20: SẮT - HỢP KIM SẮT: GANG, THÉP

Một phần của tài liệu De cuong on tap hoa 9 20132014 (Trang 33 - 38)

Câu 424 : Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng cacbon chiếm:

A. Trên 2 % B. Dưới 2 % C. Từ 2 % đến 5 % D. Trên 5 %

Đáp án: B

Câu 42 5 : Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S,… trong đó hàm lượng cacbon chiếm:

A. Từ 2 % đến 6 % B. Dưới 2 % C. Từ 2 % đến 5 % D. Trên 6 % Đáp án: C

Câu 42 6 : Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào lọ đựng khí clo. Hiện tượng xảy ra là:

A. Sắt cháy tạo thành khói trắng dày đặt bám vào thành bình B. Không thấy hiện tượng phản ứng

C. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ D. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu đen Đáp án: C

Câu 42 7 : Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng xảy ra là:

A. Không có hiện tượng gì cả B. Bạc được giải phóng, nhưng sắt không biến đổi C. Không có chất nào sinh ra, chỉ có sắt bị hoà tan D. Sắt bị hoà tan một phần, bạc được giải phóng Đáp án: D

Câu 428: Hoà tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào ddịch HCl (vừa đủ). Các sản phẩm thu được sau phản ứng là:

A. FeCl2 và khí H2 B. FeCl2, Cu và khí H2 C. Cu và khí H2 D. FeCl2 và Cu Đáp án: B

Câu 429 : Dụng cụ làm bằng gang dùng chứa hoá chất nào sau đây?

A. Dung dịch H2SO4 loãng B. Dung dịch CuSO4

C. Dung dịch MgSO4 D. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội

Câu 430: Kim loại được dùng để làm sạch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4 là:

A. Fe B. Zn C. Cu D. Al

Đáp án: A

Câu 431: Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, để làm sạch tấm kim loại vàng ta dùng:

A. Dung dịch CuSO4 dư B. Dung dịch FeSO4 dư C. Dung dịch ZnSO4 dư D. Dung dịch H2SO4 loãng dư Đáp án: D

Câu 432: Trong các chất sau đây chất nào chứa hàm lượng sắt nhiều nhất?

A. FeS2 B. FeO C. Fe2O3 D. Fe3O4

Đáp án: B

Câu 433: Để chuyển FeCl3 thành Fe(OH)3, người ta dùng dung dịch:

A. HCl B. H2SO4 C. NaOH D. AgNO3

Đáp án: C

Câu 434: Phản ứng tạo ra muối sắt (III) sunfat là:

A. Sắt phản ứng với H2SO4 đặc, nóng. B. Sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng C. Sắt phản ứng với dung dịch CuSO4 D. Sắt phản ứng với dung dịch Al2(SO4)3

Đáp án: A

Câu 435: Hoà tan 16,8 gam kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2

(đktc). Kim loại đem hoà tan là:

A. Mg B. Zn C. Pb D. Fe

Đáp án: D

Câu 436: Khử một lượng quặng hemantit chứa 80% (Fe2O3) thu được 1,68 tấn sắt, K.lượng quặng cần lấy là:

A. 2,4 tấn B. 2,6 tấn C. 2,8 tấn D. 3,0 tấn

Đáp án: D

Câu 437: Một loại quặng chứa 82 % Fe2O3. Thành phần phần trăm của Fe trong quặng theo khối lượng là:

A. 57,4 % B. 57,0 % C. 54,7 % D. 56,4 %

Đáp án: A

Câu 438: Một tấn quặng manhetit chứa 81,2 % Fe3O4. Khối lượng Fe có trong quặng là:

A. 858 kg B. 885 kg C. 588 kg D. 724 kg

Đáp án: C

Câu 439: Clo hoá 33,6 gam một kim loại A ở nhiệt độ cao thu được 97,5 gam muối ACl3. Vậy A là kim loại:

A. Al B. Cr C. Au D. Fe

Đáp án: D

Câu 440: Ngâm một lá sắt có khối lượng 20 gam vào dung dịch bạc nitrat, sau một thời gian phản ứng nhấc lá kim loại ra làm khô cân nặng 23,2 gam. Lá kim loại sau phản ứng có:

A. 18,88 gam Fe và 4,32 gam Ag B. 1,880 gam Fe và 4,32 gam Ag C. 15,68 gam Fe và 4,32 gam Ag D. 18,88 gam Fe và 3,42 gam Ag Đáp án: A

BÀI TẬP TỰ LUẬN KIỂM TRA 15 ph, KIỂM TRA 1 TIẾT và KIỂM TRA HỌC KÌ I DẠNG 1: Viết PTHH thực hiện theo dãy chuyển hóa?

 (2) CaSO4

Bài tập mẫu: Hãy viết PTHH theo biến hóa sau S SO2 H2SO3 Na2SO3 SO2

 (6) Na2SO3

Trả lời: các PTHH theo chuyển hóa:

(1) S + O2 SO2

(2) SO2 + CaO CaSO3 Hoặc SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 + H2O (3) SO2 + H2O H2SO3

(4) H2SO3 + 2 NaOH Na2SO3 + 2 H2O Hoặc H2SO3 + Na2O Na2SO3 + H2O (5) Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + SO2 + H2O

(6) SO2 + 2 NaOH Na2SO3 + H2O Hoặc SO2 + Na2O Na2SO3

Bài tập tự giải: Dựa vào tính chất của mỗi chất, hãy viết PTHH theo sơ đồ biến hóa sau:

Bài 1/ Ca CaO Ca(OH)2 CaCO3 CaSO4 Ca(OH)2

Bài 2/ Cu CuO CuCl2 Cu(OH)2 CuSO4 Cu(NO3)2

Bài 3/ Mg MgO MgCl2 Mg(OH)2 Mg(NO3)2 MgSO4

Bài 4/ Zn ZnO ZnCl2 Zn(OH)2 Zn(NO3)2 ZnSO4

Bài 5/ Al Al2O3 AlCl3 Al(OH)3 Al(NO3)3 Al2(SO4)3

Bài 6/ Ba BaO Ba(OH)2 BaCl2 Ba(NO3)2 BaSO4

Bài 7/ Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 FeCl3 Fe2(SO4)3

Bài 8/ Fe2O3 Fe FeCl2 Fe(OH)2 FeSO4 BaSO4

Bài 9/ Na2SO3 SO2 SO3 H2SO4 Na2SO4 BaSO4

Bài 10/ Fe(OH)3 Fe2O3 Fe FeSO4 Fe(OH)2 FeCl2

DẠNG 2: Nhận biết các chất mất nhãn bằng phương pháp hóa học?

Bài 1: (5/6). Có hỗn hợp khí CO2 và O2. Làm thế nào để thu được khí O2 từ hỗn hợp trên? Viết PTHH Bài 2: (1/9 và 2/9). Bằng phương pháp hóa học có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau:

a. Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O b. Hai chất khí không màu là CO2 và O2

c. Hai chất rắn màu trắng là CaO và CaCO3

d. Hai chất rắn màu trắng là CaO và MgO

Bài 3: (2/11). Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học:

a. Hai chất rắn màu trắng là CaO và P2O5

b. Hai chất khí không màu là SO2 và O2

Bài 4 : Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: HCl, H2SO4, Ba(OH)2, Na2SO4. Chỉ được dùng quì tím làm thuốc thử, hãy nhận biết mỗi lọ dung dịch trên? Viết PTHH minh họa.

Bài 5 : Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: HCl, H2SO4, Ba(OH)2, Na2CO3. Không được dùng thuốc thử nào khác, hãy nhận biết mỗi lọ dung dịch trên? Viết PTHH minh họa.

DẠNG 3: Giải toán theo PTHH

Bài 1 : (6/6). Cho 1,6 gam đồng (II) oxit tác dụng với 100 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20 %.

a. Viết PTHH xảy ra?

b. Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc?

Đáp số: a) PTHH; b) 3,25 (%) và 17,76 (%)

Bài 2 : (3/9). Cho 200 ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5M hòa tan vừa hết 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3

a. Viết các PTHH xảy ra?

b. Tính khối lượng mỗi oxit ban đầu?

c. Tính thành phần phần trăm mỗi oxit có trong hỗn hợp?

Đáp số: b) 4 (gam) và 16 (gam); c) 80 (%) và 20 (%)

Bài 3 : (4/9). Biết 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng đủ với 200 ml ddịch Ba(OH)2, sản phẩm là BaCO3 và H2O a. Viết PTHH xảy ra?

b. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng?

c. Tính khối lượng chất kết tủa thu được?

Đáp số: b) 0,5 (M); c) 19,7 (gam)

Bài 4 : (6/11). Dẫn 112 ml khí SO2 (đktc) đi qua 700 ml dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ 0,01M, sản phẩm thu được là muối sunfit và nước.

a. Viết PTHH xảy ra?

b. Tính khối lượng các chất sau phản ứng?

Đáp số: b) 0,6 (gam) và 0,148 (gam)

Bài 5 : Cho một lượng bột kẽm dư vào 50 ml dung dịch axit sunfuric loãng, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc).

a. Viết PTHH xảy ra?

b. Tính khối lượng kẽm đã tham gia phản ứng?

c. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch axit đã dùng?

d. Tính khối khối lượng muối thu được sau phản ứng?

Đáp số: b) 9,75 (gam); c) 3 (M); d) 24,15 (gam)

Bài 6 : Cho 4,4 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí (đktc) a. Viết các PTHH xảy ra?

b. Tính thành phần trăm mỗi chất trong hỗn hợp trên?

c. Phải dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M cho phản ứng?

Đáp số: b) 54,55 (%) và 45,45 (%); c) 150 (ml) Bài 7 : Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 200 ml dung dịch Ca(OH)2

a. Viết PTHH xảy ra?

b. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch bari hiđroxit đã dùng?

c. Tính khối lượng chất kết tủa thu được?

Đáp số: b) 0,5 (M); c) 10 (gam)

Bài 8 : Dẫn 224 ml khí SO2 (đktc) đi qua 1,4 lít dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ 0,02 M, thu được sản phẩm là muối canxi sunfit và nước.

a. Viết PTHH xảy ra?

b. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng?

Đáp số: b) 0,296 (gam) và 1,17 (gam)

Bài 9 : Hòa tan 12,1 gam hỗn hợp gồm CuO và ZnO thì cần 100 ml dung dịch HCl 3M a. Viết các PTHH xảy ra?

b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp?

c. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20 % để hòa tan hoàn toàn lượng hỗn hợp oxit trên?

Đáp số: b) 33,06 (%) và 66,94 (%); c) 73,5 (gam)

Bài 10 : Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 gam CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 gam AgNO3

a. Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết PTHH xảy ra?

b. Tính khối lượng kết tủa sinh ra?

c. Tính nồng độ mol/lít của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng?

Biết rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

Đáp số: b) 1,791 (gam); c) 1,955 (M) và 0,09 (M)

Bài 11 : Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại gồm Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 0,56 lít khí (đktc)

a. Viết PTHH xảy ra?

b. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng?

c. Tính thể tích dung dịch axit sunfuric 2M cần cho phản ứng?

Đáp số: b) 8,875 (gam); c) 0,05 (lít)

Bài 12 : Cho 0,83 gam hỗn hợp hai kim loại gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 0,56 lít khí (đktc)

a. Viết PTHH xảy ra?

b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

Đáp số: b) 67,47 (%) và 32,53 (%) Bài 13: Cho 7,75g natri oxit tác dụng với nước, thu được 250ml dd bazơ.

a. Tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được.

b. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 20% cần dùng để trung hòa hết lượng bazơ nói trên. Từ đó tính thể tích dung dịch H2SO4 đem dùng, biết D = 1,14g/ml.

Đáp số: a) 61,25 (gam); b) 53,728 (ml)

Bài 14: Hòa tan 21,1gam hỗn hợp A gồm Zn và ZnO bằng 200gam dung dịch HCl (vừa đủ) thu được dung dịch B và 4,48 lít khí H2.

a. Xác định khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp A.

b. Tính C% của dung dịch HCl đã dùng.

c. Tính khối lượng muối có trong dung dịch B.

Đáp số: a) 13(gam); 8,1 (gam); b) 10,95 (%); c) 40,8 (gam)

Bài 15: Cho 21g hỗn hợp bột nhôm và nhôm oxit tác dụng với ddịch HCl dư làm thoát ra 13,44 l khí (đktc).

a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.

b. Tính thể tích dung dịch HCl 36% (D = 1,18g/ml) để hòa tan vừa đủ hỗn hợp đó.

Đáp số: a) 51,43 (%); 48,57 (%); b) 120,29 (ml)

Bài 16: Cho 15,75 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu và Zn vào dd H2SO4 loãng dư, thu được 33,6l khí (đktc).

a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

b. Tính khối lượng dung dịch muối 20% thu được.

Đáp số: a) 9,75 (gam); 6,0 (gam); b) 120,75 (gam) Bài 17: Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO vào 150 ml dung dịch HCl 2M.

a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp đầu.

b. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 20 % cần để hòa tan hỗn hợp trên.

Đáp số: a) 33,06 (%) và 66,94 (%); b) 73,5 (gam)

Bài 18: Cho 10g hỗn hợp Cu và CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Lọc lấy phần chất rắn không tan cho phản ứng với dd H2SO4 đặc, nóng thu được 1,12 l khí (đktc). Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất rắn trong hỗn hợp đầu?

Đáp số: 32,0 (%) và 68,0 (%)

Bài 19: Dẫn từ từ 3,136 lít khí CO2 (đktc) vào một ddịch có hòa tan 12,8g NaOH, sản phẩm là muối Na2CO3. a. Chất nào đã lấy dư, dư bao nhiêu lít (hoặc gam)?

b. Tính khối lượng muối thu được?

Đáp số: a) 1,6 (gam); b) 14,84 (gam)

Bài 20: Cho 3,92 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 10 % (D = 1,12g/ml).

a. Tính khối lượng kim loại mới tạo thành?

b. Tính nồng độ mol của chất có trong dung dịch sau phản ứng?

(Giả thuyết cho thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).

Đáp số: a) 4,48 (gam); b) 0,35 (M)

Bài 21: Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 150 ml ddịch HCl. Sau phản ứng thu được 10,08 lít khí (đktc).

a. Viết PTHH.

b. Tính khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng?

c. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl đã dùng?

Một phần của tài liệu De cuong on tap hoa 9 20132014 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w