đơn vị mình, thông qua đó có sự so sánh, học hỏi chuyên môn giữa các nhân viên cơ sở. Đây cũng là một biện pháp thúc đẩy phong trào thi đua giữa các cá nhân trong trường.
Nên có kế hoạch bồi dưỡng, tự đào tạo, lựa chọn lao động có chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc.
Tạo điều kiện hơn nữa về mặt kinh tế cũng như thời gian để anh chị em nhân viên được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn tại các đơn vị đào tạo uy tín.
- Kết hợp với cơ sở đào tạo, tư vấn và kiến nghị cấp trên trong việc xây dựng tiêu chuẩn bậc thợ cô nuôi một cách chính xác.
* Nâng cao chất lượng giáo dục cụ thể:
+ Nhà trường cần tổ chức các hoạt động và đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo đề ra.
+ Nhà trường cần thực hiện các nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non. Lập kế hoạch xây dựng môi trường và tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ.
+ Nhà trường nên phối hợp tốt với các gia đình, bậc phụ huynh tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình học tập đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường, giáo viên và các bậc phụ huynh thông qua họp phụ huynh, trao đổi trực tiếp bằng nhiều hình thức khác để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
+ Nhà trường nên đưa các chương trình bổ ích, thi đua dạy và học của nhà trường.
+ Nhà trường nên có các chính sách hỗ trợ cho các con em nghèo vượt khó, tặng quà và giúp đỡ những trẻ em nghèo.
* Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ tại trường:
Cùng với các tiến bộ khoa học trong ngành chế biến thực phẩm, đặc biệt dành cho các bếp ăn cộng đồng. Nhà trường nên đầu tư sắm thêm các thiết bị chuyên dụng như: Tủ cơm hơi, Nồi nấu thức ăn bằng hơi… Các máy xay,
nghiền công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình làm việc của cô nuôi.
Tư vấn cho cơ quan quản lý ngành mầm non xây dựng hệ thống đánh giá xếp loại năng lực lao động trong lĩnh vực cô nuôi ngành mầm non.
Nghiên cứu các sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao của các cá nhân cô nuôi và các đề thi cô nuôi giỏi thị trấn, huyện qua đó chỉnh lý, bổ sung nội dung đào tạo cô nuôi cho phù hợp sát thực tế.
Cô nuôi cần kết hợp với giáo viên thường xuyên thông báo cho cấc bậc phụ huynh về tình hình ăn uống, sức khỏe của trẻ tại trường, kết hợp các hình thức tổ chức tuyên truyền các kiến thức về dinh dưỡng trẻ em, các biện pháp chống suy dinh dưỡng, vệ sinh chăm sóc thân thể cho trẻ.