Chương 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH MAY NHẬT TRUNG NAM
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc kênh phân phối hiện tại của công ty
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc kênh phân phối hiện tại của công ty
Sản phẩm của công ty may Nhật Trung Nam chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước. Để đạt được vị thế này, công ty phải nỗ lực rất nhiều để nắm bắt cơ hội thị trường, khắc phục các khó khăn, các tác động, thách thức từ mọi yếu tố của môi trường vĩ mô và vi mô.
Môi trường vĩ mô
Ảnh hưởng từ cơ chế, chính sách của Nhà nước và quy mô dân số: Theo Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Chính phủ sẽ thực hiện đồng loạt các giải pháp tạo điều kiện cho ngành dệt may tăng trưởng nhanh, ổn định và hiệu quả. Các giải pháp này tạo ra không ít những cơ hội cũng như thách thức cho ngành dệt may nói chung, cho Công ty May Nhật Trung Nam nói riêng. Những lợi ích mà chính sách này mang lại cho công ty Cổ phần may Nhật Trung Nam như việc chuyển đổi nguồn cung cấp nguyên liệu để sản xuất . Nhờ Chính phủ chú trọng đầu tư sản xuất nguồn nguyên liệu dệt may trong nước như trồng cây bông, xây dựng các nhà máy sản xuất sợi, nhuộm…, công ty sẽ lựa chọn được những nguồn cung cấp nguyên vật liệu trong nước với chi phí rẻ hơn thay cho việc nhập khẩu từ nước ngoài như hiện nay. Tuy nhiên, chính sách này khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành dệt may, điều này sẽ mang lại nguy cơ cho công ty bởi nó sẽ làm xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường cùng kinh doanh sản phẩm dệt may. Về dân số, với dân số hơn 90 triệu dân của Việt Nam nói chung và hơn 10 triệu dân tại TP.HCM và các tỉnh lân cận nói riêng( theo số liệu từ tạp chí kinh tế) cho thấy thị trường dệt may trong nước là một thị trường tiềm năng, hơn nữa mức tiêu thụ dệt may trên còn thấp 0,8 kg/ người trong khi dân số lại không ngừng tăng lên. Từ đó công ty nắm bắt được sức cầu của các sản phẩm dệt may của thị trường mục tiêu và thiết lập các kênh phân phối thích hợp.
Ảnh hưởng từ yếu tố kinh tế: Sự biến động của các yếu tố kinh tế cũng ảnh hưởng rõ nét đến việc kinh doanh trên thị trường trong nước. Khủng hoảng kinh tế trong vài năm gần đây khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn. Quan sát thị trường trong nước vào mùa cao điềm cuối năm 2016, có thể thấy bức tranh tiêu dùng kém phần sôi động, thậm chí mức tiêu thụ ở một số vùng thị trường rất ảm đạm. Mặc dù các hang sản xuất các mặt hàng thời trang đồng loạt giảm giá, khuyến mại hay dùng những chiêu thức lôi kéo khách hàng khác nhau nhưng do người dân dè dặt trong chi tiêu nên mức tiêu thụ của các cửa hàng, các hãng sản xuất đều khó đạt như kế hoạch đặt ra, sản phẩm của công ty Cổ phần may Nhật Trung Nam cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, không phải các tác động của môi trường kinh tế lúc nào cũng tiêu cực, một
số yếu tố kinh tế không gây tác động xấu thậm chí tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh sản xuất và tiêu thụ trong nước như sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng giảm…
Ảnh hưởng từ từ môi trường ngành và vị thế của công ty trong ngành: Việc thông tin gia nhập TPP khiến cho hàng hóa trên thị trường trong nước chịu sức ép cạnh tranh lớn. Sự cạnh tranh trong ngành rất đa dạng do có nhiều hàng hóa được nhập từ nước ngoài đồng thời với sự gia tăng đầu tư vào các nhà máy, các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Sự cạnh tranh có thể là giữa các dòng sản phẩm cao cấp hay bình dân hay hàng chất lượng kém. Sự cạnh tranh cũng có thể là sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu trong cùng một dòng. Các sản phẩm của Nhật Trung Nam thuộc dòng sản phẩm bình dân nên trên thị trường hiện nay tràn ngập những hàng giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng không nhãn mác, thậm chí làm nhái, làm giả các nhãn hiệu có uy tín, điều này tạo ra những thách thức, rủi ro rất lớn cho những sản phẩm trong nước.
Bên cạnh nhiều khó khăn đó, môi trường ngành cũng có những tác động tích cực nhất định như chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển ngành may.
Ảnh hưởng từ thị trường lao động: Một thuận lợi lớn cho ngành sản xuất hàng dệt may trong nước là không đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ tay nghề quá cao hay phải có kỹ năng tinh vi. Đa số các doanh nghiệp sử dụng lao động phổ thông làm công nhân may trực tiếp, còn công nhân kỹ thuật, tự động hóa thì không cần bậc thợ cao. Trong khi đó, lực lượng lao động này của Việt Nam thì rất dồi dào và giá rẻ.
Nhật Trung Nam cũng tận dụng cơ hội từ nguồn nhân lực đó giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh về giá so với sản phẩm nhập từ nước ngoài.
Môi trường vi mô
Ảnh hưởng từ tính chất sản phẩm: Sản phẩm của Nhật Trung Nam có thể coi là loại hàng hoá thiết yếu. Do đó, việc phân phối hàng hoá này càng rộng rãi sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường tiêu dùng. Bên cạnh đó, sản phẩm có đầy đủ ba cấp độ: cấp độ thứ nhất là lợi ích cốt lõi, cấp độ thứ hai là hàng hoá hiện thực và cấp độ thứ ba hàng hoá bổ sung. Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và năng lực cạnh tranh của hai cấp độ sản phẩm ban đầu sẽ do quá trình sản xuất quyết định. Cấp độ thứ 3 nhằm tạo khả năng
thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng, cấp độ này bao gồm các yếu tố dịch vụ bán hàng, vận chuyển, hình thức thanh toán…. Các yếu tố này được đảm bảo và quyết định bởi khâu phân phối. Vì vậy, muốn tăng giá trị cho sản phẩm, công ty phải nhận thức được tầm quan trọng của quản trị kênh phân phối hiệu quả.
Ảnh hưởng từ khách hàng: Nhu cầu khách hàng là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những đặc tính tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc nhiều yếu tố như thị hiếu, thu nhập, hoàn cảnh sống… Nếu phân đoạn thị trường người tiêu dùng của Việt Nam theo thu nhập có thể thấy tồn tại 3 đoạn: thu nhập thấp, thu nhập trung bình và thu nhập cao. Trong đó, đoạn thị trường người tiêu dùng có thu nhập trung bình là quy mô lớn nhất và đầy tiềm năng. Đoạn thị trường này rất phù hợp với nhóm sản phẩm của Nhật Trung Nam và các nhãn hiệu tương đương và có thể gọi là nhóm sản phẩm “bình dân”. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho đoạn thị trường này có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ hơn so với các đoạn thị trường khác thể hiện: số lượng cửa hàng, đại lý quần áo‘bình dân”, lề đường không ngừng mọc lên khắp nơi từ thành thị đến nông thôn.