Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp trong cách mạng Việt Nam

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 37)

CHƯƠNG 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LỢI ÍCH DÂN TỘC VÀ LỢI ÍCH GIAI CẤP VÀ NHỮNG YÊU CẦU CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐÓ TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM

1.1. Cơ sở ra đời và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp

1.1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp trong cách mạng Việt Nam

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta diễn ra khá sôi nổi dưới nhiều hình thức song đều thất bại. Nguyên nhân cơ bản của những thất bại này là do thiếu một đường lối cách mạng đúng đắn, thiếu một tổ chức cách mạng có khả năng dẫn dắt dân tộc đến thắng lợi.

Hồ Chí Minh từ yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Người đã biết kết hợp và vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam, tìm thấy con đường cứu nước trên cơ sở rút kinh nghiệm từ sự thất bại của phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, bởi sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái do quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học lãnh đạo.

Và một trong những quan điểm, chủ trương đúng đắn giúp nhân dân ta thực hiện thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh đó là việc kết hợp đúng đắn lợi ích của dân tộc và lợi ích của giai cấp công nhân trong cách mạng Việt Nam.

* Cách mạng là sự nghiệp của toàn dân do giai cấp công nhân lãnh đạo Tháng 12/1944, trong chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Hồ Chí Minh viết về tư tưởng cách mạng toàn dân của mình như sau: “ Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân” [79, tr.507].

Cách mạng toàn dân là sự nghiệp của toàn dân, được biểu hiện trong các thời kỳ cách mạng và các lĩnh vực của cách mạng. Hồ Chí Minh luôn luôn tìm mọi cách bảo đảm cho khối đoàn kết dân tộc không bị sứt mẻ. Theo Hồ Chí Minh, cho dù con người có mắc phải sai lầm nào đó, nhưng một khi họ biết sửa chữa lỗi lầm thì vẫn phải hết sức tranh thủ họ, đảm bảo cho lực lượng toàn dân không bao giờ suy giảm. Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ tháng 6/ 1946 Hồ Chí Minh đã kêu gọi như sau: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người

thế này thế khác, nhưng thế này, thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta, vậy nên ta phải khoan hồng đại độ” [80, tr. 246]. Trong xây dựng đời sống mới, cách mạng cũng là sự nghiệp của toàn dân. Đời sống mới phải được thực hiện trong mọi lĩnh vực. Sau khi đi Pháp về, tháng 10 năm 1946, Hồ Chí Minh viết về nhiệm vụ của dân trong xây dựng đời sống mới là: “Chính phủ và nhân dân phải đồng tâm nhất trí, ra sức tổ chức, ra sức cộng tác, đoàn kết hơn nữa, mở mang kinh tế, xây dựng nước nhà, thực hành đời sống mới khắp mọi phương diện. Bất kỳ gái trai, già, trẻ, bất kỳ sĩ, nông, công, thương toàn thể quốc dân phải ra sức làm việc” [80, tr.418]. Đó là lời kêu gọi nhân dân trong bất kỳ ngành nghề nào, lĩnh vực gì cũng đều phải ra sức thực hiện nhiệm vụ của mình, đặng phấn đấu góp phần vào xây dựng đời sống mới, tiết kiệm tối đa mức tiêu dùng của xã hội, tập trung cho kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

Đồng bào Việt Nam, nhân dân Việt Nam là cộng đồng nhiều thành phần vừa có lợi ích chung, vừa có lợi ích riêng. Chính vì thế, để đảm bảo được sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, trong khi kêu gọi toàn dân đoàn kết, Hồ Chí Minh cũng quan sát một cách cụ thể nội dung của phạm trù nhân dân. Trên nền tảng nhân dân, khối đoàn kết phải được mở rộng tối đa tới các thành phần dân cư khác: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đại đoàn kết đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết.

Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác” [81, tr.438]. Đó là khối đoàn kết vừa có chiều sâu, vừa có chiều rộng. Sâu vì nó xác định nền gốc của khối đoàn kết, rộng vì nó tranh thủ tối đa mọi thành phần giai cấp. Trong những giờ phút lâm nguy của dân tộc Việt Nam, khi mà kẻ thù điên cuồng chém giết toàn dân vô tội thì sức mạnh Việt Nam và sự trỗi dậy của hồn thiêng sông núi, là tiếng kêu cứu của nhân loại cần lao đang căm hờn; là lời hịch của ông cha ta vang vọng từ ngàn xưa. Nó được thể hiện qua lời kêu gọi toàn

dân kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Hồ Chí Minh: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu tổ quốc” [80, tr.480]. “Vì độc lập của tổ quốc, vì nghĩa vụ đối với các dân tộc đang chống đế quốc Mỹ, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng không sợ hy sinh gian khổ, kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn” [84, tr.109]. Vì cách mạng theo Hồ Chí Minh “là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt” [78, tr.263] trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cho nên toàn dân phải làm cách mạng trên các lĩnh vực ấy. Song mỗi tầng lớp đều có sở trường và vai trò nhất định trong từng lĩnh vực. Do đó theo Hồ Chí Minh toàn dân cách mạng ắt phải toàn diện cách mạng. Người kêu gọi:

“Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, song nhất định phải thắng lợi. Mọi người chúng ta, bất kỳ ai làm việc gì, ở cương vị nào, đều phải là người chiến sĩ dũng cảm của sự nghiệp vẻ vang ấy” [83, tr.234].

Chỉ có thể toàn diện kháng chiến, toàn diện cách mạng mới có thể phát huy được sức mạnh của toàn dân. Toàn dân và toàn diện là hai cách nhìn về một vấn đề. Toàn dân là nhìn nhận dân tộc theo cơ cấu dân cư. Toàn diện là nhìn nhận theo cơ cấu nghề nghiệp của cộng đồng dân cư ấy. Toàn dân kháng chiến, toàn dân xây dựng chế độ dân chủ mới. Đồng thời xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng là sự nghiệp của toàn dân. Nói chuyện với nhân dân Cao Bằng năm 1961, Người nói: “ Ngày nay, chế độ ta là chế độ dân chủ. Đảng và Chính phủ ta chỉ lo phục vụ lợi ích của nhân dân. Đồng bào tất cả các dân tộc, không phân biệt lớn nhỏ, phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà, để cùng nhau xây dựng tổ quốc chung, xây dựng chủ nghĩa xã hội làm cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc, ấm no”

[82, tr.282].

Năm 1927, trong tác phẩm “Đường cách mệnh” của mình, Hồ Chí Minh đã xác định vị trí các tầng lớp cách mạng như sau: “công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức,

song không cực khổ bằng công nông, ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mạng của công nông thôi” [78, tr 266, tl1]. Như vậy vị trí của các giai cấp tầng lớp trong xã hội theo cách nhìn của Hồ Chí Minh là do ách áp bức của đế quốc và phong kiến quy định. Khi ách áp bức thay đổi thì vai trò, vị trí các giai cấp cũng phải định vị lại cho sát đúng với tình hình. Năm 1960 trong bài “30 năm hoạt động của Đảng” dựa vào việc tổng kết cách mạng thời kì 1930- 1960, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định mức độ vai trò của các giai cấp đối với dân tộc. Trên cơ sở ấy Người thấy được mức độ vai trò cao nhất thuộc về giai cấp công nhân. Chính vì vậy tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Việt Nam càng được Người khẳng định rõ hơn: “Ngay từ lúc đầu, Đảng ta đã giương cao ngọn cờ cách mạng dân tộc dân chủ, lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Trong lúc đó giai cấp phong kiến đã đầu hàng đế quốc, giai cấp tư sản non yếu thì chỉ mong thỏa hiệp với đế quốc để tìm một lối sống. Các tầng lớp tiểu tư sản tuy là sôi nổi nhưng tư tưởng bế tắc, không có đường ra. Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách mạng tiên phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công nhân đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và đáng tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam” [82, tr 8-9]. Thực tế cho thấy, giai cấp tư sản Việt Nam, đáng lý phải gánh trách nhiệm trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhưng nó không có khả năng thực hiện được nhiệm vụ đó. Nguyên nhân cơ bản vì do điều kiện đặc thù của chính sách thuộc địa, giai cấp tư sản đã sinh sau đẻ muộn hơn so với giai cấp công nhân.

Giai cấp tư sản dân tộc mặc dù có tinh thần yêu nước nhưng họ bị đế quốc chèn ép về kinh tế, kìm kẹp về chính trị. Vì thế họ không có đường lối cách mạng sáng suốt và do đó không thể thành công. Xem xét vai trò của giai cấp trong xã hội Việt Nam, lựa chọn ra giai cấp công nhân là tiến bộ nhất, xuất sắc nhất, đó là căn cứ để Hồ Chí Minh khẳng định: giai cấp công nhân là người lãnh đạo cách mạng.

Là một trong những nội dung cơ bản trong đường lối cách mạng Việt Nam, quan điểm cách mạng toàn dân do giai cấp công nhân lãnh đạo đã thể hiện rõ tư tưởng về sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp của Hồ Chí Minh. Theo đó, muốn thực hiện thành công cách mạng giải phóng dân tộc tất yếu cần phải có sự đoàn kết của cả dân tộc và sức mạnh toàn dân.

Để có được điều này, bên cạnh việc kêu gọi, động viên toàn dân kháng chiến thì nhất thiết phải giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa lợi ích của dân tộc và lợi ích của các giai cấp trong xã hội. Sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp thể hiện ở chỗ: Bằng việc tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân đoàn kết đánh đổ đế quốc và thực dân phong kiến, dành lại độc lập tự do, giải quyết lợi ích giai cấp sẽ góp phần giải phóng và dành đem lại lợi ích cho cả dân tộc. Với việc tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã nhìn vào hiện tại thấy được kết cấu xã hội – giai cấp, thấy được ách áp bức của đế quốc và phong kiến đối với nhân dân Việt Nam, thấy được tính tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam. Người đã xác định rõ phương hướng duy nhất của cách mạng Việt Nam, đó là lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam. Đây là quan điểm phản ánh sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp trong cách mạng nước ta.

* Cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản

Trong quá trình tìm hiểu bản chất của các cuộc cách mạng tư sản, Hồ Chí Minh thấy rõ, đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, con đường cách mạng tư sản không tránh khỏi thất bại. Vì thế, trong quá trình hoạt động và nghiên cứu, Người đã không ngừng suy ngẫm, tìm tòi và sau cùng mới tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. Với kết quả của cuộc hành trình khảo sát chính trị và hoạt động thực tiễn vô cùng phong phú, Hồ Chí Minh đã có một bề dày kinh nghiệm và bản lĩnh cách mạng làm cơ sở vững chắc cho Người đi đến sự lựa chọn đúng đắn con đường giải phóng dân tộc. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc

không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [72, tr.314]. Có thể nói, “Sự phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh diễn ra cũng giống như sự phát triển của thực tiễn cách mạng Việt Nam trong sự tác động, thúc đẩy lẫn nhau giữa cái dân tộc và cái giai cấp” [95, tr.41]. Ý thức giác ngộ về giải phóng dân tộc là tiền đề quyết định nhất, cũng là động lực chủ yếu để Hồ Chí Minh đến với hệ tư tưởng của giai cấp vô sản là Chủ nghĩa Mác - Lênin. Đến lượt mình, hệ tư tưởng của giai cấp vô sản trở thành kim chỉ nam, nền tảng tinh thần cho công cuộc giải phóng của dân tộc Việt Nam, thành nền tảng tinh thần cho công cuộc giải phóng dân tộc Việt nam, là cơ sở khoa học cho sự phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

Có bốn điều kiện cơ bản để thực hiện cách mạng vô sản ở Việt Nam:

Thứ nhất, cách mạng Việt Nam phải do giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản lãnh đạo, đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm cơ sở lý luận, làm nền tảng tư tưởng. Thứ hai, lực lượng cách mạng là

“cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”, trong đó “công nông là gốc cách mệnh”. Công nhân và nông dân là bạn đồng minh. Để cách mạng thành công thì công nhân phải liên minh chặt chẽ với nông dân và nông dân phải đi theo, chịu sự lãnh đạo của công nhân. Trước Hồ Chí Minh chưa có ai xác định đúng lực lượng chính của cách mạng Việt nam. Chỉ Hồ Chí Minh mới là người xác định đúng đắn cái gốc của cách mạng để trên cơ sở đó tập hợp, xây dựng lực lượng cách mạng hùng mạnh. Vì lẽ đó mà cách mạng là để “quyền giao cho dân chúng số nhiều”, chứ không phải “để trong tay một ít người”. Thứ ba, phương hướng tiến lên của cách mạng là sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc sẽ tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng nhân dân lao động. Tức là cách mạng có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có nhiệm vụ và cách tiến hành riêng.

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn, giai đoạn đầu “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và

thổ địa cách mạng”, thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng, giai đoạn sau làm cách mạng xã hội chủ nghĩa để xây dựng “xã hội cộng sản”, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Thứ tư, đưa cách mạng Việt Nam vào trào lưu của thời đại và gắn cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, xác định cách mạng Việt Nam “là một bộ phận trong cách mạng thế giới”, do đó “ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của nhân dân Việt Nam”.

Đưa cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo của cách mạng vô sản, kết hợp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, đảm bảo sự hài hòa thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp là nét độc đáo trong con đường cứu nước của Hồ Chí Minh. Đó là sự lựa chọn đầy sáng suốt có ý nghĩa thời đại, một quyết định có một không hai trong lịch sử dân tộc, thể hiện sự kết hợp tài tình của lòng yêu nước nồng nhiệt với tri thức khoa học uyên bác nhất và độ nhạy cảm chính trị cao nhất. Chính nhờ có sự lựa chọn đúng đắn này mà cách mạng Việt Nam đã thoát khỏi sự bế tắc của giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và đã vượt qua muôn vàn thử thách to lớn để đi tới thắng lợi ngày càng to lớn. Chính sự lựa chọn đúng đắn này là cơ sở để đề ra đường lối chiến lược đúng đắn của cách mạng Việt Nam. Điều này đã cổ vũ được giai cấp công nhân, nông dân và toàn dân tham giai vào sự nghiệp cách mạng. Nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và giai cấp.

* Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Một trong những cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đó là tư tưởng của Người về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là luận điểm trung tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh, nó thâm nhập và xuyên suốt toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người trong các thời kỳ và trên mọi lĩnh vực. Đó cũng là biểu hiện sinh động tư tưởng giải phóng dân tộc gắn với giải phóng

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)