Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN
1.3. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội
1.3.2. Văn hóa - xã hội
Trên địa bàn huyện có trường Cao đẳng nông lâm Đông Bắc, có 3 trường THPT và 2 TTGDTX : THPT Hữu Lũng, THPT Vân Nham, THPT Tân Thành, TTGD thường xuyên tỉnh 2, TTGD thường xuyên huyện, có 27 trường THCS, 29 trường tiểu học và 28 trường mầm non.
Tổng dân số trên địa bàn huyện Hữu Lũng năm 2013 là 114.860 người, bằng 15,29% dân số của tỉnh Lạng Sơn, mật độ dân số 142 người/km2.
Bảng dân số và thành phần dân tộc huyện Hữu Lũng
Stt Dân tôc Số dân Tỷ lệ % Ghi chú
1 Cao Lan 1413 1,23
2 Dao 506 0,44
3 Hoa 161 0,14
4 Kinh 44681 38,9
5 Nùng 60071 52,3
6 Tày 7580 6,6
7 Dân tộc khác 448 0,39
(Nguồn- Phòng dân số kế hoạch hóa gia đình huyện năm 2013)
Như vậy dân tộc Nùng chiếm tỷ lệ dân số đông nhất tập trung ở các xã Tân Thành, Đô Lương, Hòa Thắng, Hồ Sơn, Minh Sơn, Vân Nham…Dân tộc Kinh sống tập trung ở thị trấn Mẹt và các xã Minh Sơn, Yên Thịnh, Yên Bình, Quyết Thắng, Sơn Hà, Đồng Tân…Họ định cư ở đây đã lâu nên có nhiều nét văn hóa giống dân tộc Tày, Nùng như cũng làm nhà sàn, người Kinh chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp, trồng rừng, một bộ phận nhỏ cư trú ở thị trấn và ven đường quốc lộ thì buôn bán. Dân tộc Tày chiếm tỷ lệ nhỏ, họ cư trú rải rác ở tất cả các xã trong huyện. Dân tộc Cao Lan chủ yếu sinh sống ở xã Thiện Kỵ và rải rác ở các xã Tân Lập, Hòa Sơn, Tân Thành, Đồng Tiến. Dân tộc Dao sống tập trung chủ yếu ở xã Hữu Liên.
Các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Dao, Sán Chỉ đều có bản sắc văn hoá riêng, có các làn điệu hát Then, hát Lượn, hát Lượn cổ Tày, Nùng, hát Chèo Cổ người Kinh, múa Chầu, múa Sư Tử... và kiến trúc xây dựng nhà sàn mang đậm sắc thái của vùng xứ Lạng. Các dân tộc sinh sống chủ yếu là nông nghiệp, những lúc nông nhàn họ cũng đi buôn bán. Trong sản xuất nông nghiệp người dân nơi đây chủ yếu trồng lúa, ngô, trồng rừng và chăn nuôi, ngoài ra họ còn khai thác lâm thổ sản, đan lát và một số nghề thủ công khác.
Các dân tộc ở Hữu Lũng chủ yếu ở nhà sàn, ăn cơm tẻ là lương thực chính, ngoài ra họ hay ăn cơm nếp, với nhiều loại chế biến như làm xôi, làm bánh, thích ăn các món xào, rán nhiều mỡ với một số món đặc sản như vịt quay, lợn quay, xôi ngũ sắc, khâu nhục, nem nướng, chè lam…
Về mặt văn hóa tinh thần, các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng rất đa dạng, phong phú, chủ yếu là đạo Phật và một số tôn giáo khác, cùng với các tín ngưỡng tồn tại lâu đời như tục thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ các vị thần, những anh hùng dân tộc, các tục tang ma, cưới xin, vào nhà mới… được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Hữu Lũng có khá nhiều di tích lịch sử, văn hóa vật thể, phi vật thể như đền, chùa, đình như đền Bắc Lệ (xã Tân Thành), đền Chúa Cà Phê, đền Voi Xô (xã Hòa Thắng), đền Quan Giám Sát, đền Chầu Lục (xã Hòa Lạc), Chùa Cã (xã Minh Sơn), đền Suối Ngang (xã Hòa Thắng), đền Phố Vị (xã Hồ Sơn), lễ hội Trò Ngô (xã Yên Thịnh), hội chợ Mẹt (T hị trấn H ữ u Lũn g ) tổ chức ngày 12 tháng giêng, ngày 27 tháng
3 Âm lịch, ngày 12 tháng 8 Âm lịch, hội chợ Phổng (xã Vân N h a m ) tổ chức vào ngày 20 tháng giêng, hội chợ Bắc Lệ (xã n TTâ h àn h ) tổ chức vào ngày 15 tháng giêng Âm lịch.(Xin xem phụ lục 1) Có nhiều hội đền như hội đền Bắc Lệ (xã Tân Thành), đền Suối Ngang (xã Hoà T hắn g ), đền Quan Giám Sát và đền 94 (xã Hoà Lạ c ), hội Trò Ngô (xã Y ên Thị n h ), đền Ba Nàng (xã C ai K i n h ), đền Gò Chùa ( xã Hữu Liên)...
(Xin xem phụ lục 1) là những điểm tâm linh, nơi sinh hoạt cộng đồng văn hóa của cả vùng và tỉnh. Ngoài ra các xã, thôn làng đều có những lễ hội riêng thường liên quan đến các ngôi đình làng nơi thờ người có công góp xây dựng làng xã, với nhiều hoạt động văn hóa cổ truyền độc đáo bao gồm cả phần lễ và phần hội. Ngoài ra ở đây có phong cảnh đẹp của vùng trung du miền núi phía Bắc, có nhiều địa danh, thắng cảnh trên địa bàn như Mỏ Heo xã Đồng Tân (có suối với phong cảnh đẹp), các xã Yên Thịnh, xã Hữu Liên môi trường và phong cảnh đẹp, có nhà sàn, suối nước, rừng cây, xã Tân Lập có hang Dơi, hang Thờ, hang Đèo Thạp, xã Thiện Kỳ có hang Rồng, có sông Thương chảy qua, có dãy núi Cai Kinh trùng điệp, nằm trên con đường 1A chạy qua... đều là những điểm có thể phát triển các loại hình văn hóa, nơi di cư, trú ngụ của các tộc người định cư lâu dài, sự giao thoa văn hóa giữa đồng bằng với vùng trung du, miền núi và với cả phương Bắc.
Tiểu kết chương 1
Huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có dân tộc Nùng chiếm đa số và cũng là chủ thể văn hóa mang đậm dấu ấn của người Nùng nơi giao thoa văn hóa giữa người Tày, Nùng và người Kinh từ dưới xuôi lên, nên rất đa dạng và phong phú, dân cư đông đúc, phân bố theo các thung lũng sông suối, khe đồi hình thành nên các xóm làng với nhiều thành phần dân tộc sinh sống, sản xuất đan xen từ lâu đời, cùng với quá trình di cư của các dân tộc từ nơi khác đến, đây cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Nên đến với Hữu Lũng là đến với mảnh đất giàu truyền thống và đậm đà, đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc, nơi lưu giữ dấu ấn nhiều giá trị văn hóa vật thể cũng như văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc.