Các tập tin xử lý theo lô

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn tin học vương quốc dũng (Trang 53 - 59)

CHƯƠNG 38. Hệ điều hành MS-DOS

2. Các tập tin xử lý theo lô

Trong quá trình sử dụng máy tính, ta thường phải thực hiện nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại đòi hỏi phải gõ nhiều lệnh của DOS. Nếu các công đoạn đó được sử

dụng lặp đi lặp lại thì việc gõ lại một loạt các lệnh trong công đoạn đó thật là tốn thời gian và công sức.

MS-DOS đã xử lý tình huống đó bằng cách cho phép ta tạo các tệp xử lý theo lô. Tất cả các lệnh trong một công đoạn nào đó được soạn thảo trong một tệp và lưu lại trên ổ đĩa. Khi cần thực hiện công đoạn nào đó, ta chỉ cần gọi tệp tương ứng của công đoạn đó và tất cả các lệnh lưu trong tệp đó sẽ được thực hiện. Các tệp như vậy gọi là các tệp xử lý theo lô.

Tệp xử lý theo lô gọi là BATCH file. Chúng có phần mở rộng là .BAT.

Ví dụ: Giả sử chúng ta cần thực hiện công đoạn sau:

- Xoá màn hình.

- Copy toàn bộ các file trong ổ đĩa A sang thư mục DIAMEM trên ổ đĩa C (không kể các file nằm trong các thư mục của ổ đĩa A).

- Xoá toàn bộ các file trong ổ đĩa A.

- Xem lại nội dung thư mục DIAMEM trong ổ C.

Nếu chúng ta có rất nhiều đĩa mềm và với đĩa mềm nào chúng ta cũng muốn thực hiện công đoạn trên thì ta nên tạo một tệp xử lý theo lô (chẳng hạn VIDU.BAT) trong thư mục c:\lenhBAT như sau:

C:\lenhBAT> COPY CON Vidu.BAT ↵ Sau đó gõ nội dung tệp Vidu.BAT như sau:

CLS

COPY A:\*.* C:\DIAMEM DEL A:\*.*

DIR C:\DIAMEM

Khi đó, mỗi khi cần thực hiện công đoạn trên, từ ổ đĩa C, ta chỉ cần gọi:

C:\>lenhBAT\Vidu.BAT ↵

Mọi lệnh trong công đoạn đã được ghi trong tệp Vidu.BAT sẽ được thực hiện.

Các lệnh dùng trong tệp .BAT:

PAUSE - Tạm dừng việc thực thi file .Bat cho đến khi bấm một phím bất kỳ.

CALL – Gọi thi hành một tập tin .Bat khác mà không dừng việc thi hành tệp .Bat hiện thời.

ECHO – Bật/ tắt chế độ hiển thị việc thực thi lệnh: Nếu ECHO OFF sẽ thực hiện các lệnh tiếp theo mà không hiển thị chúng lên màn hình. Lệnh này sẽ ảnh hưởng tới tất cả các lệnh sau nó cho tới khi gặp lệnh ECHO ON và ngược lại. Trường hợp thông dụng của ECHO là cho phép hiển thị một dòng chữ lên màn hình: ECHO [Dòng

%[i] – Các tham số dòng lệnh: Khi ta gọi một tệp .BAT, ta có thể đưa thêm các tham số vào. Nếu lời gọi file .Bat có tham số, thì %0 sẽ chứa tên file .BAT hiện hành,

%1 chứa tham số thứ nhất, %2 chứa tham số thứ 2…

Ví dụ: Tại ổ đĩa C, tạo một tệp có tên VIDU.BAT với nội dung:

MD %1 MD %2

Để khi gõ: C:\> Vidu.BAT HANOI HAIPHONG

Tệp sẽ thực thi công việc tạo thư mục HANOI, HAIPHONG trên ổ đĩa C, cụ thể là: HANOI sẽ là tham số thứ nhất (được đặt vào vị trí %1), HAIPHONG sẽ là tham số thứ 2 (được đặt vào vị trí %2).

IF – Lệnh rẽ nhánh: Lệnh này có 3 dạng:

IF [not] exist Nếu tồn tại./ Nếu không [not] tồn tại IF [not] String1 == String2 Nếu xâu ký tự String1 = xâu String2 IF [not] ErrorLevel # Nếu có lỗi với mức lỗi # Ví dụ: Tạo tệp file1.BAT trong đó cho phép:

- Nhận 2 tham số dòng lệnh, tham số thứ nhất là tên thư mục muốn tạo và tham số thứ 2 là tên tệp muốn tạo.

- Tạo các thư mục và tệp với tên như trong tham số đưa vào. Trước khi tạo cần kiểm tra xem chúng đã tồn tại chưa, nếu chưa tồn tại mới tiến hành tạo.

- Nếu tệp cần tạo có tên là file1.txt thì đưa ra thông báo.

CLS

ECHO OFF

IF not EXIST %1 MD %1

IF %2 == file1.txt ECHO file da ton tai IF not EXIST %2 COPY CON %2 Như vậy khi gõ lệnh:

file1.bat Hanoi file1.txt

- Theo dòng 3, nếu thư mục Hanoi thuộc thư mục hiện thời đã tồn tại thì lệnh MD %1 bị bỏ qua, ngược lại nó được thi hành như lệnh: MD Hanoi

- Theo dòng 4, nếu file1.txt đã tồn tại trong thư mục hiện thời thì đưa ra thông báo file đã tồn tại

- Theo dòng, nếu file1.txt chưa tồn tại thì lệnh COPY CON file1.txt được thi hành, ngược lại bị bỏ qua không thực hiện.

GOTO – Chuyển tới vị trí một nhãn: Lệnh GOTO <Nhãn> sẽ cho phép nhảy đến vị trí đặt <Nhãn> và thực hiện các lệnh phía sau <Nhãn> trở đi. Nhãn được tạo ra bằng cách viết <:><Tên nhãn>.

Ví dụ: tạo tệp VIDU.BAT có nội dung sau:

ECHO OFF

IF not %1 == a GOTO Err MD HANOI

MD HAIPHONG

EXIT :Err

ECHO Tham so nhap vao khong hop le.

Khi gõ lệnh VIDU.BAT [tham_số ] ↵

Nếu Tham_số nhận được là a thì tạo thư mục HANOI, HAIPHONG và thoát.

Nếu tham_số khác a thì thông báo lỗi và thoát:

FOR – Vòng lặp xác định:

Thực hiện một lệnh lặp với số lần lặp các định. Cú pháp như sau:

FOR %%<Biến> IN (<Tập hợp>) DO <Lệnh lặp>

Ý nghĩa:

<Biến> là một xâu ký tự bất kỳ do ta tự đặt. <Biến> sẽ lần lượt nhận các giá trị trong <Tập hợp>, mỗi lần như vậy sẽ thực hiện <Lệnh lặp> một lần. Như vậy tập hợp có bao nhiêu phần tử sẽ thực hiện lệnh lặp bấy nhiêu lần.

Ví dụ: Tạo các thư mục HANOI1, HANOI2, HANOI3, HANOI4:

FOR %%i IN (1, 2, 3, 4) DO MD HANOI%%i

SHIFT – Dịch chuyển tham số dòng lệnh: Thông thường ta chỉ được dùng tối đa 10 tham số dòng lệnh (từ %0 tới %9). Lệnh SHIFT cho phép dịch chuyển các tham số phía sau đè lên tham số phía trước (tham số %1 đè lên %0, %2 đè lên %1…).

b3. Một số tệp tin đặc biệt 1. Tập tin Autoexec.bat

Tập tin Autoexec.Bat là một tệp xử lý theo lô đặc biệt:

- Nó được tạo ra một cách tự động khi ta cài đặt hệ điều hành MS-DOS vào máy tính hoặc ta có thể tự tạo ra nó với nội dung tuỳ ý (miễn là đúng cú pháp).

- Ngay khi khởi động máy tính, hệ điều hành DOS sẽ tự động tìm đến tệp này và thi hành các lệnh đặt trong tệp.

Tệp Autoexec.Bat thường chứa các lệnh để khởi tạo cho hệ thống lúc khởi động như: Đặt đường dẫn tự động, thiết lập cấu hình….

Tệp Autoexec.Bat có nội dung như một tệp xử lý theo lô thông thường Ví dụ về một tệp Autoexec.Bat:

PROMPT $P$G

PATH C:\; C:\ DOS; C:\ BKED; C:\JAVA2; C:\VIRUT PATH C:\JDK13; C:\NC; %PATH%

CLS

ECHO OFF DATE

Tương tự như têp Autoexec.Bat, tệp Config.sys cũng được MS-DOS tự động tạo ra khi ta cài đặt DOS vào máy tính hoặc có thể do người sử dụng tạo ra và chỉnh sửa nội dung tuỳ ý theo một cú pháp nhất định. Tệp Config.sys cũng được hệ điều hành nạp vào bộ nhớ ngay lúc khởi động.

Tệp Config.sys chứa các lệnh, nhóm lệnh dùng để cài đặt các chương trình điều khiển các thiết bị (Driver) và chỉ ra vùng nhớ để xử lý thông tin. Vì vậy nó còn được gọi là tệp cấu hình.

Một số lệnh thông dụng trong tệp Config.sys:

BUFFERS - Đặt kích thước bộ nhớ đệm: Đặt số vùng nhớ đệm sẽ sử dụng.

Bộ nhớ đệm là một vùng nhớ trên bộ nhớ trong, được thiết lập để tập kết dữ liệu từ ổ đĩa cứng chờ xử lý. Việc đọc dữ liệu từ đĩa cứng là rất chậm so với việc đọc dữ liệu từ bộ đệm.

Cú pháp: BUFFERS = <Số vùng nhớ đệm>

Trong đó, <Số vùng nhớ đệm> được chỉ định tuỳ thuộc vào một số yếu tố như:

dung lượng ổ đĩa cứng, tốc độ máy tính…Tuy nhiên, các máy tính thế hệ mới như ngày nay thì việc thiết lập bộ đệm cũng không còn quan trọng nữa. Mặt khác nếu sử dụng quá nhiều cùng nhớ đệm dành cho DOS thì các chương trình khác sẽ bị ảnh hưởng.

Ví dụ: BUFFERS = 35

FILES - Đặt số lượng file tối đa được mở đồng thời.

Cú pháp: FILES <n>, trong đó <n> là số lượng file mà DOS có thể xử lý đồng thời n ∈ (8, 255). Ngầm định n=8, thường dùng n = 20.

DEVICE – Tải một Driver vào bộ nhớ: Mỗi thiết bị ngoại vi thường có một chương trình điều khiển hoạt động của nó gọi là Driver.

Cú pháp:

DEVICE = [ổ đĩa] [Đường dẫn\] <Tên file Driver> [Tham số]

Các [Tham số] tuỳ thuộc vào từng Driver.

Ví dụ: DEVICE = C:\ DOS\ RAMDRIVE.SYS 1024/ E

Sẽ tải chương trình điều khiển RAMDRIVE vào bộ nhớ và tạo một ổ ảo có kích thước 1024 KB.

DOS – Xác định vùng nhớ làm việc có liên quan.

Cú pháp:

DOS = HIGH/ LOW [UMB/ NOUMB]

♣ HIGH: Sử dụng vùng nhớ cao (HMA) cho một phần chương trình của DOS.

♣ LOW: Chỉ sử dụng vùng nhớ thấp (LMA) cho các chương trình của DOS.

♣ UMB/ NOUMB: Có hay không cho phép DOS sử dụng vùng nhớ quy ước và bộ nhớ trên.

DEVICEHIGH – Tải một Driver vào vùng nhớ cao.

Cú pháp:

DEVICEHIGH = [ổ đĩa] [Đường dẫn] <Driver>

Chú ý: Trước khi sử dụng lệnh này phải đảm bảo đã thiết đặt DOS = UMB và lệnh DEVICE [đường dẫn] [\] HIMEM.SYS.

Ví dụ:

DOS = HIGH, UMB

DEVICE = C:\DOS\HIMEM.SYS DEVICEHIGH = MYDRIV.SYS

Đường dẫn đến file HIMEM.SYS tuỳ thuộc vào từng máy tính.

STACKS – xác định số đoạn ngăn xếp và kích thước các đoạn ngăn xếp sẽ sử dụng.

Cú pháp: STACKS = <n>, <s>

Trong đó:

<n> số ngăn xếp sẽ sử dụng, <n> ∈ [8, 64].

<s> kích thước của 1 ngăn xếp, tính bằng Byte. <s> ∈ [32, 512] hoặc bằng 0.

Ví dụ: STACKS = 8, 360 sẽ chỉ định 8 ngăn xếp, mỗi ngăn xếp có kích thước 360 B.

Ví dụ về một tệp Config.sys:

FILES = 40 BUFFERS = 35 DOS = HIGH, UMB

DEVICE = C:\DOS\HIMEM.SYS DEVICE = C:\MOUSE\MOUSE.SYS

1.2. Cơ sở của mạng máy tính

Về cơ bản, một mạng máy tính là một số các máy tính được nối kết với nhau theo một cách nào đó. Khác với các trạm truyền hình chỉ gửi thông tin đi, các mạng máy tính luôn hai chiều, sao cho khi máy tính A gửi thông tin tới máy tính B thì B có thể trả lời lại cho A.

Nói một cách khác, một số máy tính được kết nối với nhau và có thể trao đổi thông tin cho nhau gọi là mạng máy tính.

Từ nhiều máy tính riêng rẽ, độc lập với nhau, nếu ta kết nối chúng lại thành mạng máy tính thì chúng có thêm những ưu điểm sau:

• Nhiều người có thể dùng chung một phần mềm tiện ích.

• Một nhóm người cùng thực hiện một đề án nếu nối mạng họ sẽ dùng chung dữ liệu của đề án, dùng chung tệp tin chính (master file) của đề án, họ trao đổi thông tin với nhau dễ dàng.

• Dữ liệu được quản lý tập trung nên an toàn hơn, trao đổi giữa những người sử dụng thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn.

• Có thể dùng chung thiết bị ngoại vi hiếm, đắt tiền (máy in, máy vẽ,...).

• Người sử dụng trao đổi với nhau thư tín dễ dàng (E-Mail) và có thể sử dụng hệ mạng như là một công cụ để phổ biến tin tức, thông báo về một chính sách mới, về nội dung buổi họp, về các thông tin kinh tế khác như giá cả thị trường, tin rao vặt (muốn bán hoặc muốn mua một cái gì đó), hoặc sắp xếp thời khoá biểu của mình chen lẫn với thời khoá biểu của những người khác,...

• Một số người sử dụng không cần phải trang bị máy tính đắt tiền (chi phí thấp mà chức nǎng lại mạnh).

• Mạng máy tính cho phép người lập trình ở một trung tâm máy tính này có thể sử dụng các chương trình tiện ích của một trung tâm máy tính khác đang rỗi, sẽ làm tǎng hiệu quả kinh tế của hệ thống.

• Rất an toàn cho dữ liệu và phần mềm vì phần mềm mạng sẽ khoá các tệp tin (files) khi có những người không đủ quyền hạn truy xuất các tệp tin và thư mục đó.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn tin học vương quốc dũng (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(281 trang)
w