1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban của Công ty
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc Ban Kiểm soát. Có quyền quyết định chiến lược phát triển của Công ty, quyết định phương án đầu tư với các dự án đầu tư, quyết định phát triển hay giải thể, quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế nội bộ Công ty. Chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ, những sai phạm trong quản lý gây thiệt hại cho Công ty.
Ban kiểm soát: Là người cùng Hội đồng quản trị kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành Công ty. Mỗi thành viên trong Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách và báo cáo tài chính.
Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề liên quan đến quản lý, hoạt động của Công ty khi cần thiết. Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị.
Giám đốc: Giữ vai trò lãnh đạo chung toàn Công ty, ngoài ra trực tiếp điều hành các lĩnh vực cụ thể như: Công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch và định hướng phát triển của Công ty, công tác tổ chức và đào tạo nhân sự, xây dựng các quy chế, quy định nội bộ, công tác tài chính và hạch toán kinh tế, công tác tiền lương, công tác tiếp thị đấu thầu, công tác đầu tư phát triển, thu hồi vốn và công nợ, công tác kiểm toán.
Phó giám đốc: Phó giám đốc giúp giám đốc các công việc SXKD theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
Phó giám đốc phải thường xuyên báo cáo kết quả công tác của mình
Trong quá trình giải quyết công việc có các mối quan hệ với cá nhân hoặc tổ chức ngoài Công ty thì trước khi giải quyết cần có ý kiến thống nhất về nguyên tắc với Giám đốc. Đồng thời trong quá trình giải quyết phải thường xuyên báo cáo với Giám đốc về kết quả thực hiện.
Phòng Tổ chức – Hành chính: Phòng tổ chức – hành chính tham mưu cho lãnh đạo Công ty và đề xuất những phương án trong công tác xây dựng, qui hoạch, tuyển dụng và quản lý cán bộ, công nhân viên của Công ty phù hợp với mục đích và định hướng SXKD của đơn vị. Quản lý, bố trí, điều phối cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng sản xuất của các CT. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, hợp đồng lao động của người lao động thuộc phạm vi quyền hạn của Công ty. Giải quyết các quyền lợi của người lao động. Tổ chức tốt công tác quản trị, hành chính để đảm bảo cho bộ máy Công ty hoạt động hiệu quả.
Phòng Kế hoạch - Thị trường: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực điều độ sản xuất, theo dõi quản lý kế hoạch hoạt động kinh doanh, đầu tư, giá cả, hợp đồng kinh tế, khối lượng sản phẩm thực hiện của Công ty, giao khoán và thanh, quyết toán công trình.
+ Tổ chức mời thầu, làm thủ tục đấu thầu các hợp đồng kinh tế sau khi xét thầu các dự án của Công ty. Tiếp nhận các hồ sơ (dự toán, thiết kế kỹ thuật...) của chủ công trình để triển khai thực hiện hợp đồng kinh tế giữa Công ty với Chủ đầu tư.
+ Xây dựng giá công trình bên Chủ đầu tư duyệt. Nghiệm thu, thanh quyết toán công trình và lập phiếu giá thanh toán công trình với các chủ đầu tư.
+ Bảo quản, giữ gìn bí mật hoạt động kinh doanh của Công ty.
Phòng Kỹ thuật thi công: Phòng kỹ thuật thi công tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, chất lượng, công nghệ thi công cầu, đường, hầm, cảng, kiến trúc... Công tác ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật và quy trình sản xuất, thi công của Công ty.
+ Hướng dẫn các Đội, Ban chỉ đạo nghiên cứu bản vẽ thiết kế, lập và duyệt biện pháp tổ chức thi công các dự án trong hồ sơ dự thầu trước khi ký giao khoán nội bộ với các đơn vị.
+ Giám sát và chỉ đạo thi công các công trình hoặc hạng mục của công trình theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt.
+ Thực hiện chỉ đạo và quản lý kỹ thuật chất lượng, khối lượng ở các công trình.
+ Hướng dẫn, kiểm tra Ban chỉ đạo các Đội lập hồ sơ hoàn công toàn bộ công trình. Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình với Chủ đầu tư.
Phòng Tài chính – kế toán: Phòng Tài chính – Kế toán xây dựng kế hoạch tài chính, tín dụng và tham gia xây dựng kế hoạch SXKD hàng tháng, quý, năm. Tổ chức và quản lý sử dụng nguồn vốn có hiệu quả phục vụ cho SXKD và luân chuyển vốn. Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn trong quá trình SXKD của Công ty. Cung cấp số liệu, tài liệu có liên quan tới công tác SXKD, kiểm tra, phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch, công tác thanh quyết toán công trình. Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong Công ty nhằm đánh giá và đưa ra các giải pháp giúp Công ty ngày càng phát triển hơn.
Phòng vật tư thiết bị: Phòng vật tư thiết bị tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong công tác đầu tư, quản lý tài sản vật tư, quản lý và khai thác máy, thiết bị của Công ty đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức cung ứng vật tư chính và vật tư thi công phục vụ các công trình. Theo dõi sửa chữa, bảo trì máy, thiết bị để hoạt động phục vụ thi công, sản xuất bình thường.
Nắm vững số lượng, chủng loại, chất lượng các loại xe máy thiết bị và khả năng hoạt động.
+ Căn cứ tiên lượng vật tư kỹ thuật, vật tư thi công được Giám đốc duyệt, tổ chức cung ứng vật tư chính, vật tư thi công đến chân công trình. Lập phiếu nhập xuất, tổng hợp và lưu trữ tài liệu, số liệu vật tư thiết bị.
+ Xây dựng các loại định mức (vật tư; nhiên liệu; máy...), thành viên Hội đồng khoán trong lĩnh vực chi phí vật tư, thiết bị. Quản lý kho vật tư Công ty.
Các đội thi công: Chức năng nhiệm vụ của Đội là tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, sử dụng và khai thác các nguồn lực để thực hiện các công việc cụ thể tại Công trường. Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật, triển khai xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức thi công và tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất do Công ty giao.