Hệ treo trên hai đòn ngang được dùng nhiều trong các giai đoạn trước đây, ngày nay hệ treo này đang có xu hướng ít dần. Lý do chủ yếu là kết cấu phức tạp, chiếm khoảng không gian quá lớn.
Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý của hệ thống treo trên hai đòn ngang.
a)Sơ đồ nguyên lý hệ treo; b) Sơ đồ cấu tạo các đòn.
1. Bánh xe; 2. Đòn trên; 3. Khớp trụ trên; 4. Khớp cầu trên; 5. Khớp cầu dưới; 6. Khớp trụ dưới; 7. Giảm chấn; 8. Lò xo; 9. Đòn dưới; 10. Đòn đứng (cam quay bánh xe).
Cấu tạo của hệ treo hai đòn ngang bao gồm một đòn ngang trên 2, một đòn ngang dưới 5. Các đầu trong liên kết với khung, vỏ xe bằng khớp trụ 3. Các đầu ngoài liên kết bằng khớp cầu 4, 5 với đòn đứng 10. Đòn đứng nối cứng với trục bánh xe. Ở đây đòn đứng 10 có chức năng như trụ đứng trong hệ thống treo phụ thuộc, bánh xe 1 có thể quay quanh đường nối tâm của hai khớp cầu 4,5. Bộ phận đàn hồi 8 có thể nối giữa khung với đòn dưới 9 (hoặc đòn trên 2). Giảm
chấn cũng đặt giữa khung và đòn trên 2 (hoặc đòn dưới 9). Hai bên bánh xe đều dùng hệ treo này và được đặt đối xứng qua mặt phẳng dọc giữa xe.
Hình 2.2: Hệ thống treo hai đòn ngang
1. Khung xe; 2. Các tấm đệm điều chỉnh; 3. Giá đòn dưới; 4. Giảm chấn;
5. Vấu hạn chế; 6. Khớp cầu trên; 7. Đòn ngang trên; 8. Phanh đĩa; 9. Khớp cầu dưới; 10. Lò xo trụ; 11. Đòn ngang dưới; 12. Thanh ổn định.
Hình 2.2 là cấu tạo hệ thống treo hai đòn ngang, hai đòn ngang 7, 11 có cấu tạo dạng chữ A vững chắc, khớp trụ trong trên lắp trực tiếp trên khung xe qua các ổ cao su, khớp trụ trong dưới bắt với khung nhờ giá 3. Giá lắp nghép với khung nhờ mối nghép bu lông. Các tấm đệm 2 giữa giá và khung có thể thay đổi để điều chỉnh vị trí liên kết đòn dưới với khung. Điều chỉnh ở vị trí này cho phép thay đổi góc nghiêng trụ đứng khi lắp ráp (σ =4030’). Khớp cầu 9 được tạo nên để chịu tải lớn hơn khớp cầu 6. Các khớp cầu chế tạo riêng lắp với đòn ngang nhờ các bu lông để tạo điều kiện dễ dàng thay thế.
Mối ghép giữa khớp cầu với giá trục bánh xe là mặt côn bắt bằng ê cu.
Nhờ mặt côn, liên kết này đảm bảo bắt chặt và chống xoay của mối nghép. Lò
xo 10 một đầu tỳ lên đòn dưới, một đầu tỳ vào giá của khung xe. Hai đầu lò xo tựa trên đệm nhựa có rãnh định hình nhằm chống xoay lò xo trụ. Lò xo không mài phẳng mặt đầu và đặt trùng với rãnh định hình. Giảm chấn 4 đặt trong lò xo 10, đầu dưới cố định qua ổ cao su và giữ bằng bu lông suốt ngang, đầu trên dùng hai đệm cao su đặt hai bên giá khung nhằm truyền êm lực từ giảm chấn lên vỏ theo cả hành trình nén và trả. Giữ chặt mối nghép này bằng êcu, đầu giảm chấn có dạng hình vuông làm chỗ khóa trục giảm chấn khi bắt êcu. Giảm chấn là loại ống có tác dụng hai chiều. Vấu cao su 5 đặt trên khung hạn chế hành trình trên của bánh xe, nó được bố trí tỳ vào đầu ngoài đòn ngang trên 7. Thanh ổn định 12 thuộc loại chữ U. Thân của thanh đặt bằng gối tựa cao su trên khung, hai đầu đặt trên gối cao su nối với đòn ngang dưới 11. Lò xo và giảm chấn đặt xuyên qua khoảng giữa đòn trên nhằm tiết kiệm không gian đầu xe. Trên giá trục bánh xe có đòn chìa (không thể hiện trên hình) bắt với đòn ngang của hệ thống lái.
Hình 2.3: Hệ thống treo độc lập hai đòn ngang, phần tử đàn hồi là thanh xoắn 1. Đòn ngang trên; 2. Khớp cầu trên; 3. Moay ơ; 4,9. Cơ cấu phanh; 5.
Thanh ổn định; 6. Đòn chéo. 7. Đòn ngang dưới; 8. Giá treo; 10. Đòn quay lái;
11. Khớp trụ trên và giá; 12. Giảm chấn; 13. Khớp cầu dưới; 14. Thanh xoắn;
15. Giá đỡ ốc điều chỉnh chiều cao thân xe.
Hình 2.3 là cấu tạo hệ thống treo độc lập trên hai đòn ngang, phần tử đàn hồi là thanh xoắn. Đòn ngang dưới bắt với giá treo của xe, đầu trong của nó lắp
với thanh xoắn, đầu sau của thanh xoắn lắp với đòn đỡ. Đòn ngang dưới được tăng cường khả năng truyền lực dọc nhờ thanh chéo. Đòn ngang trên lắp với khung xe nhờ giá dọc. Giá lắp nghép với khung nhờ mối nghép bu lông. Các tấm đệm giữa giá và khung có thể thay đổi để điều chỉnh vị trí liên kết đòn trên với khung. Điều chỉnh ở vị trí này cho phép thay đổi góc nghiêng ngang bánh xe. Thanh ổn định bắt ở phía trước cầu xe. Giảm chấn đặt giữa đòn dưới và thân xe. Các khớp liên kết với vỏ đều có ổ cao su giảm rung cho thân xe.
*. Hư hỏng , kiểm tra, sửa chữa a. Hư hỏng:
Thanh xoắn bị cong, rãnh then hoa hai đầu bị mòn do ma sát, va đập và xe chở quá tải. Hư hỏng làm bánh xe bị lắc, dẫn đến các chi tiết mòn nhanh.
b. Kiểm tra, sửa chữa:
− Dùng phương pháp quan sát, và dưỡng đo kiểm để kiểm tra then hoa hai đầu thanh xoắn, dùng đồng hồ so kiểm tra độ cong thanh xoắn.
− Nếu thanh xoắn bị cong thì nắn lại, phần then hoa mòn có thể hàn đắp sau đó gia công lại.