Một số kiến nghị và đề xuất

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT TRÊN địa bàn HUYỆN (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT

3.2. Một số kiến nghị và đề xuất

3.2.1. Đối với Trung ương.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, kỹ thuật xây dựng pháp luật, tiếp tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa một cách đồng bộ, chặt chẽ và thống nhất, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các văn bản hướng dẫn thi hành luật phải được ban hành kịp thời, tránh trùng lặp, chồng chéo, khó hiểu hoặc hiểu kiểu nào cũng được, loại bỏ nhanh những quy định pháp luật không còn phù hợp, lạc hậu, mâu thuẩn để đảm bảo pháp luật được thực thi một cách thống nhất trên cả nước, mở rộng các hình thức cho nhân dân lao động tham gia vào việc xây dựng pháp luật.

Xây dựng một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể là một vấn đề khó khăn, phức tạp; đặc biệt đối với nước ta hiện nay với điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều biến động, chưa thuần nhất thì việc xây dựng pháp luật của nước ta hiện nay cần tránh hai khuynh hướng nóng vội muốn có ngay hệ thống pháp luật hoàn chỉnh dễ dẫn đến tình trạng pháp luật không phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, mặt khác cũng cần tránh khuynh hướng không nhận thức đúng vai trò tích cực của pháp luật, dẫn đến tình trạng chờ đợi, chậm chạp hoặc muốn dùng biện pháp

khác để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vì vậy, đối với việc xây dựng hệ thống pháp luật phải đảm bảo tính toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong xã hội.

3.2.2. Đối với tỉnh.

Tăng cường công tác chỉ đạo giám sát, kiểm tra cấp dưới, tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí, phương tiện tuyên truyền pháp luật, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng con người, củng cố bộ máy, hệ thống tổ chức, đặc biệt là bộ máy cơ quan pháp luật, pháp chế. Hằng năm đánh giá tình hình thực thi pháp luật, pháp chế trên địa bàn tỉnh để có phương hướng giải pháp phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

3.2.3. Đối với huyện.

Huyện là cấp chính quyền gần và sát với nhân dân, nên việc quan trọng hàng đầu là phải làm tốt công tác củng cố tổ chức, phối hợp thực hiện giữa các cơ quan khối nội chính.

Lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đầu tư kinh phí, phương tiện để cơ quan Toà án xử lưu động một số vụ án có tính chất án điểm, cũng như các cơ quan khác như thi hành án, công an tiến hành cưỡng chế các vụ việc vi phạm pháp luật, việc xét xử lưu động và kiên quyết cưỡng chế cũng là một trong những biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân, trong việc chấp hành pháp luật.

Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thi hành pháp luật, phát hiện kịp thời những khiếm khuyết, yếu kém trong quản lý nhà nước để khắc phục, đấu tranh không khoan nhượng và kiên quyết xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các tệ nạn tham nhũng, tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước. Giải quyết kịp thời, dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân, xây dựng quy chế thông tin đối với nhân dân về các quyết định và công việc của Nhà nước, phát động phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tiến hành mạnh mẽ, thường xuyên dưới nhiều hình thức: Qua phương tiện truyền thanh, phát thanh đại chúng, tuyên truyền trực tiếp, các điểm sinh hoạt văn hoá, tủ sách pháp luật…, huy động sức mạnh của lực lượng các đoàn thể chính trị xã hội, nghề nghiệp tham gia công tác tuyên truyền, qua đó nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý cho cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân; thiết lập trật tự kỷ cương, xây dựng nếp sống văn minh, tạo thói quen “ Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” trong các cơ quan nhà nước và trong toàn xã hội. Nâng cao chất lượng cơ quan thanh tra tư pháp, hội đồng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm việc tổ chức giáo dục pháp luật cho nhân dân, duy trì nền nếp tuân thủ pháp luật trong đời sống xã hội, đấu tranh kiên quyết với các vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT TRÊN địa bàn HUYỆN (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w