TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên (11'– cặp).
- Các bước tiến hành:
+ HS quan sát hình 9.2, kết hợp với bản đồ, hoàn thành các nội dung học tập sau:
* Xác định vị trí địa lí của Nhật Bản.
* Mô tả đặc điểm địa hình, sông ngòi, khí hậu của Nhật Bản.
* Hãy mô tả đặc điểm các dòng biển Nhật Bản và các hệ quả của chúng.
* Học sinh khá giỏi: Thiên nhiên Nhật Bản có những thuận lợi, khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế?
+ HS trình bày và chỉ bản đồ.
+ GV tổng kết, bổ sung một số kiến thức sau:
* Toàn bộ quần đảo có khoảng 1040 đảo lớn nhỏ tạo thành một vòng cung đảo với 4 đảo chính. Là khu vực mà các hoạt động kiến tạo vẫn còn tiếp diễn. Động đất, núi lửa thường xuyên xảy ra, trên cả lục địa lẫn dưới biển.Có khoảng 150 ngọn núi lửa, trong đó có tới 40 ngọn đang hoạt động. Phú Sĩ là ngọn núi lửa đang hoạt động và là đỉnh cao nhất Nhật Bản (3776m). Trên đỉnh núi quanh năm tuyết phủ, phong cảnh đẹp, hùng vĩ, đã trở thành biểu tượng của nước Nhật, thu hút nhiều khách du lịch.
* Lãnh thổ Nhật Bản nằm trên các vĩ độ: 20025’ đến 45033’ (kể cả một số đảo nhỏ) kéo dài theo hướng Bắc Nam. Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam.
Khí hậu ẩm ướt (1000 – 3000mm/năm).
* Sông ngắn, dốc, nước chảy xiết, có giá trị thuỷ điện và tưới tiêu. Bờ
TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. Điều kiện tự nhiên 1. Đặc điểm:
a. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Đất nước quần đảo, ở phía Đông châu Á - Gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ, có dạng hình vòng cung được bao bọc bởi các biển và đại dương.
b. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp (chiếm 80% diện tích), đồng bằng nhỏ hẹp ven biển
- Nhiều vũng vịnh rộng, kín gió
- Khí hậu gió mùa phân hoá đa dạng từ Bắc xuống Nam: Thay đổi từ khí hậu ôn đới đến khí hậu cận nhiệt đới, mưa nhiều - Sông ngắn, dốc
- Nơi giao thoa của các dòng biển nóng lạnh
- Nghèo tài nguyên: than đá, đồng, sắt...
2. Đánh giá a. Thuận lợi
- Phát triển kinh tế biển: Xây dựng hải cảng, đánh bắt thuỷ sản...
- Mở rộng giao lưu với các nước bằng đường biển
- Thiên nhiên đa dạng, nhiều cảnh đẹp và suối nước nóng, hấp dẫn du lịch
- Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp khá đa dạng...
b. Khó khăn
- Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ
- Thiếu đất trồng trọt - Nhiều thiên tai
- Thiếu nguyên liệu phát triển công nghiệp
biển chia cắt mạnh tạo nhiều vũng, vịnh kín, thuận lợi cho tàu bè trú ngụ và xây dựng các hải cảng.
Gv tích hợp: Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản, đất nước ‘ Xử Sở Hoa Anh Đào” làm gì để đáp ứng nhiên liệu cho ngành công nghiệp phát triển?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dân cư, xã hội (10' hoạt động theo từng cặp).
- Các bước tiến hành:
+ HS trao đổi theo từng cặp, nghiên cứu bảng số liệu 9.1, kênh hình trên màn hình, hoàn thành phiếu học tập sau:
1. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư:
- Số dân:...
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên:...
- Cấu trúc dân cư theo độ tuổi:...
- Phân bố dân cư:...
2. Đặc điểm xã hội nổi bật:...
3. Tác động của dân cư đến sự phát triển KT - XH:
- Tích cực:...
- Hạn chế:...
+ Đại diện các cặp trình bày nội dung. Các cặp khác nhận xét và bổ sung các kiến thức còn thiếu
+ GV nhận xét và chuẩn xác nội dung kiến thức
GV tích hợp: Nhật Bản là nước đông dân công nghiệp phát triển, thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa , vậy vấn đề cần thiết đặt ra là làm gì để hạn chế tác hại của thiên tai gây ra?
Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình phát triển kinh tế (15' - hoạt động theo cặp/ nhóm).
- Các bước tiến hành:
Bước 1:
+ GV kể một vài câu chuyện ngắn về sự suy sụp nghiêm trọng của nền
II. Dân cư 1. Đặc điểm
- Là nước đông dân
- Tốc độ tăng dân số hàng năm thấp và giảm dần (2005: 0,1%)
- Cấu trúc dân số già. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn
- Phân bố dân cư không đều: Chủ yếu tập trung trong các thành phố ven biển. Tỉ lệ dân số thành thị trên 80%.
- Lao động cần cù, tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng giáo dục.
2. Đánh giá - Thuận lợi:
+ Nguồn nhân lực có chất lượng cao là nhân tố quyết định sự phát triển của nền KT
- Khó khăn:
+ Thiếu lao động, chi phí cho phúc lợi xã hội lơn.
III. Tình hình phát triển kinh tế
1. Giai đoạn 1950 - 1973 a. Tình hình
kinh tế Nhật Bản sau thế chiến thứ 2.
+ HS quan sát bảng số liệu 9.2:
Nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản thời kì 1950 – 1973.
-> HS trình bày, GV khái quát tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản, gọi đó là sự phát triển thần kì.
* Học sinh khá giỏi: Tại sao từ một nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng sau chiến tranh, từ năm 1950 – 1973, Nhật Bản đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao như vậy?
-> HS trình bày, GV chuẩn xác kiến thức, có liên hệ với một số chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế nước ta hiện nay về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế nhiều thành phần.
Bước 2:
+ GV nêu thông tin: Từ sau năm 1973, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm xuống, đến năm 1980 chỉ đạt 2,6%.
*Học sinh khá giỏi: Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Nhật Bản giảm sút nhanh đến vậy? Chính phủ Nhật Bản đã có biện pháp gì để khôi phục nền kinh tế?
-> HS dựa vào nội dung SGK và hiểu biết thực tế trả lời
-> GV giảng giải về các giải pháp điều chỉnh chiến lược phát triển và nêu kết quả đạt được.
+ Các cặp nghiên cứu bảng 9.3:
Nhận xét về tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1990 - 2005.
Gợi ý:
* Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1990 – 2001.
* Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2003 – 2005.
* Rút ra kết luận.
-> HS trình bày. Các cặp nhóm
- Nhanh chóng khôi phục nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng sau chiến tranh (1952) và phát triển cao độ (1955 – 1973).
- Tốc độ tăng trưởngcao.
b. Nguyên nhân
- Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới.
- Tập trung cao độ phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
2. Giai đoạn 1973 – 2005
- 1973 – 1974 và 1979 – 1980, tốc độ giảm (2,6% - 1980) do khủng hoảng dầu mỏ.
- 1986 – 1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt TB 5,3% do điều chỉnh chiến lược kinh tế
- Từ năm 1991, tốc độ chậm lại nhưng tổng sản phẩm xã hội của Nhật vẫn rất cao -> Nhật Bản đứng thứ hai thế giới về kinh tế, khoa học – kĩ thuật và tài chính.
nhận xét và bổ sung
-> GV chuẩn xác kiến thức
Hoạt động 4: Củng cố, đánh giá (4 phút)
- Câu hỏi:
a. Nối ý cột A và cột B để phản ánh đúng đặc điểm phát triển kinh tế của Nhật ở những thời kì khác nhau:
A.
Thời kì
B. Đặc điểm phát triển kinh tế
Thập kỉ 50 - 70
a. Nỗ lực hợp lí hoá
b. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng
c. Hiện đại hoá các ngành kinh tế
d. Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài
Thập kỉ 80 - 90
e. Phát triển các ngành kinh tế mũi nhón theo từng thời kì
f. Đầu tư vốn lớn
g. Phát triển các ngành có hàm lượng KHKT cao
Đáp án: Thập kỉ 50 - 70: a, b, e, f Thập kỉ 80 - 90: c, d, g b. Tại sao Nhật Bản phải duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng:
-> Đáp án:
- Nhật Bản là nước đông dân, duy trì cơ cấu KT 2 tầng sẽ giúp giải quyết việc làm, tận dụng nguồn lao động và thị trường trong nước.
- Dễ dàng chuyển giao công nghệ từ xí nghiệp lớn cho xí nghiệp nhỏ.
- Là nước nghèo tài nguyên duy trì cơ cấu KT 2 tầng sẽ giúp cho Nhật tận dụng nguồn tài nguyên tại chỗ. Tạo điều kiện cho nền KT linh hoạt hơn, giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài.
Hoạt động 5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
- Làm bài tập 3 SGK.
- Chuẩn bị nội dung tiết 22 - Nhật Bản - Tiếp theo