NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu Tom tat kien thuc hoa hoc lop 10 (Trang 34 - 39)

1. MUỐI SUNFUA VÀ NHẬN BIẾT GỐC SUNFUA (S2- ) hầu như các muối sunfua điều không tan, chỉ có muối của kim loại kiềm và kiềm thổ tan (Na2S, K2S, CaS, BaS). Một số muối không tan và có màu đặc trưng CuS đen, PbS đen, CdS vàng, SnS đỏ gạch, MnS hồng.

Để nhận biết S2- dùng dung dịch Pb(NO3)2

Pb2+ + S2- → PbS ( đen, không tan trong axit, nước) 2. MUỐI SUNFAT VÀ NHẬN BIẾT GỐC SUNFAT (SO42-)

Có hai loại muối là muối trung hòa (sunfat) và muối axit (hidrôsunfat).

Phần lớn muối sunfat tan, chỉ có BaSO4, PbSO4 không tan có màu trắng, CaSO4 ít tan có màu trắng.

Nhận biết gốc SO42- (sunfat) dùng dung dịch chứa Ba2+ , Ca2+ , Pb2+

Ba2+ + SO42-→ BaSO4 ( kết tủa trắng, không tan trong nước và axit) XI. ĐIỀU CHẾ

1. ĐIỀU CHẾ ÔXI : 2KClO3  t0 2KCl + 3O2 (xúc tác MnO2), điều chế trong PTN Phân huỷ oxi già hay nhiệt phân kalipemangenat

Trong CN chưng cất phân đoạn không khí lỏng, điện phân nước ( Viết các ptpư)

2. ĐIỀU CHẾ HIDRÔSUNFUA (H2S) :Cho FeS hoặc ZnS tác dung với dung dịch HCl FeS + 2HCl  FeCl2 + H2S

Đốt S trong khí hiđrô H2 + S  t0 H2S

3. ĐIỀU CHẾ SO2 có rất nhiều phản ứng điều chế S + O2  t0 SO2

Na2SO3 + H2SO4(đ)  t0 Na2SO4 + H2O + SO2

Cu +2H2SO4(đ)  t0 CuSO4 + 2H2O +SO2 4FeS2 + 11O2  t0 2Fe2O3 + 8SO2

Đốt ZnS, FeS, H2S, S trong oxi ta cũng thu được SO2. 4. ĐIỀU CHẾ SO3 : 2SO2 + O2     V O2 5,300OC 2 SO3 .

SO3 là sản phẩm trung gian điều chế axit sunfuric.

5. SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC ( trong CN) a. TỪ QUẶNG PYRIT SẮT FeS2

Đốt FeS2 4FeS2 + 11O2  t0 2Fe2O3 + 8SO2

Oxi hoá SO2 2SO2 + O2     V O2 5,300OC 2SO3

Hợp nước: SO3 + H2O   H2SO4

b. TỪ LƯU HUỲNH

Đốt S tạo SO2: S + O2  t0 SO2

Oxi hoá SO2 2SO2 + O2

2 5,300O

V O C

     2SO3

SO3 hợp nước SO3 + H2O  H2SO4

BÀI TẬP CHƯƠNG VI Câu 1: Hoàn thành dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) a) KMnO4  O2  H2O  O2  O3  O2  Fe3O4  FeCl3

 C2H5OH

? b) FeS21 SO22 SO33 H2SO44 H2S 5 SO26 S 7 FeS c) Quặng pirit 1 SO2 2 S 3 Al2S3 4 H2S5 Na2S 6 FeS  7 SO38 Oleum 9 H2SO4 10 HCl

d)K2SO3 1 SO22 NaHSO33 K2SO3 4 SO2 5 H2SO4 → H2S e) ZnS 1 SO22 S 3 Al2S3 4 H2S 5 H2SO4 → SO2→ CaSO3

f) ZnSO4 1 ZnS2 H2S 3 S 4 SO25 Ca(HSO3)2 → CaSO3

g) FeCl2 1 FeS2 H2S 3 NaHS 4 K2S5 H2S→ HBr Câu 2. Thực hiện chuỗi pứ sau: (mỗi mũi tên là pứ khác nhau) S()7 H2O

 (6) Oleum ()1 H2SO4 ()2 H2S()3 H2SO4 ()4 Fe2(SO4)3 ()5 Fe(NO3)3  (8)

Br2 ()9 H2SO4  (10) CO2

Câu 3. Thực hiện chuỗi pứ sau: (mỗi mũi tên là pứ khác nhau)

a. H2S H2SO4 → H2S

SO2 → S → SO2 → K2SO4

FeS2 SO3 H2SO4  CuSO4  CuCl2

Đồng (II) sunfat   đồng (II) nitrat 

b. Khí sunfurơ   axit sunfuric   hiđro sunfua   axit sunfuric ↓

Iot

c. Lưu huỳnh → Khí sunfurơ   Kali hiđrosunfit   Natri sunfit 

Oleum   axit sunfuric   Sắt (III) sunfat

d. FeS2  SO2  SO3  oleum  H2SO4  Fe2(SO4)3  Fe(NO3)3 ↓

Br2  H2SO4  CuSO4  H2SO4

Câu 4: Nhận biết các dung dịch mất nhãn:

a) H2SO4, HCl, NaOH, Na2SO4, HNO3. b) K2SO3, K2SO4, K2S, KNO3.

c) NaI, NaCl, Na2SO4, Na2S, NaNO3. d) H2S, H2SO4, HNO3, HCl.

Câu 5: Trình bày pp hóa học nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dd sau:

a/NaCl, HCl, Na2SO4, H2SO4

b/ NaCl, K2CO3, Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2

c/ HCl, H SO, H SO

d/ KNO3, KCl,K2SO4,K2CO3

e/ Na2CO3, Na2S, NaCl,Na2SO4

Câu 6. Khi đốt 18,4 (g) hỗn hợp Zn và Al thì cần 5,6 (l) khí O2 (đkc).

a. Tính % khối lượng hỗn hợp đầu.

b. Tính khối lượng KMnO4 cần điều chế được lượng oxi trên, biết hs pứ đạt 95%.

Câu 7: Khi đun nóng 126,4 gam kali pemanganat, thu được 6,72 lít oxi (dktc).

Xác định độ phân hủy của kali pemanganat và thành phần của chất rắn còn lại .

Câu 8: Hỗn hợp khí (A) gồm khí Cl2 và O2. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác định % ( theo thể tích ) của mỗi khí trong hh (A).

Câu 9: Cho 16 lít hỗn hợp khí O2 và O3. Sau một thời gian O3 bị phân huỷ hoàn toàn thành O2 thì thể tích tăng lên 10% so với thể tích ban đầu.

Tính % thể tích O2 và O3 trong hh đầu.

Câu 10. Cho hh khí O2 và O3. Sau một thời gian O3 bị phân huỷ hoàn toàn thành O2 thì thể tích tăng lên 15% so với thể tích ban đầu. Tính tỉ lệ thể tích O2 và O3?

Câu 11: Cho hh khí O2 và O3. Sau một thời gian O3 bị phân huỷ hoàn toàn thành O2 thì thể tích tăng lên 12% so với thể tích ban đầu. Tính tỉ lệ thể tích O2 và O3?

Câu 12. Đun nóng một hỗn hợp gồm 6,4 (g) S và 14,3 (g) Zn trong 1 bình kín. Sau phản ứng thu được chất nào? Khối lượng là bao nhiêu? Nếu đun hỗn hợp trên ngoài không khí thì sau phản ứng thu được những chất nào? Bao nhiêu gam?

Câu 13. Đun nóng hoàn toàn hh 8,1g Al và 9,6g S. Đem hòa tan hoàn toàn hh sau khi nung vào dd HCl dư thu được hh X. Tính tỉ khối hơi của X đối với oxi?

Câu 14. Nung 6,5 gam Zn với 1,6 gam S (trong bình kín không có oxi) đến pứ hoàn toàn. Hòa tan sản phẩm sau khi nung bằng 100 gam dd HCl, thu được dd A và khí B.

a. Tính nồng độ % dd HCl cần dùng.

b. Tính tỉ khối hơi của B đối với hiđro.

Câu 15: Đun nóng 7,2 lít SO2 với 4,8 lít khí O2 xúc tác V2O5 sau khi pứ một thời gian thu được hỗn hợp khí (B) có thể tích là 10,8 lít , biết các khí đo cùng đk nhiệt độ áp suất.

Tính hiệu suất phản ứng

Câu 16: Đun nóng 8,1 gam Al và 9,6 gam S trong môi trường kín không có không khí thu được hỗn hợp X.

Cho X pứ hoàn toàn với dd HCl thu được hỗn hợp khí A a. Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp khí A so với không khí.

b. Dẫn toàn bộ hh khí B đi qua dd Pb(NO3)2 dư thu được m gam kết tủa. Tính m?

Câu 17. Hh gồm 28g Fe và 9,6 g S trong ống đậy kín. Cho toàn bộ các chất thu được vào dd HCl dư được hh khí A.

a. Tính thành phần % về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp khí A. Tính tỉ khối của hỗn hợp A so với không khí?

b. Dẫn toàn bộ hỗn hợp A vào dd Pb(NO3)2 dư. Tính k/lượng kết tủa thu được.

Câu 18. Hòa tan hoàn toàn 24,4 gam hh X gồm Fe và FeS trong dd H2SO4 loãng

20% (lấy dư 20% so với lượng cần thiết cho pứ và chỉ có pứ giữa hỗn hợp rắn với axit, không có pứ phụ). Sau khi pứ kết thúc thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z, hấp thụ hết khí Z vào dd Pb(NO3)2 có dư thu được 35,85 gam tủa màu đen.

a. Xác định khối lượng các chất có trong hỗn hợp X ban đầu ? b. Xác định tỉ khối hơi của hỗn hợp khí Z so với H2 ?

Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn 12,8 g lưu huỳnh. Khí sinh ra được hấp thụ hết bởi 150 ml dd NaOH 20% (d= 1,28 g/ml).

Tìm CM của các chất trong dd thu được sau phản ứng.

Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn 14,4g FeS2. Toàn bộ khí sinh ra dẫn vào 150 ml dd NaOH 2M thu được dd X.

a. Tính nồng độ mol của các chất trong dd thu được.

b. Tính thể tích dd KOH 0,2M cần pứ hết với dd X thu được.

Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lit H2S (đkc) rồi hoà tan tất cả sản phẩm sinh ra vào 80 ml dd NaOH 25%

( d= 1,28 g/ml). Tính C% của dung dịch muối thu được

Câu 22. Dẫn 2,24 lit SO2 (đktc) vào 100 ml dd NaOH 3M. Cô cạn dd sau pứ thu m gam rắn khan. Tính m?

Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn 2,688 lít H2S (đktc) rồi hoà tan tất cả sản phẩm sinh ra vào 230 ml dd NaOH 1M.

Cô cạn dd thu được m gam chất rắn. Tính m?

Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn 2,688 lit H2S (đkc) rồi hoà tan tất cả sản phẩm sinh ra vào 37,5 ml dd NaOH 25%

( d= 1,28 g/ml) thu được dd X. Cô cạn dd X đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính giá trị của m.

Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn 1,92g lưu huỳnh. Khí sinh ra được hấp thu hết vào 150ml dd NaOH 20% (d=1,28g/

ml). Tính CM, C% các chất trong dd thu được sau pứ.

Câu 26: Cho 2,8g một KL hóa trị (III) t/d hết với dd axit sunfuric đặc nóng thu được 1,68 lít khí SO2 đktc.

Xđ tên KL.

Câu 27: Cho 39,2 g hh gồm Fe, Cu t/d hết với 800ml dd H2SO4 đặc nguội thu được 11760ml khí (đktc).

Tính thành phần % theo k/l mỗi kim loại và tính nồng độ mol H2SO4.

Câu 28: Cho 15,15 g hh gồm Fe, Al t/d hết với 500g dd H2SO4 đặc nóng thu được 13440ml khí (đktc).

Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại.

Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau pứ thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc).

Xác định kim loại M?

Câu 30: Cho 8,3 gam hh hai kim loại Al và Fe tác dụng với dd H2SO4 80% đặc đủ thu được 6,72 lit khí SO2

(đktc).

Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 31: Hòa tan hoàn toàn 38,4 gam KL R trong H2SO4 đặc đun nóng thu được dd X và 13,44 lít khí SO2 (ở đktc).

Xác định kim loại R.

Câu 32: Cho V lít hh khí Cl2 và O2 (đktc) t/d vừa đủ với hh chứa 2,7 gam Al và 3,6 gam Mg, thu được 22,1 gam sản phẩm rắn. Tính giá trị của V.

Câu 33: Cho 8,9g hỗn hợp Zn, Mg tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch X và 0,1 mol SO2 ; 0,01 mol S ; 0,005 mol H2S.

Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?

Câu 34: Cho 11g hh Al, Fe tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng thu được 4,032 lít hh hai khí H2S, SO2 có tỉ khối so với H2 là 24,5 và dd X.

Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?

Câu 35: Cho 1,44g một kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đăc nóng thu được 0,672 lít hỗn hợp SO2, H2S có tỉ khối so với H2 là 27. Tìm kim loại R

Câu 36: Cho 7,056 lít hh khí A gồm Cl2 và O2 pứ vừa đủ với 7,8 gam hh B gồm Mg và Al. Sau khi kết thúc tất cả các pứ thì thu được chất rắn C nặng 26,85 gam.

Tính % theo k/l các chất trong hh B.

Câu 37: Cho m gam Zn tan vào H2SO4 đặc nóng th được 6,72 lít hỗn hợp hai khí H2S và SO2 (đktc) có tỉ khối so với H2 là 24,5. Tính giá trị của m?

Câu 38: Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hh A gồm 4 chất rắn có khối lượng 75,2 gam. Cho hh A pứ hết với dd H2SO4 đặc nóng dư thấy thoát ra 6,72 lít SO2 (đktc).

Tính a ?

Câu 39: Nung nóng 16,8 gam bột sắt trong không khí thu được m gam hh X gồm 4 chất rắn. Hoà tan hết m gam X bằng H2SO4 đặc nóng dư thoát ra 5,6 lít SO2 (đktc). Tính m?

Câu 40: Cho 4,5g một kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lít hỗn hợp SO2, H2S có tỉ khối so với H2 là 24,5 và dung dịch X. Tìm kim loại R.

Câu 41: Cho 6,48 g kim loại R hóa trị III tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng, phản ứng kết thúc thu được 2,016 lít H2S sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Tìm kim loại R

Câu 42: Nung m gam bột Cu trong oxi thu được 24,8 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Cu, CuO, Cu2O. Hoà tan hoàn toàn X bằng H2SO4 đặc, nóng thu được 4,48 lít (đktc) khí SO2 duy nhất.

Tính giá trị m

Câu 43: Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam KL M hóa trị II trong dd H2SO4 đặc,nóng dư thu được dd X và 2,688 lit khí SO2 (sp khử duy nhất, đktc)

Xđ tên KL M.

Câu 44: Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu bằng dd H2SO4 đặc, nóng (lấy dư), thu được 6,72 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc).

Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.

Câu 45: Cho 36 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thấy thoát ra 5,6 lít khí SO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất).

Tính số mol H2SO4 đã phản ứng.

Câu 46: Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam magie và 8,1 gam nhôm tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit hai kim loại.

Tính thành phần % thể tích của oxi và clo trong hỗn hợp A.

Câu 47. Cho 18,4 gam hỗn hợp hai kim loại Fe và Cu tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng đủ thu được 7,84 lít khí SO2 (đktc) sản phẩm khử duy nhất.

a. Xác định % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu .

b. Tính khối lượng quặng pirit ( chứa 60 % FeS2 ) cần dùng để sản xuất lượng dd axit H2SO4 ở trên , biết hiệu suất toàn bộ quá trình là 50%.

Câu 48. Cho 17,6 gam hỗn hợp Cu, Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 4,48 lít khí (đkc). Mặt khác, cũng lượng hỗn hợp 2 kim loại trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được V lít khí SO2

(đkc).

a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?

b. Dẫn khí SO2 thu được ở trên vào 150ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối thu được?

Câu 49. Cho 1,84 gam hỗn hợp Fe và Cu vào 40 gam H2SO4 đặc nóng dư thu được khí

SO2. Dẫn toàn bộ khí SO2 vào dung dịch Brôm dư được dung dịch A. Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng với dung dịch BaCl2 dư được 8,155 gam kết tủa.

Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

Câu 50: Cho 6,8 g hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dd H2SO4 loãng thì thu được 3,36 lit khí bay ra (đkc).

a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong X?

b. Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với H2SO4 đ, nóng.Tính VSO2 (đkc)?

Câu 51:Cho 20,8 g hh Cu và CuO t/d vừa đủ dd H2SO4 đ, nóng thu được 4,48 lit khí (đkc).

a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?

b. Tính khối lượng dd H2SO4 80% cần dùng và khối lượng muối sinh ra.

Câu 52. Để m gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hh M có khối lượng 12 gam gồm: Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn M vào dd H2SO4 đặc thu đựoc 3,36 lit SO2 duy nhất (đkc). Tính giá trị m?

Câu 53: Cho 11gam hh X gồm Al và Fe tác dụng với một lượng dư axit H2SO4 (đặc, nóng) , sau pứ thu được 10,08 lít khí SO2 (đktc,sản phẩm khử duy nhất) và dd Y.

a. Tính phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong X b. Tính khối lượng muối thu được khi cô cạn dd Y

Câu 54: Cho 30,4 gam hỗn hợp Fe và Cu trong đó Fe chiếm 36,842% về khối lượng vào H2SO4 đặc nóng dư thu được khí SO2. Dẫn toàn bộ khí SO2 vào dd Brôm dư được dd A. Cho toàn bộ dd A tác dụng với dd BaCl2 dư được m gam kết tủa. Tính m?

Câu 55. Cho 11,6 g hỗn hợp X gồm Fe, MgO tác dụng với dd H2SO4 80%, nóng vừa đủ thì thu được 3,36 lít khí SO2

(đkc) (sản phẩm khử duy nhất).

a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.

b. Cần bao nhiêu gam nước để pha loãng đúng lượng dd H SO 80% trên thành dd mới có nồng độ 20%?2 4

Câu 56. Hoà tan hoàn toàn 2,72 gam hh A gồm Fe và Fe2O3 bằng dd H2SO4 đặc nóng thu được 672 ml khí SO2

(ở đktc) ( sp khử duy nhất). Hấp thụ toàn bộ lượng khí SO2 đó vào bình đựng 200 ml dd NaOH 0,5M thu được dd B.

a. Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong hh A.

b. Tính nồng độ mol các chất trong dd B.

Câu 57. Cho 10,8 gam hỗn hợp Fe và CuO vào H2SO4 đặc nóng thu được 1,68 lít khí đkc.

a/ Viết ptpư xảy ra

b/ Tính % khối lượng Fe, CuO c/ Tính khối lượng muối tạo thành

Câu 58. Cho 18,8 gam hỗn hợp rắn A gồm Fe và FeO vào H2SO4 đặc nóng dư thu được Vml khí đkc. Cũng lượng rắn A trên nhưng cho vào dd H2SO4 loãng dư thì thu được 1,12 lít khí đkc.

a/ Tính V

b/ Tính % khối lượng của Fe và FeO trong hỗn hợp ban đầu

Câu 59. Cho 18 gam hỗn hợp rắn A gồm Cu và Fe3O4 vào H2SO4 đặc nóng dư thu được Vml khí đkc. Cũng lượng rắn A trên nhưng cho vào dd H2SO4 loãng thu được 6,4 gam chất rắn B.

a/ Tính V

b/ Tính % khối lượng của Cu

c/ Tính khối lượng muối sunfat tạo thành.

Câu 60. Cho 17,2 gam hỗn hợp Fe và Fe3O4 vào dd H2SO4 đặc nóng thu được 3,92 lít SO2 đkc và dd A.

a/ Tính % mFe

b/ Dẫn khí thu được vào 100ml dd Ca(OH)2 1,5M. Tính khối lượng muối tạo thành

Một phần của tài liệu Tom tat kien thuc hoa hoc lop 10 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w