Giao thức Rapid Spanning - Tree

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị mạng phần 2 (Trang 316 - 321)

7.2. Giao thức Spanning Tree (Giao thức phân nhánh cây)

7.2.7. Giao thức Rapid Spanning - Tree

Giao thức Rapid Spanning - Tree đ−ợc định nghĩa trong chuẩn IEEE 802.1w.

Giao thức này giới thiệu các vấn đề mới sau:

• Làm rõ hơn vai trò và trạng thái của port.

• Định nghĩa các loại kết nối có thể chuyển nhanh sang trạng thái truyền dữ

liệu.

• Cho phép các switch trong mạng đã hội tụ tự gửi các gói BPDU của nó chứ không chỉ riêng gói BPDU của bridge gốc.

Trạng thái khoá (bloocking) đ−ợc đổi tên thành trạng loại bỏ (discarding).

Port loại bỏ đóng vai trò là một port dự phòng. Trong mỗi segment có một port

đ−ợc chỉ định (designated port) để kết nối vào segment đó. Nếu port chỉ định này bị sự cố thì port loại bỏ tương ứng sẽ được thay thế ngay cho port đó.

Hình 7.2.7.a. Port 1 trên Switch Y là port thay thế cho port 1 trên Switch X.

Các kết nối đ−ợc phân thành các loại nh− kết nối điểm - đến - điểm, kết nối chia sẻ và kết nối biên cuối (edge - link). Kết nối điểm - đến - điểm là kết nối giữa hai switch. Kết nối chia sẻ là kết nối có nhiều switch cùng kết nối vào. Kết nối biên cuối là kết nối từ switch xuống host, không còn switch nào khác xen giữa. Phân biệt thành nhiều loại kết nối cụ thể nh− vậy, việc nhận biết sự thay đổi cấu trúc mạng sẽ nhanh hơn.

Kết nối điểm - đến - điểm và kết nối biên cuối sẽ đ−ợc chuyển vào trạng thái truyền dữ liệu ngay lập tức vì không hề có vòng lặp trên những kết nối dạng này.

Hình 7.2.7.b. Các loại kết nối trong Rapid Spanning - Tree.

Thời gian hội tụ sẽ không lâu hơn 15 giây kể từ khi có sự thay đổi.

Giao thức Rapid Spanning - Tree, hay IEEE 802.1w sẽ thực sự thay thế cho giao thức Spanning - Tree, hay IEEE 802.1D.

TổNG kết

Sau khi hoàn tất ch−ơng này, bạn cần nắm đ−ợc các ý quan trọng sau:

• Sự dự phòng và vai trò quan trọng của nó trong hệ thống mạng.

• Các thành phần chính trong cấu trúc mạng dự phòng.

• Trận bão quảng bá và tác hại của nó trong mạng chuyển mạch.

• Truyền nhiều l−ợt frame và tác hại của nó lên mạng chuyển mạch.

• Nguyên nhân và hậu quả của việc cơ sở dữ liệu địa chỉ MAC không ổn

định.

• Lợi ích và nguy cơ của cấu trúc mạng dự phòng.

• Vai trò của Spanning - Tree trong cấu trúc mạng dự phòng.

• Các hoạt động cơ bản của Spanning - Tree.

• Quá trình bầu bridge gốc.

• Các trạng thái Spanning - Tree.

• So sánh giao thức Spanning - Tree và giao thức Rapid Spanning - Tree.

CHƯƠNG 8 : VLAN GIỚI THIỆU

Một đặc tính quan trọng của mạng chuyển mạch Ethernet là mạng LAN

ảo(VLAN).VLAN là một nhóm lôgic các thiết bị mạng hoặc các usur. Các thiết bị mạng hoặc user đ−ợc nhóm lại theo chức năng, phòng ban hoặc theo ứng dụng chứ không theo vị trí vật lý nữa. Các thiết bị trong một VLAN đ−ợc giới hạn chỉ thông tin liên lạc với các thiết bị trong cùng VLAN. Chỉ có router mới cung cấp kết nối giữa các VLAN khác nhau. Cisco đang cố gắng h−ớng tới sự t−ơng thích với các nhà sản xuất khác nhau nh−ng mỗi nhà sản xuất đã phát triển sản phẩm VLAN riêng độc quyền của họ cho nên chúng có thể không hoàn toàn tương thích với nhau.

VLAN với cách phân nguồn tài nguyên và user theo lôgic đã làm tăng hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống mạng. Các công ty, tổ chức thường sử dụng VLAN để phân nhóm user theo lôgic mà không cần quan tâm đến vị trí vật lý của họ. Nhờ đó, user trong phòng Maketing sẽ đ−ợc nhóm vào Maketing VLAN, user trong phòng Kĩ thuật đ−ợc đặt vào VLAN kĩ thuật.

Với VLAN,mạng có khả năng phát triển, bảo mật và quản lý tốt hơn vì

router trong cấu trúc VLAN có thể ngăn gói quảng bá, bảo mật và quản lý dòng lưu l−ợng mạng.

VLAN là một công cụ mạnh trong thiết kế và cấu hình mạng. Với VLAN các công việc thêm bớt, chuyển đổi trong cấu trúc mạng khi cần thiết trở nên đơn giản hơn rất nhiều. VLAN còn giúp gia tăng bảo mật và kiểm soát quảng bá Lớp 3.

Tuy nhiên nếuVLAN đ−ợc cấu hình không đúng sẽ làm cho mạng hoạt động kém hoặc có khi không hoạt động đ−ợc. Do đó, khi thiết kế mạng, việc nắm đ−ợc cách triển khai VLAN trên nhiều switch khác nhau là rất quan trọng.

Sau khi hoàn tất ch−ơng trình này, các bạn có thể thực hiện đ−ợc những việc sau:

+Định nghĩa VLAN

+Liệt kê các ích lợi của VLAN

+Giải thích VLAN đ−ợc sử dụng để tạo miền quảng bá nh− thế nào.

+Giải thích router đ−ợc sử dụng để thông tin liên lạc giữa các VLAN nh− thế nào.

+Liệt kê các loại VLAN +Định nghĩa ISL và 802.1Q

+Giải thích các khái niệm VLAN theo địa lý.

+Cấu hình VLAN có cố định trên dòng Catalyst 29xx switch.

+Kiểm tra và lưu cấu hình VLAN +Xoá VLAN khỏi cấu hình switch.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị mạng phần 2 (Trang 316 - 321)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(554 trang)