LuËt tè tông h×nh sù

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương đh hàng hải (Trang 46 - 49)

II. Một số nghμnh luật cơ bản trong hệ thống pháp luật việt nam

4. LuËt tè tông h×nh sù

4.1. Khái niệm Luật tố tụng hình sự:

4.1.1. Định nghĩa:

Luật tố tụng hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt nam. Nó là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, xác định địa vị pháp lí của họ trong tố tụng hình sự nhằm phát hiện chính xác, kịp thời tội phạm và kẻ phạm tội, đảm bảo áp dụng đúng đắn đường lối, chính sách và pháp luật của nhà n−ớc.

4.1.2. Những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự.

- Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. ( Điều 3 BLTTHS )

- Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. ( Điều 5 BLTTHS )

- Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân. ( Điều 6 BLTTHS )

- Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở, an toàn và bí mật th− tín, điện thoại, điện tín của công dân ( Điều 7 BLTTHS ).

- Đảm bảo sự vô t− của những ng−ời tiến hành hoặc tham gia tố tụng ( Điều 14 BLTTHS ).

- Không ai có thể coi là có tội nếu ch−a có bản án kết tội đã có hiệu lực của toà án.

( §iÒu 14 BLTTHS ).

- Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo. ( Điều 12 BLTTHS ).

- Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. ( Điều 4 BLTTHS).

- Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia. ( Điều 16 BLTTHS ).

- Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.

( §iÒu 17 BLTTHS )

4.2. Một số nội dung cơ bản trong luật tố tụng hình sự.

4.2.1. Các cơ quan tiến hành tố tụng.

- Cơ quan điều tra: Công an, Kiểm sát, cơ quan điều tra quân đội ( quân pháp ), hải quan.

- Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát.

- Cơ quan xét xử: Toà án.

4.2.2. Những ng−ời tiến hành tố tụng.

- Điều tra viên.

- Kiểm sát viên.

- Thẩm phán.

- Héi thÈm nh©n d©n.

- Th− kí phiên toà.

( Trong giai đoạn xét xử thì Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là những ng−ời tiến hành tố tụng có vai trò rất quan trọng, là thành viên của Hội đồng xét xử ).

4.2.3. Nh÷ng ng−êi tham gia tè tông.

- Bị can: Là người đã bị khởi tố vê hình sự.

- Bị cáo: Là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.

- Ng−ời bị hại: Là ng−ời bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, hoặc về tài sản do tội phạm trực tiÕp g©y ra.

- Nguyên đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, hoặc tổ chức xã hội bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra mà có đơn yêu cầu bồi thường thiẹet hại.

- Bị đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, hoặc tổ chức xã hội mà pháp luật quy định phải có trách nhiệm vật chất đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. ( Cha mẹ, người giám hộ, người

đỡ đần của bị cáo hay cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lí bị cáo ).

- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Là người có quyền lợi, nghĩa vụ bị

ảnh hưởng bởi các quyết định của Toà án. ( Họ không phạm pháp nhưng có tài sản liên quan đến vụ án ).

- Người làm chứng: Là người biết được các sự việc, hiện tượng, tình tiết liên quan đến vụ

án; đ−ợc cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để khai báo những sự việc cần xác minh trong vụ án.

Người làm chứng có nghĩa vụ khai báo và khai báo đúng sự thật những gì mình biết trước cơ quan tiến hành tố tụng.

- Người giám định: Là người có kiến thức cần thiết về giám định do cơ quan tiến hành tố tụng tr−ng cầu. ( Giám định pháp y, giám định kỹ thuật,giám định t− pháp chuyên ngành ).

- Người bảo vệ quyền lợi của đương sự: Là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ

án.

- Người bào chữa: Luật sư; người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân d©n.

- Ng−ời phiên dịch: Là ng−ời biết các ngôn ngữ khác có khả năng dịch chúng ra tiếng Việt và ng−ợc lại, đ−ợc các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu tham gia tố tụng trong những tr−ờng hợp có ng−ời tham gia tố tụng không sử dụng tiếng Việt.

4.2.4. Các giai đoạn tố tụng hình sự.

- Giai đoạn khởi tố: ( khởi tố vụ án, khởi tố bị can ). Yêu cầu đối với giai đoạn này là phải có lí do tội phạm hình sự xảy ra.

- Giai đoạn điều tra: Cơ quan điều tra tiến hành thu thập các tài liệu, chứng cứ nhằm làm sáng tỏ các căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can.

- Giai đoạn xét xử:

+ Xét xử theo trình tự sơ thẩm.

+ Xét xử theo trình tự phúc thẩm: Khi bản án ch−a có hiệu lực pháp luật mà có kháng cáo (bị cáo chống án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án), kháng nghị (Viện Kiểm sát cùng cấp kháng nghị, Toà án cấp trên kháng nghị)

+ Xét xử theo trình tự giám đốc thẩm: Khi bản án đã có hiệu lực pháp luật nh−ng phát hiện có sự vi phạm pháp luật.

+ Xét xử theo trình tự tái thẩm: Khi bản án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện thấy có tình tiết mới làm thay đổi nội dung của vụ án .

4.2.5. Thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân các cấp:

*) Thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân Huyện:

Toà án nhân dân cấp huyện xét xử sơ thẩm những tội phạm mà bộ luật hình sự quy định hình phạt từ 7 năm tù trở xuống, trừ những tội sau :

- Những tội phạm đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia.

- Tội xuất cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội vi phạm các quy định về hàng không, hàng hải, tội cố ý, vô ý làm lộ bí mật nhà n−ớc, tội giết ng−ời trong tình trạng tinh thần bị kích động và một số tội phạm khác thuộc thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân cấp tỉnh (theo

điều 145 của Bộ luật tố tụng Hình Sự)

*) Thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp Tỉnh:

Toà án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm những vụ án không thuộc thẩm quyền của Toà

án nhân dân cấp Huyện. Toà án nhân dân cấp tỉnh có quyền lấy vụ án thuộc thẩm quyền của Toà

án nhân dân cấp dưới lên để xét xử sơ thẩm (thường là những vụ án phức tạp, vụ án mà bị cáo khi phạm tội là Thẩm phán, Kiểm sát viên, sỹ quan Công an, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp Huyện, là ng−ời n−ớc ngoài, ng−ời có chức sắc tôn giáo

Toà án nhân dân cấp Tỉnh xét xử phúc thẩm các bản án của toà án cấp d−ới bị kháng cáo, kháng nghị.

*) Thẩm quyền xét xử của Toà Hình Sự Toà án Nhân dân tối cao.

Toà Hình sự Toà án Nhân dân tối cao xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm những vụ án

đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp.

Xét xử phúc thẩm bản án của Toà án Nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.

Xét xử Giám đốc thẩm những bản án đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Nhân dân cấp tỉnh .

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương đh hàng hải (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)