Trong trang Thank You, kích Start. Một thông báo sẽ xuất hiện nói rằng

Một phần của tài liệu Triển khai vista (Trang 55 - 72)

Please wait while Windows checks your computer’s performance” (Bạn hãy vui lòng đợi trong khi Windows kiểm tra hiệu suất máy tính). Khi thao tác này được thực hiện xong, màn hình đăng nhập xuất hiện, người dùng đánh vào mật khẩu, đăng nhập vào máy tính của anh ta và bắt đầu làm việc.

Những gì bên trong thời điểm sắp có máy tính OOBE như một phần của cài đặt này? Mục đích chính là cho các OEM, những người cài đặt trước Vista trên các máy tính và sau đó phân phối các máy tính này đến khách hàng. Với tư cách một khách hàng, bạn muốn một máy tính mới có username đã được cấu hình khi tên của bạn, hoặc với thiết lập thời gian vùng nơi bạn đang sống Chính vì vậy trong một kịch bản, nơi máy tính đang được chuẩn bị cho các khách hàng, một số các bước tùy chỉnh cuối cùng phải được để lại để bản thân khách hàng tự thực hiện.

Tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu bạn là một quản trị viên trong một doanh nghiệp, và bạn cần chuẩn bị một máy tính cho một người dùng trong mạng của mình?

Bạn biết tên của người dùng và thời gian vùng nơi mạng của bạn được đặt ở đó – liệu có cách nào để tự động hóa quá trình Windows Welcome này để người dùng chỉ cần bật máy tính lên, đăng nhập và làm việc? Đó chính là những gì trong phần tiếp theo của loạt bài này sẽ giới thiệu cho các bạn.

 

Triển khai Vista – Phần 9: Tự động hoàn toàn quá trình cài đặt Nguồn : quantrimang.com 

Mitch Tulloch Quản trị mạng - Trong hai phần trước của loạt bài này, chúng tôi đã sử dụng Windows SIM để tạo và cấu hình một file answer cơ bản cho cài đặt không giám sát của Windows Vista và thực hiện trên phần cứng mới bằng phương pháp triển khai Unattended Install From DVD. Phương pháp này rất hữu dụng nếu bạn chỉ có một số máy Vista để triển khai hoặc nếu máy đích của bạn không được kết nối mạng. Như những gì đã giới thiệu trong phần 8, bạn chỉ cần cho đĩa Vista DVD vào máy, cắm ổ USB với file answer trong đó, khởi động lại hệ thống và cài đặt sẽ bắt đầu bằng màn hình Windows Welcome (cũng được biết đến với tên out-of-box-experience được tạm dịch là “trải nghiệm khi cài đặt”hay viết tắt là OOBE). Ở đó, nếu bạn sử dụng file answer autounattend.xml đã tạo trong phần 8 thì người dùng phải tự thực hiện cấu hình cuối cùng đối với máy tính anh ta, những công việc phải thực hiện khi đó như việc tạo tài khoản người dùng nội bộ trên máy, thiết lập thời gian vùng, chọn xem có cài đặt các nâng cấp tự động hay không,…

Câu hỏi mà chúng tôi đưa ra ở phần cuối của phần trước là, liệu có thể tự động giai đoạn Windows Welcome của quá trình cài đặt để người dùng sẽ không phải thực hiện các bước cuối cùng này không? Vâng, rõ ràng có cách để thực hiện điều đó, có thể thực hiện điều đó bằng cách thiết lập các thiết lập trong file answer của mình để tự động configuration pass của Setup. Dưới đây là cách thực hiện.

Mở Answer File tối thiểu của bạn

Trên máy tính của kỹ thuật viên, hãy khởi chạy Windows SIM, mở image cài đặt của Vista SP1 Enterprise trong Image Panel, sau đó trong panel Answer File, mở file autounattend.xml đã tạo trong phần 7 (xem trong hình 1):

Hình 1: File answer tối thiểu đã tạo trong phần 7 Chỉ định User Name và Password

Trong panel của Windows Image, mở nút Components để hiển thị nút Microsoft- Windows-Shell-Setup nằm bên dưới nó. Sau đó mở nút Microsoft-Windows- Shell-Setup để hiển thị UserAccounts, tiếp đến là LocalAccounts, và

LocalAccount. Kích chuột phải vào LocalAccount và chọn Add Setting to pass 7 oobeSystem như trong hình 2:

Hình 2: Bổ sung thêm thiết lập cho việc chỉ định tên và mật khẩu

Trong panel File answer, lúc này bạn cần chọn thành phần LocalAccounts nằm bên dưới oobeSystem pass.

Trong panel Properties, đánh tên của người dùng (tên đăng nhập và tên hiển thị), Administrators cho nhóm nội bộ và các mô tả (hình 3):

Hình 3: Chỉ định tài khoản người dùng nội bộ và mật khẩu

Lưu ý rằng chúng ta chỉ tạo một tài khoản người dùng nội bộ ở đây trong máy tính. Nếu máy tính nằm trong một miền nào đó thì bạn cần phải tạo tài khoản người dùng thuộc miền trong Active Directory. Mặc dù vậy vẫn cần phải tạo một tài khoản nội bộ để dự trữ, và tài khoản này nên thuộc về nhóm Administrator nội bộ trên máy tính đó vì tài khoản Administrator mặc định sẽ bị vô hiệu hóa trong Vista.

Trong Answer File, chọn thành phần Password nằm bên dưới LocalAccount.

Trong panel Properties, hãy đánh vào đó mật khẩu cho tài khoản người dùng mà bạn đang tạo trên máy tính (hình 4):

Hình 4: Gán mật khẩu cho tài khoản nội bộ bạn đang tạo trên máy tính Chỉ định tên máy tính và Theme mặc định

Quay trở lại panel Windows Image, kích chuột phải vào Microsoft-Windows- Shell-Setup và chọn Add Setting to pass 4 specialize như thể hiện trong hình 5:

Hình 5: Bổ sung thêm thiết lập cho việc đặt tên máy và theme mặc định Trong panel Answer File, hãy chọn thành phần Microsoft-Windows-Shell-Setup bên dưới specialize pass.

Lúc này trong panel Properties, hãy đánh tên của máy tính trong hộp giá trị ở bên phải thiết lập ComputerName (xem trong hình 6):

Hình 6: Chỉ định tên cho máy tính

Hãy đợi khoảng một phút, nhưng tại sao chúng ta phải thêm thành phần

Microsoft-Windows-Shell-Setup vào file answer khi chúng ta đã thực hiện điều này trong phần trên (phần thêm tai khoản người dùng nội bộ cho máy tính)? Sở dĩ chúng ta làm như vậy là vì: a) bạn có thể thêm nhiều thành phần file answer vào nhiều configuration pass và b) tên máy tính chỉ có thể được chỉ định bằng một file answer trong specialize configuration pass chứ không có trong

oobeSystem configuration pass (xem trong hình 7):

Hình 7: Không có thiết lập ComputerName trong Microsoft-Windows-Shell-Setup cho oobeSystem configuration pass!

Hãy chỉ định theme Aero mặc định. Trong panel Answer File, hãy chọn Microsoft- Windows-Shell-Setup\Themes. Sau đó trong panel Properties, hãy đánh đường dẫn đến theme Aero mặc định như thể hiện trong hình 8:

Hình 8: Chỉ định theme Aero mặc định Chỉ định các thiết lập Protect Your PC và Network Location

Lúc này, hãy cấu hình thiết lập Protect Your PC, cấu hình chỉ rõ xem Vista sẽ tự động download và cài đặt các nâng cấp hay không. Trong panel Windows

Image, kích chuột phải vào OOBE under Microsoft-Windows-Shell-Setup và chọn Add Setting to pass 7 oobeSystem (hình 9):

Hình 9: Bổ sung thêm thành phần Microsoft-Windows-Shell-Setup\OOBE vào oobeSystem configuration pass của file answer.

Trong panel Answer File, cần chọn thành phần Microsoft-Windows-Shell- Setup\OOBE bên dưới oobeSystem pass.

Trong panel Properties, kích vào hộp giá trị nằm bên phải thiết lập

ProtectYourPC và đánh “1” để chỉ định rằng Vista sẽ tự động download và cài đặt các nâng cấp khi có sẵn.

Sau đó, cũng trong panel Properties, kích vào hộp giá trị bên phải thiết lập NetworkLocation cho tới khi một hộp danh sách xuất hiện. Kích vào mũi tên và chọn “Work” để chỉ thị rằng máy tính sẽ được sử dụng cho công việc (Hình 10):

Hình 10: Máy tính sẽ tự động download và cài đặt các nâng cấp khi chúng được cung cấp sẵn trên Windows Update và network location được cấu hình là Work Chỉ định thời gian vùng

Trong panel Answer File,dưới oobeSystem, chọn thành phần Microsoft-

Windows-Shell-Setup. Sau đó, trong panel Properties, đánh vào đó tên vùng thời gian trong hộp giá trị ở bên phải thiết lập TimeZone (Hình 11):

Hình 11: Chỉ định thời gian vùng Hợp lệ hóa và kiểm tra file answer

Lúc này, từ menu của Windows SIM, hãy chọn Tools, Validate Answer File. Bạn sẽ chỉ thấy một loạt các thông tin trong panel thông báo, ở đây có thể bỏ qua.

Nếu thấy xuất hiện bất cứ thông báo cảnh báo hoặc lỗi nào, hãy kích đúp vào chúng và sửa các lỗi tìm thấy trong file answer cho tới khi hợp lệ hóa thành công.

Lưu file answer đã thay đổi của bạn với tên file như cũ (autounattend.xml). Sau đó copy nó vào ổ USB và thử sử dụng nó cùng với đĩa DVD Vista SP1

Enterprise để thực hiện cài đặt Unattended Install From DVD trên hệ thống mới.

Cài đặt của bạn cần phải thực hiện hoàn toàn tự động và sau đó bạn sẽ thấy một màn hình logo xuất hiện, hãy đăng nhập bằng mật khẩu và làm việc trên máy tính.

 

Triển khai Vista – Phần 10: Giới thiệu về Windows PE Nguồn : quantrimang.com 

Mitch Tulloch Quản trị mạng - Hãy tóm tắt lại những gì chúng ta đã được giới thiệu trong loạt bài về triển khai Vista cho đến thời điểm này. Đầu tiên chúng ta đã bắt đầu bằng cách kiểm tra Windows Automated Installation Kit hoặc Windows AIK. Sau đó là xem xét cách làm việc của Windows Setup, tập trungđặc biệt vào tìm hiểu 7 configuration passes cài đặt khác nhau. Tiếp đến, chúng ta đã chuyển sang xem xét về các kịch bản triển khai và tìm hiểu về công cụ Sysprep trong việc hỗ trợ các kịch bản như thế nào. Sau đó đã giới thiệu về Windows System Image Manager hoặc Windows SIM, một công cụ bạn có thể sử dụng để tạo các

answer file cho việc tự động trong quá trình cài đặt. Ba phần tiếp sau đó đã giới thiệu cho các bạn về quá trình tạo một answer file cơ bản để tự động hoá quá trình cài đặt, gồm có Windows Welcome- thứ bạn có thể sử dụng để thực hiện một cài đặt tự động cho Vista bằng DVD sản phẩm cùng với ổ USB gồm có answer file của bạn.

Cài đặt tự động từ phương pháp DVD (đôi khi được gọi là khởi động từ DVD) rất hữu ích nếu bạn chỉ cài đặt một vài máy tính, tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có rất nhiều máy tính và lại muốn cài đặt chúng một cách nhanh nhất có thể thay vì cài đặt lần lượt từng chiếc một? Đến lúc này, chúng ta sẽ chuyển sang một triển khai khác trên mạng - cần các công cụ bổ sung để thực hiện công việc này.

Công cụ đầu tiên mà chúng ta cần ở đây được gọi là Windows Preinstallation Environment hay Windows PE, và đó cũng là những gì mà chúng ta sẽ bắt đầu xem xét trong phần này. Sau đó, khi chúng ta đã hiểu và thân thiện về WinPE và cách bạn có thể sử dụng nó để thực hiện cài đặt mạng cho Vista, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách sử dụng Windows Deployment Services để giúp đơn giản hóa nhiệm vụ cài đặt trong mạng máy tính của bạn.

Windows PE là gì?

Về cơ bản, Windows PE chính là một phiên bản tối thiểu của Windows mà bạn có thể sử dụng để khởi động trên một hệ thống mới (một máy tính mới được lắp đặt và chưa cài đặt hệ điều hành), sau đó kết nối với một mạng chia sẻ,

download các file cài đặt của phiên bản Windowsđầy đủ, khởi chạy Setup.exe và cài đặt Windows trên máy tính. Tại sao chúng ta lại cần Windows PE để thực hiện điều đó? Câu trả lời ở đây rất đơn giản: bạn có một máy chủ file với một thư mục chia sẻ trên đó, thư mục chia sẻ này gồm có các file cài đặt của Windows, tiếp đến bạn cũng đang sở hữu một hệ thống mới (phần cứng mới lắp đặt) chưa hề có hệ điều hành nào được cài đặt trên nó, tiếp đến bạn có một mạng, chính vì

vậy, hãy khởi động máy tính chưa cài đặt hệ điều hành của bạn và,…Vậy cách máy tính không có hệ điều hành có thể kết nối với thư mục chia sẻ trên mạng và khởi chạy Setup.exe như thế nào từ thư mục đó?

Trước đây, chúng ta đã sử dụng một khởi động floppy mạng để thực hiện điều này. Đây là một đĩa floppy khởi động mà bạn có thể chạy một phiên bản MS- DOS về mạng, sau đó cài đặt, như trước đây với Windows 95, bạn có thể chèn vào ổ mềm một đĩa khởi động, sau đó bật máy, khởi động từ DOS, tiếp đến có thể tự thực hiện (hoặc tự động bằng cách khởi chạy kịch bản) kết nối với cài đặt chia sẻ trên mạng và chạy Setup.exe để bắt đầu thực hiện quá trình download các file cài đặt của Windows vào máy tính và chạy Setup trên nó để cài đặt

Windows. Tuy nhiên, các ổ mềm khởi động mạng lại không tồn tại với nhiều lý do trong đó có vấn đề thiếu sự hỗ trợ cho hệ thống file NTFS, thiếu sự hỗ trợ cho các driver thiết bị Windows 32- hay 64-bit, khả năng kết nối mạng TCP/IP bị hạn chế và một số lý do khác. Ngược lại với điều đó, sử dụng Windows AIK bạn có thể tạo một thiết bị khởi động Windows hỗ trợ NTFS, hỗ trợ các driver Windows 32- và 64-bit, hỗ trợ TCP/IP và có thể được khởi động từ đĩaCD và DVD hoặc thậm chí trên ổ USB. Khi bạn đã khởi động được hệ thống mới của mình, lúc đó hoàn toàn có thể tự (hoặc tự động bằng kịch bản) kết nối với một mạng chia sẻ có các file cài đặt Windows Vista đã được lưu trên đó và khởi chạy Setup.exe để cài đặt Vista vào máy tính theo cách cài đặt hoàn toàn tự động bằng một answer file mà bạn đã tạo bằng Windows SIM.

Một số hạn chế của Windows PE

Tuy nhiên tất cả những gì nói ở trên không có nghĩa rằng Windows PE có thể thực hiện được mọi thứ. Cho ví dụ, tuy Windows PE là một phiên bản rút gọn của hệ điều hành Windows, cung cấp cho bạn một nhắc lệnh và có thể thực hiện việc kết nối mạng và có một đăng ký,… thì bạn vẫn không thể sử dụng nó như một hệ điều hành hàng ngày với lý do đơn giản rằng nó sẽ tự động dừng công việc sau 72 giờ sử dụng. Windows PE cũng không hỗ trợ việc cài đặt các ứng dụng sử dụng các file Windows Installer (.msi), và nó cũng không có .NET

Framework hay Common Language Runtime (CLR), chính vì vậy bạn không thể chạy bất cứ ứng dụng sản xuất Office nào trên đó. Windows PE cũng chỉ hỗ trợ một tập hạn chế các giao diện lập trình ứng dụng Win32 (API), chính vì vậy bạn không thể phát triển các ứng dụng hữu dụng để chạy trên phiên bản Windows rút gọn này.

Tất cả các hạn chế này có nghĩa rằng Windows PE thực sự chỉ hữu dụng với hai vấn đề: khởi động các hệ thống mới được lắp đặt để bạn có thể cài đặt Windows trên chúng, khởi động Windows Recover Environment (WinRE) để khắc phục sự cố khi một máy tính có vấn đề với cài đặt Windows của nó. Quả thực Windows Pe còn được sử dụng cho một vấn đề khác nữa đó là: mỗi khi bạn cài đặt

Windows Vista (hoặc Windows Server 2008) trên một hệ thống, thì đây sẽ là giai đoạn đầu tiên của các công việc cài đặt.

Kiểm tra các công cụ của Windows PE

Như những gì bạn có thể thấy trong hình 1 bên dưới, khi Windows PE khởi chạy, nó sẽ hiển thị một nhắc lệnh.

Hình 1: Nhắc lệnh của Windows PE

Nhắc lệnh này chỉ là một giao diện người dùng mà Windows PE cung cấp – không có các công cụ GUI và desktop trong Windows PE. Tuy vậy lại có một số các công cụ dòng lệnh cung cấp cho Windows PE, cụ thể được chúng tôi giới thiệu dưới đây:

Công cụ này có thể được sử dụng để soạn thảo dữ liệu cấu hình khởi động (BCD), mô tả các ứng dụng khởi động và các thiết lập của chúng. BCD trong Windows Vista và Windows Server 2003 thay thế cho Boot.ini vẫn được sử dụng trong các phiên bản trước đây của Windows.

Bootsect – Được sử dụng để khôi phục sector khởi động của máy tính (thay thế cho FixFAT và FixNTFS vẫn được sử dụng trong các phiên bản trước đây của

Windows)

DiskPart – Được sử dụng để tạo và định dạng các partition và volume và thực thi các nhiệm vụ quản lý ổ đĩa.

Drvload – Được sử dụng cho việc bổ sung các driver sau khi cài đặt cho một Windows PE image đã được khởi động.

Oscdimg - Được sử dụng để tạo một Windows PE image .iso nhằm mục đích cho bạn có thể burn hệ điều hành vào các phương tiện đĩa CD hoặc DVD để tạo các CD hoặc DVD Windows PE khởi động có khả năng tùy chỉnh.

PEImg – Được sử dụng để tạo hoặc thay đổi Windows PE image bằng cách bổ sung thêm các driver, import các gói và,…

Bổ sung thêm vào với các công cụ trên, còn có một số công cụ khác có trong Windows PE. Cộng với đó, bạn có thể bổ sung thêm các công cụ dòng lệnh vào Windows PE CD hoặc DVD của mình. Cho ví dụ, trong phần tiếp theo của loạt bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các bước tạo một Windows PE CD khởi động gồm có công cụ ImageX.exe trong đó, và sẽ giới thiệu về cách bạn có thể sử dụng công cụ này như thế nào trên Windows PE CD để capture một image của một máy tính để có thể triển khai image này vào các máy tính đích mới lắp đặt – một kịch bản triển khai được gọi là triển khia image phổ biến với các OEM và trong các doanh nghiệp lớn.

 

Một phần của tài liệu Triển khai vista (Trang 55 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(317 trang)