A. Thông điệp của Tổng thống Mĩ - Tơruman trước Quốc hội Mĩ.
B. Mĩ thông qua "Kế hoạch Macsan" viện trợ cho các nước Tây Âu.
C. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập.
D. Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Câu 2. Nguyên nhân chính khiến Mĩ và Liên Xô đối đầu với nhau sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Do hai cường quốc có sự đối lập về mục tiêu và chiến lược.
B. Do hai nước tranh chấp quyền kiểm soát ở bán đảo Triều Tiên.
C. Hai nước đều có tham vọng làm bá chủ thế giới.
D. Do tranh chấp lợi ích của hai nước ở khu vực các nước sản xuất dầu mỏ.
Câu 3. Cục diện Chiến tranh lạnh chính thức được xác lập vào lúc nào?
A. Ngay sau khi Hội nghị Ianta kết thúc.
B. Khi xuất hiện hai khối quân sự NATO và Hiệp ước Vacsava.
C. Khi hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên chính thức thành lập.
D. Khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.
Câu 4. Chiến tranh lạnh chính thức kết thúc vào lúc nào?
A. Tháng 8-1975, định ước Henxinki được kí kết.
B. Tháng 3-1985, Gioocbachốp tiến hành công cuộc cải tổ ở Liên Xô.
C. Tháng 12-1989, cuộc gặp gỡ hai nhà lãnh đạo hai nước Liên Xô và Mĩ tại đảo Manta (Địa Trung Hải).
D. Tháng 12-1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.
Câu 5. Chiến tranh lạnh kết thúc mở ra điều kiện gì cho quan hệ quốc tế?
A. Bị chi phối bởi các nước công nghiệp phát triển.
B. Thúc đẩy sự hình thành trật tự thế giới đa cực.
C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
D. Mĩ có điều kiện thực hiện âm mưu bá chủ thế giới.
Câu 6. Nội dung nào không phải là xu thế của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh?
A. Trật tự thế giới mới đang hình thành ngày càng theo xu hướng đa cực.
B. Các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển của mình.
C. Các nước công nghiệp phát triển cạnh tranh quyết liệt để giành giật thị trường.
D. Nhiều khu vực vẫn diễn ra các cuộc tranh chấp, xung đột, nội chiến.
Câu 7. Từ năm 2001 trở lại đây, thách thức lớn nhất đối với các quốc gia dân tộc trên thế giới là gì?
A. Phong trào li khai.
B. Chủ nghĩa khủng bố.
C. Phong trào "Mùa xuân Ả Rập".
B. Chủ nghĩa bành trướng trên biển.
Câu 8. Tháng 3-1947, Tổng thống Mĩ Tơ-ru-man chính thức phát động
"chiến tranh lạnh" nhằm mục đích gì?
A. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Giữ vững nền hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh.
C. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của công nhân các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Chống phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh.
Câu 9. Sự kiện nào dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ?
A. Sự hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai
B. Sự ra đời của "Chủ nghĩa Tơ-ru-man" và cuộc "Chiến tranh lạnh" (3- 1947)
C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)
D. Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tháng 4- 1949.
Câu 10. Trật tự "hai cực" Ianta chính thức bị tan rã vào lúc nào?
A. Khi Chiến tranh lạnh chấm dứt (12-1989), thế đối đầu giữa Mĩ và Liên Xô kết thúc.
B. Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách-mở cửa thoát khỏi sự ảnh hưởng sâu sắc của Liên Xô.
C. Khủng hoảng dầu mỏ (1973) làm suy giảm nghiêm trọng sức mạnh kinh tế, quân sự của Mĩ.
D. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ (12- 1991), hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại.
Câu 11. Thế nào là “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động theo phương thức đầy đủ nhất ?
A. Thực tế chưa gây chiến tranh, nhưng chạy đua vũ trang căng thẳng, thực hiện phương châm "đu đưa trên miệng hố chiến tranh".
B. Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới.
C. Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương.
D. Chưa gây chiến tranh nhưng dùng chính sách viện trợ để khống chế các nước.
Câu 12. Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho quan hệ quốc tế trong suốt thời gian cuộc chiến tranh lạnh là
A. các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang.
B. thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.
C. Hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu.
D. Các nước phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt.
Câu 13. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mục tiêu bao trùm của Mĩ là A. Tiến tới xóa bỏ hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh.
C. Tiêu diệt phong trào công nhân ở các nước tư bản.
D. Thực hiện mưu đồ làm bá chủ toàn thế giới.
Câu 14. Để thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới, Mĩ lo ngại nhất vấn đề gì?
A. Ảnh hưởng của Liên Xô và thắng lợi của cách mạng Đông Âu.
B. Sự thắng lợi của cách mạng Trung Quốc, nước CHND Trung Hoa ra đời.
C. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được thiết lập trên thế giới.
D. Sự vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu, Nhật Bản cạnh tranh với Mĩ.
Câu 15. Bản thông điệp của Tổng thống Tơ-ru-man gửi tới quốc hội Mĩ ngày 12-3-1947 là sự khởi đầu cho điều gì?
A. Chính sách thực lực của Mĩ sau chiến tranh.
B. Mưu đồ bá chủ thế giới của Mĩ.
C. Chính sách chống các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Chính sách chống Liên Xô, gây nên tình tranh chiến tranh lạnh.
Câu 16. Tháng 6-1947 diễn ra sự kiện gì liên quan đến các nước Tây Âu?
A. Thành lập Liên minh châu Âu.
B. Mĩ thông qua "Kế hoạch Macsan".
C. Thành lập khối quân sự NATO.
D. Mĩ chi viện cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Câu 17. "Kế hoạch Macsan" (6-1947) còn được gọi là gì?
A. Kế hoạch phục hưng châu Âu.
B. Kế hoạch khôi phục châu Âu.
C. Kế hoạch khôi phục kinh tế Tây Âu.
D. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu.
Câu 18. Sự đối lập về quân sự giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa được xác lập từ sự kiện nào?
A. Sự ra đời của Học thuyết Tơ-ru-man.
B. Mĩ thông qua "chiến lược toàn cầu" phản cách mạng.
C. Sự ra đời của khối NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacsava.
D. "Kế hoạch Macsan" và tổ chức SEV được thông qua.
Câu 19. Tháng 8-1975, 33 nước châu Âu đã kí kết Định ước Hen-xin-ki với những nước nào?
A. Mĩ và Mê-hi-cô.
B. Liên Xô và Mê-hi-cô.
C. Ca-na-đa và Liên Xô.
D. Mĩ và Ca-na-đa.
Câu 20. Tháng 12-1989, tại cuộc gặp không chính thức ở đảo Manta (Đại Trung Hải), Tổng thống Mi G. Bu-sơ và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đã cùng tuyên bố vấn đề gì?
A. Chấm dứt chạy đua vũ trang.
B. Hạn chế vũ khí hạt nhân hủy diệt.
C. Chấm dứt chiến tranh lạnh.
D. Tăng cường vai trò của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Câu 21. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có ưu thế gì về vũ khí?
A. Chế tạo được nhiều vũ khí thông thường mới.
B. Có đội tàu ngầm hiện đại.
C. Có nhiều chiến hạm trên biển.
D. Nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử, hạt nhân.
Câu 22. Căn cứ vào điều gì, Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới?
A. Mĩ có nền kinh tế vượt trội so với phần còn lại của thế giới.
B. Mĩ là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
C. Mĩ là nước có vai trò lớn trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.
Câu 23. Sau Chiến tranh lạnh, các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển như thế nào?
A. Tập trung phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.
B. Hình thành các liên minh khu vực để bảo vệ chủ quyền quốc gia và phát triển kinh tế.
C. Tiến hành nhất thể hóa các tổ chức liên kết khu vực, hình thành liên minh chính trị, quân sự.
D. Tăng cường quan hệ hợp tác với Mĩ, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Mĩ đối với kinh tế, quân sự của quốc gia.
Câu 24. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX là A. Xu thế toàn cầu hóa.
B. Cục diện chiến tranh lạnh.
C. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
D. Các khối quân sự đối lập nhau.
Câu 25. Sự kiện nào sau đây khẳng định xã hội chủ nghĩa đã trở thành hệ thống thế giới?
A. Nước Cộng hòa dân chủ Đức được thành lập.
B. Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời.
C. Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
D. Sự thành lập các Nhà nước Dân chủ Nhân dân Đông Âu.
---