Phân loại trách nhiệm pháp lý

Một phần của tài liệu Bài giảng pháp luật đại cương bài 6 đh lạc hồng (Trang 23 - 30)

II. Trách nhiệm pháp lý

4. Phân loại trách nhiệm pháp lý

1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý

 Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, chủ thể vi phạm phải gánh chịu các hậu quả bất lợi, các biện pháp cưỡng chế được quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật.

II. Trách nhiệm pháp lý

2. Đặc điểm trách nhiệm pháp lý

a) Trách nhiệm pháp lý là sự lên án của nhà nước và xã hội đối với chủ thể vi phạm pháp luật, là sự phản ứng của nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật.

 Tòa án, các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền không sáng tạo ra trách nhiệm pháp lý, mà chỉ áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

 Khi có vi phạm pháp luật xảy ra thì các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp có tính cưỡng chế khác nhau, nhưng không phải bất cứ biện pháp tác động nào cũng là biện pháp trách nhiệm pháp lý. Biện pháp trách nhiệm pháp lý chỉ là những biện pháp có tính chất trừng phạt, tức là tước đoạt, làm thiệt hại ở một phạm vi nào đó các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp mà chủ thể vi phạm pháp luật đáng ra được hưởng (như phạt tiền, phạt tù).

2. Đặc điểm trách nhiệm pháp lý

 Trách nhiệm pháp lý chỉ là một loại biện pháp cưỡng chế nhà

nước, chỉ áp dụng khi có vi phạm pháp luật xảy ra và có tính chất trừng phạt. Như vậy, cưỡng chế nhà nước bao hàm các biện pháp trách nhiệm và các biện pháp cưỡng chế nhà nước khác. Các biện pháp cưỡng chế khác đó được áp dụng ngay cả khi chưa có vi

phạm pháp luật xảy ra với mục đích phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích nhà nước và công dân: đình chỉ hoạt động của xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc vi phạm các quy tắc an toàn lao động, dùng vũ lực bắt phạm nhân, hoặc kẻ tình nghi...

b) Cơ sở của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Điều đó có nghĩa là nhà nước mới có thẩm quyền xác định một cách chính thức hành vi nào là vi phạm pháp luật và áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

2. Đặc điểm trách nhiệm pháp lý

c) Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. Có vi phạm pháp luật thì có trách nhiệm pháp lý.

Chủ thể có thẩm quyền chỉ được tiến hành truy cứu trách

nhiêm pháp lý của một cá nhân, tổ chức nhất định khi cá nhân, tổ chức đó vi phạm pháp luật trên thực tế. Khi truy cứu trách nhiệm pháp lý cần phải xem xét từng yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật để có thể truy cứu trách nhiệm pháp lý một chính xác và nghiêm minh.

Không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật trong các trường hợp sau đây:

 Chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý;

 Do sự kiện bất ngờ;

 Do phòng vệ chính đáng;

 Thực hiện phù hợp với tình thế cấp thiết.

Các trường hợp không truy cứu TNPL

a. Sự kiện bất ngờ:

 Là việc một người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể thấy trước và không buộc phải thấy trước hậu qủa của hành vi mà mình thực hiện.

b. Tình thế cấp thiết:

Không đầy đủ đấu hiệu cấu thành VPPL).

Người thực hiện hành vi trong TTCT hướng tới việc bảo vệ lợi ích nhà nước,tập thể, cá nhân nên không thể truy cứu TNHC đối với họ.

Nếu gây thiệt hại rõ ràng là qúa đáng, tức là vượt qúa yêu cầu của tình thế cấp thiết thì ngưòi có hành vi đó phải chịu trách nhiệm.

c. Phòng vệ chính đáng:

Lưu ý:

 Tạo điều kiện thuận lợi để công dân bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp

 Sự chống trả phải được thực hiện ngay khi đang có hành vi VPPL mà không thể có sự gián đoạn về mặt thời gian.

 Người chống trả nếu gây thiệt hại thì phải gây thiệt hại cho chính bản thân người vi phạm chứ không phải cho người khác.

 Nếu hành vi chống trả vượt qúa giới hạn PVCĐ thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm.

 Đồng nghĩa với việc loại trừ việc áp dụng biện pháp chế tài d. Không có năng lực TNPL:

 Hoặc chưa đủ tuổi chịu TNPL do pháp luật quy định

 Là người mắc bệnh tâm thần hoặc 1 bệnh khác làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi <

Một phần của tài liệu Bài giảng pháp luật đại cương bài 6 đh lạc hồng (Trang 23 - 30)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(33 trang)