Quy chế kiểm soát đặc biệt

Một phần của tài liệu Giáo trình luật ngân hàng việt nam phần 1 TS võ đình toàn (Trang 47 - 50)

Kiểm soát đặc biệt là biện pháp quản lý nhà nước do Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Nh− đã từng đề cập, việc phá sản doanh nghiệp, nhất là các tổ chức tín dụng có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với xã hội nh−: làm xáo trộn hoạt động bình th−ờng của nền kinh tế, gây thiệt hại cho nhà đầu t−, thậm chí cho cả Nhà n−ớc, tỷ lệ thất nghiệp tăng... Hậu quả ghê gớm của sự sụp đổ hệ thống tài chính mà nhân loại đã

đ−ợc chứng kiến gần đây nhất là sự khủng hoảng tài chính và tiền tệ ở các n−ớc châu

á nh−: Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia... cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cũng nh− ở Achentina đầu thế kỷ XXI này. Do đó, việc áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế sự phá sản của các tổ chức tín dụng, trong đó có biện pháp kiểm soát đặc biệt là vấn đề đặt ra ở mọi quốc gia. Thực tiễn hoạt động tài chính trên thế giới đã cho thấy rằng, việc giám sát và quản lý hệ thống tín dụng thiếu hiệu quả cũng là một trong nhiều nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của hệ thống tài chÝnh, tÝn dông quèc gia.

Mục đích trước hết của biện pháp kiểm soát đặc biệt nhằm giúp đỡ tổ chức tín dụng đang gặp khó khăn về thanh toán v−ợt qua tình trạng này và sau đó là bảo vệ sự an toàn cho cả hệ thống tổ chức tín dụng nói chung.

2.2. Điều kiện để tiến hành kiểm soát đặc biệt

Để tiến hành kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng, điều kiện thứ nhất đặt ra là tình trạng tài chính của tổ chức tín dụng đó. Theo quy định tại Điều 92 Luật Các tổ

chức tín dụng thì một tổ chức tín dụng có thể đ−ợc đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong những tr−ờng hợp sau đây:

- Có nguy cơ mất khả năng chi trả;

- Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ mất khả năng thanh toán;

- Khi số lỗ luỹ kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ.

Theo hướng dẫn tại Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN ngày 29/6/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì một tổ chức tín dụng cổ phần được coi là có nguy cơ mất khả năng chi trả, nếu 3 lần liên tiếp trong một tháng, không duy trì được giá trị tài sản động tương đương với các khoản phải chi trả trong 3 ngày làm việc tiếp theo hoặc không có khả năng huy động để thanh toán những khoản nợ đến hạn. Tổ chức tín dụng cổ phần đó đ−ợc coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán, nếu các khoản nợ khó đòi, nợ cho vay quá hạn từ 12 tháng trở lên chiếm trên 10% tổng d−

nợ cho vay hoặc các khoản nợ khách hàng không có khả năng thanh toán, không có tài sản thế chấp hợp pháp lớn hơn 100% vốn tự có.

Như vậy điều kiện trước tiên của việc áp dụng tình trạng kiểm soát đặc biệt là tình trạng tài chính của tổ chức tín dụng. Tình trạng tài chính này phải đ−ợc báo cáo ngay cho Ngân hàng Nhà n−ớc: “Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả cho khách hàng của mình, tổ chức tín dụng phải báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà n−ớc về thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục”(1).

Điều kiện thứ hai để đặt một tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt là quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Quyết định này được Ngân hàng Nhà nước thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan hữu quan trên địa bàn để phối hợp thực hiện.

Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt gồm những nội dung sau ®©y:

- Tên tổ chức tín dụng đ−ợc kiểm soát đặc biệt;

- Lý do kiểm soát đặc biệt;

- Họ, tên thành viên và nhiệm vụ cụ thể của Ban kiểm soát đặc biệt;

- Thời hạn kiểm soát đặc biệt.

2.3. Trình tự tiến hành kiểm soát đặc biệt

Việc đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đ−ợc bắt đầu bằng quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Sau khi có quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt sẽ đ−ợc thành lập trên cơ sở quyết định này. Theo Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các Tổ chức tín dụng cổ

(1) Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng.

phần Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN ngày 29/6/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì Ban kiểm soát đặc biệt phải có tối thiểu 3 thành viên. Thành viên Ban kiểm soát đặc biệt phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

- Là cán bộ của Chi nhánh Ngân hàng Nhà n−ớc, thuộc các phòng: quản lý các tổ chức tín dụng, tổng hợp (nơi không có phòng quản lý các tổ chức tín dụng), Thanh tra, Quản lý ngoại hối, Kế toán, Tín dụng;

- Có trình độ, kinh nghiệm về công tác nghiệp vụ chuyên môn và có thời gian công tác trong ngành ngân hàng ít nhất là 03 năm;

- Không phải là cổ đông; bố, mẹ, vợ, chồng, con của một trong các thành viên Hội

đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của Tổ chức tín dụng cổ phần đ−ợc kiểm soát đặc biệt.

Ban kiểm soát đặc biệt có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động;

- Chỉ đạo và giám sát việc triển khai các giải pháp được nêu trong phương án củng cố tổ chức tín dụng đã đ−ợc Ban kiểm soát đặc biệt thông qua;

- Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện phương

án củng cố tổ chức tín dụng;

- Đình chỉ những hoạt động không phù hợp với phương án củng cố tổ chức và hoạt

động đã đ−ợc thông qua, các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng có thể gây phương hại đến lợi ích của người gửi tiền;

- Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết;

- Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã đ−ợc thông qua;

- Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt;

- Kiến nghị với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về khoản cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

Nh− vậy, Ban kiểm soát đặc biệt có những quyền hạn rất rộng mà đáng lẽ thuộc về những chủ sở hữu tổ chức tín dụng. Có thể nói, kiểm soát đặc biệt là một biện pháp hành chính, can thiệp một cách trực tiếp vào quyền tự do kinh doanh của tổ chức tín dụng. Nh−ng sự hạn chế quyền tự do này là cần thiết vì lợi ích của chính tổ chức tín dụng ấy và sự an toàn cho cả hệ thống tổ chức tín dụng.

Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám

đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng đ−ợc kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm:

- Xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng trình Ban kiểm soát đặc biệt thông qua và tổ chức triển khai thực hiện phương án đó;

- Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng.

- Chấp hành các yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt liên quan đến tổ chức, quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng.

Trong trường hợp cấp bách, để bảo đảm khả năng chi trả tiền gửi của khách hàng, tổ chức tín dụng có thể đ−ợc các tổ chức tín dụng khác hoặc Ngân hàng Nhà n−ớc cho vay đặc biệt. Khoản vay đặc biệt này sẽ được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét giải trừ khoản dự trữ bắt buộc đó phục hồi khả năng thanh toán, chi trả của tổ chức tín dụng.

Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, quyết định kiểm soát đặc biệt không đ−a ra công luận. Việc không thông báo công khai quá trình kiểm soát đặc biệt sẽ giúp cho việc phục hồi tình trạng tài chính của tổ chức tín dụng có hiệu quả. Bởi nếu công chúng biết việc tổ chức tín dụng khó khăn trong thanh toán hoặc chi trả, theo phản ứng dây chuyền, những người gửi tiền sẽ đồng loạt đến rút tiền thì tình trạng của tổ chức tín dụng sẽ khó khăn thêm, làm vô hiệu hoá các biện pháp của Ban kiểm soát đặc biệt và tổ chức tín dụng đó.

Theo Điều 97 Luật Các tổ chức tín dụng thì việc kiểm soát đặc biệt đ−ợc kết thúc trong các tr−ờng hợp sau đây:

- Hết hạn kiểm soát đặc biệt mà không đ−ợc gia hạn;

- Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thường;

- Trước khi kết thúc thời hạn kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất;

- Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản.

Việc kết thúc kiểm soát đặc biệt đ−ợc thực hiện bằng một quyết định của Thống

đốc Ngân hàng Nhà nước và được thông báo cho các cơ quan liên quan.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật ngân hàng việt nam phần 1 TS võ đình toàn (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)