Th ức thứ tám trong Duy Thức học

Một phần của tài liệu mối tương quan giữa thức thứ tám trong duy thức của phật giáo với vô thức trong phân tâm học của s freud (Trang 25 - 48)

CHƯƠNG 1. CỞ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. L ịch sử nghiên cứu vấn đề

1.2.3. Th ức thứ tám trong Duy Thức học

a. Khái niệm

Trong Phật Quang Đại Từ Điển: “Duy Thức nguyên gốc tiếng Phạn (Ấn Độ cổ) là Vijnãpti- màtratà. Dịch Hán là Duy Thức. Thức là bản thể của tâm, ngoài sự biến hiện của thức không có bất cứ vật gì thực sự tồn tại nên gọi là Duy Thức” [8, tr.1350].

Phật Quang Đại Từ Điển giải thích: Nghĩa là các hiện tượng từ thế giới khách quan bao gồm núi, sông, cỏ cây, cầm thú… cho đến các hiện tượng tâm lý con người như vui, buồn, tư duy, khát vọng… đều do Kiến phần (chủ quan) và Tướng phần (khách quan) của tự thể tám thức biến hiện ra. Các đối tượng nhận thức của con người từ thế giới hiện thực, các hiện tượng tâm lý đều chỉ là bóng dáng từ trong tâm ảnh hiện (phản ánh) biểu hiện ra mà cho là có thật. Tất cả được xem là các đối tượng nhận thức ấy cũng từ những hạt giống trong A-lại-da biến sinh ra, cho nên ngoài Duy Thức không có thực tại nào khác. [Q1, tr.1350].

Đ.Đ Tâm Thiện phân tích khái niệm Duy Thức: Tiếng Phạn gọi là Vijnana hoặc là Vijnapti. Tiếp đầu ngữ Vi có nghĩa là phân biệt, nhận thức, phần chính được dịch là Thức. Vijnapti được dịch là thức, có khi được dịch là biểu biệt, tức biểu thị hay hiển thực sự phân biệt.

H.T Nhất Hạnh trong tác phẩm “Duy Biểu học” đưa ra luận giải về khái niệm Duy Thức được thay bằng khái niệm Duy Biểu: “Chữ Vijapti có thể dịch là biểu. Tiền tố Vi có nghĩa là phân biệt xét đoán, nhận thức. Do đó Vijapti được dịch là Duy Biểu “.[14; tr.3].

Như vậy ý nghĩa của thức (Vijapti hay Vijnana) là sự biểu hiện phân biệt các hiện tượng thuộc thế giới của tâm lý và vật lý. Từ đây khái niệm biểu biệt được chia thành hai loại:

1/ Biểu sắc (Vijnapti – rùpa) 2/ Vô biểu sắc (Avijnapti – rùpa)

H.T Nhất Hạnh giải thích : “Khi mà vật chất hình tướng, biểu hiện ra rồi thì gọi là Vijnaptirupa, gọi là Biểu sắc. Sắc đây là màu sắc, hình dáng.

Sắc cũng có nghĩa là năng lượng. Ví dụ khi mình đẩy xe ba gác thì cái xe là

sắc, mà con người đẩy xe cũng là sắc và sức lực, năng lượng cố gắng đẩy xe cũng là sắc. Mình thấy rõ ràng ba cái: cái xe, thân thể mình và năng lượng đẩy xe đều là sắc. Cái năng lượng có sẵn trong mình nên chưa đẩy xe thì chưa thấy, năng lượng này gọi là vô biểu sắc. Năng lượng cũng là một loại sắc. Thức là năng lượng. Thức cũng là một loại sắc chứ không hẳn chỉ là tâm” [14, tr.23].

Duy có nghĩa là chỉ. Vijnanamatra có nghĩa là Duy Thức hay nói đầy đủ là: “Chỉ có Thức biểu hiện”. Thức biểu hiện ra làm 2 phần: Chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức; “Thị chư thức chuyển biến, phân biệt sở phân biệt”. Vì vậy cho nên cả phần phân biệt và phần bị phân biệt đều từ thức mà ra cả. H.T Nhất Hạnh đưa ra ví dụ :

Như mình nhìn ngọn núi Alpes, mình biết núi Alpes là đối tượng của tri giác, đối tượng của nhận thức. Cố nhiên khi có đối tượng thì phải có chủ thể của thức và hai cái đều là thức cả. Vì vậy mà điều ta muốn nói ở đây thì

“chủ thức chuyển biến, phân biệt, sở phân biệt” tức là cái thức đó nó chuyển biến thành hai phần là phân biệt và bị phân biệt. Đó là ý nghĩa của chữ Biểu. Biểu hiện ra thành chủ thể phân biệt và đối tượng phân biệt. Cho nên tất cả chỉ là thức, chỉ có biểu biệt. Tác phẩm Vijnatimatrata có nghĩa là Duy Biểu tụng’’ [14, tr.35].

b. Vài nét về lịch sử Duy Thức

Duy thức học (Vĩn janavada) là rút ngắn danh từ Pháp tướng Duy Thức. Theo truyền sử Duy Thức học, vị sáng lập đầu tiên là Di lặc Bồ Tát (Maitreya), Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu) trong khoảng thế kỷ thứ V Tây lịch.

Nói ba vị Di-Lặc, Vô Trước và Thế Thân sáng lập ra Duy Thức Tông là nói ba vị là người có công sưu tầm, đúc kết tư tưởng về tâm thức và phân tích thành triết loại thứ tự mạch lạc, cũng như phương thức suy luận diễn đạt giáo lý nguyên thủy Phật Giáo được minh bạch hơn. Duy Thức học là môn học nằm trong Luận Tạng (Abhidharma). Chữ Abhi nghĩa là nới rộng

phát triển, mổ xẻ. Dharma là giáo lý trong kinh tạng (Sutrapitaka). Như vậy, chữ Abhidharma là từ ghép hai đơn tự , có nghĩa là mổ xẻ, phân tích, phát triển rộng giáo lý căn bản trong kinh Phật. Luận Abhidharma một phần do Đức Phật diễn giải, một phần do các Bồ Tát tổ sư trước tác, soạn thuật.

Cho nên vị xây dựng tư tưởng tâm thức nguyên thủy là Bồ tát Di Lặc, còn ngài Vô Trước và Thế Thân cũng như các luận sư khác chỉ là những người diễn đạt rộng những nguyên lý trong kinh mà Đức Phật bấy giờ chỉ thuyết đại cương tổng quát mà thôi.

Khi tìm hiểu, nghiên cứu các bộ kinh như kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Già, Lăng Nghiêm và Kinh Pháp Cú, A hàm…thì chúng ta thấy nội dung của các bộ kinh này hàm súc một phần lớn triết lý về tâm thức.

Đức Phật thường khuyên nhắc các đệ tử kiềm chế tâm đừng để buông lung, giữ tâm cho thanh tịnh “Tâm tịnh tức độ tịnh” (Tâm thanh tịnh thì thế giới thanh tịnh)

Kinh Hoa Nghiêm (Avantamsaka Sutra) dạy:

Tâm như công họa sư Họa chủng chủng ngũ ấm Nhất thiết thế giới trung Vô pháp nhi bất tạo” (Tâm như họa sỹ khéo Vẽ thế giới muôn màu Cảnh ngũ ấm thế gian Không pháp nào không tạo)

Kinh Lăng nghiêm nói: “Chư pháp sở sanh, duy tâm sở hiện, Nhất thiết nhân quả, thế giới vi trần, nhân tâm thành thể” [21, tr.1].

(Dịch nghĩa là: Các pháp có là do tâm hiện. Tất cả nhân quả lớn như thế giới, nhỏ như vi trần đều lấy tâm làm thể)

Kinh Pháp cú (Dharmapada) thuộc Nguyên thủy Phật giáo, một bộ kinh được nhiều học giả trên thế giới ngưỡng mộ nhất và được dịch ra nhiều thứ tiếng, Phật dạy:

Tâm là chủ động lực Hướng dẫn mọi lĩnh vực Nếu tâm thức ô trược Lời nói và việc làm Theo tâm chịu khổ cực

Như xe theo đường mòn” [5, tr.35]

Trên đây lược dẫn một số đoạn kinh để chứng minh cho thấy Duy Thức học đã có từ khi Phật giáo ra đời. Nhìn trên phương diện tổng quát thì ta thấy tư tưởng tâm thức xuất hiện phổ quát trong Kinh tạng (Sutrapitaka).

Tuy nhiên dựa trên tài liệu lịch sử thành lập Pháp tướng Duy Thức Tông của các luận gia Phật giáo thì ghi nhận rằng: Duy Thức học trực tiếp căn cứ giáo lý của sáu bộ kinh và mười một bộ luận.

Sáu bộ kinh gồm có:

1/ Kinh Hoa Nghiêm 2/ Kinh Giải Thâm Mật

3/ Kinh Như Lai xuất hiện công đức trang nghiêm 4/ Kinh A-tỳ-Đạt-Ma

5/ Kinh Lăng Già 6/ Kinh Mật Nghiêm Mười một bộ luân gồm có:

1/ Du già sư địa luận

2/ Hiển dương Thánh giáo luận 3/ Đại Thừa trang nghiêm luận 4/ Tập lượng luận

5/ Nghĩa Đại thừa luận 6/ Thập địa kinh luận

7/ Phân biệt du già luận 8/ Biện trung Biên luận 9/ Nhị thập Duy thức luận 10/ Quán sở duyên duyên luận 11/ Tạp tập luận

Căn cứ vào lý thuyết trong các bộ kinh luận kể trên ẩn chứa triết lý tâm thức. Di Lặc Bồ Tát và Vô Trước, Thế Thân khéo léo bằng trí tuệ của mình sáng tác những bộ luận rất có giá trị dùng làm căn bản cho Duy Thức học.

Sau ngài Vô Trước, Thế Thân có ngài Hộ Pháp và đệ tử là Giới Hiền tiếp tục công việc phát triển tư tưởng Duy Thức. Đến đời nhà Đường bên Trung Quốc có Huyền Trang Tam Tạng Pháp Sư từ bản quốc thực hiện hành trình du phương học đạo thỉnh kinh Phật. Khi bước chân vào lãnh thổ Ấn Độ, Huyền Trang Pháp Sư nghe danh tiếng ngài Giới Hiền uyên thâm Tam Tạng kinh điển, đặc biệt là Du Già Duy Thức, Huyền Trang xin đến học đạo, thụ huấn với ngài Giới Hiền tại chùa Lăng Già. Sau đó, ngài Huyền Trang trở về nước, mang theo những bộ luận quý giá, trong đó đặc biệt là bộ luận Thành Duy Thức. Ngài Huyền Trang cùng với môn đệ thông minh, biện tài là Khuy Cơ tích cực phát huy, triển khai giáo lý Duy Thức, khiến cho Duy Thức phát triển rực rỡ, trở thành một trong mười tông phái Phật Giáo tại Trung Hoa đương đại.

Sau ngài Khuy Cơ có ngài Trí Châu, Huệ Trị, Phát Dương Trí Châu tiếp nối giảng dạy Duy Thức tại Trung Hoa. Duy Thức Tông rất thịnh hành từ đời Đường cho đến thời đại Trung Hoa Dân quốc giữa Thế kỷ XX (1949) thì tư tưởng Duy Thức từ Trung Hoa dần dần truyền sang Việt Nam.

c. Cấu trúc bộ máy tâm lý trong Duy Thức

Trong luận văn này, chúng tôi lấy bản “Ba mươi bài tụng Duy Thức”

của Thế Thân (Vasubandhu) làm tài liệu căn bản để đưa ra cấu trúc bộ máy tâm lý.

Ngài Thế Thân là em ruột của luận sư Vô Trước (Asanga), sinh sau ngài Vô Trước 20 năm vào cuối thế kỷ IV Tây lịch. Ngài soạn thuật bộ Duy Thức Tam Thập Tụng (30 bài tụng về Duy Thức). Tác phẩm này rất nổi tiếng và được truyền tụng cho đến ngày nay.

Nội dung của Duy Thức học nói chung và 30 bài tụng Duy Thức nói riêng đều tập trung tường minh hệ thống tám thức căn bản – tiến trình phát sinh và hoại diệt của các hiện tượng tâm lý. Hệ thống này như một tổng thể được chia thành tám loại quan năng. Nhưng ở đây không có sự tách biệt riêng lẻ đối với tám thức căn bản này. Một thức có mặt là toàn bộ tổng thể của tâm thức có mặt. Hệ thống 8 thức được Đ.Đ Tâm Thiện phân tích theo thứ tự như sau:

8/ A-lại-da thức (Àlaya vijnàna) 7/ Mạt na thức (Manas)

6/ Ý thức (Manovijnàna) 5/ Nhãn thức (Mắt) 4/ Nhĩ thức (Tai) 3/ Tỷ thức (Mũi) 2/Thiệt thức (Lưỡi) 1/ Thân thức (Cơ thể)

Tám thức này gọi là tám thức Tâm vương. Theo Duy Thức, Tâm vương có vai trò chủ đạo, là sức mạnh chính yếu trong hệ thống tác dụng của thức. Vương có nghĩa là hàng đứng đầu, như một vị vua tự chủ, tự tác nắm quyền cai quản một đất nước, có quyền quyết định mọi vấn đề. Tám thức này cũng vậy, có thể tự do tác dụng, làm chủ nhận thức trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên mỗi thức lại hoạt động với phạm vi, chức năng khác nhau, với những lĩnh vực đặc thù.

1/ Thân thức

Thân thức là cái biết của thân thể, hay còn gọi là Xúc giác. Nó phân biệt bất cứ cái gì xúc chạm với thân thể. Thân thức cần các điều kiện như thiệt thức.

2/ Thiệt thức

Thiệt thức là cái biết của lưỡi, hay còn gọi là Vị giác. Nó phân biệt các vị khi lưỡi tiếp xúc với vị trần. Thiệt thức cũng cần có điều kiện như tỵ thức.

3/ Tỵ thức

Tỵ thức là cái biết của mũi, hay còn gọi là Khứu giác. Nó phân biệt các mùi khi tỵ căn tiếp xúc hương trần. Tỵ thức chỉ cần các điều kiện; căn, cảnh, ý thức, Mạt na, A-lại-da và nghiệp chủng là có thể hoạt động được.

4/ Nhĩ thức

Nhĩ thức là cái biết của tai, hay còn gọi là Thính giác. Nó phân biệt âm thanh về cường độ, âm sắc khi tai (nhĩ căn) tiếp xúc với thanh trần. Nó cũng cần đủ các điều kiện như nhãn thức chỉ trừ điều kiện ánh sáng vì tối hay sáng thì ta đều có thể nghe được.

5/Nhãn thức

Nhãn thức là cái biết của mắt, hay gọi là Thị giác. Nó phân biệt độ sáng, hình dáng và màu sắc khi mắt (nhãn căn) tiếp xúc với sắc trần. Nó cần đủ các điều kiện sau thì mới có tác dụng:

- Không: Khoảng không, khoảng cách cần đủ cho mắt có thể thấy - Minh: Ánh sáng có cường độ thích hợp

- Căn: Mắt tốt, mắt không bị bệnh

- Cảnh: Các đối tượng nằm trong, trên trục có thể phản chiếu ảnh lên cấu trúc nhãn cầu lồi của mắt

- Tác ý: Có sự chú ý đến đối tượng

- Ý thức: phải có ý thức hoạt động vì có những trường hợp ý thức không hoạt động như chết ngất, bất tỉnh.

- Alaya (sẽ trình bày chi tiết ở phần sau)

- Nghiệp chủng:

Phải có hạt giống trong Àlaya, nếu không có hạt giống trong A-lại-da thì không thể nhận thức được . Quá trình nhận thức hay phân biệt của thức cũng giống như tra từ điển hoặc truy cập một thông tin trong máy tính, nếu không có dữ liệu hay một chương trình thì không có sự vận hành. Tuy nhiên sự vận hành của thức thì vi tế hơn rất nhiều.

6/ Ý thức

Ý thức là sự phân biệt, tư tưởng, suy luận, tư duy.

7/ Mạt na thức

Theo Duy Thức, tâm thức con người có 8 thì thức Mạt na ở vị trí thứ 7. Mạt na thường đóng vai trò liên kết, là trung gian giữa A-lại-da và ý thức. Khi ý thức thu nhận tất cả những tín hiệu từ 5 thức giác quan vào thì Mạt na truyền dẫn vào bộ xử lý cho ra những phản ứng tương thích, nên nó còn được gọi là Truyền Tống thức.

Thức Mạt na đứng ở vị trí trung gian giữa A-lại-da và ý thức nên nó luôn chấp, cho rằng toàn bộ ý thức đưa vào đều là tự ngã (cái tôi) của mình.

Thức Mạt na là cái tôi, bản ngã.

8/ A-lại-da thức

(Phần này sẽ trình bày ở mục sau)

Trong cấu trúc tâm lý, theo quan điểm Duy Thức học gồm 8 tâm vương và 51 tâm sở

Tâm sở là tâm phụ trợ cho tâm vương, cùng hoạt động với tâm vương.

Trong 51 tâm sở bao gồm: 5 tâm sở biến hành, 5 tâm sở biệt cảnh,11 thiện tâm sở, 6 tâm căn bản phiền não, 20 tâm tùy phiền não và 4 tâm bất định.

- 5 tâm sở biến hành: xúc, tác, ý, thọ, tưởng, tư.

- 5 tâm sở biệt cảnh:

+ Dục: Sự khát vọng, mong muốn, khao khát

+ Thắng giải: Sự hiểu biết rõ ràng, minh bạch, không nghi ngờ.

+ Niệm: Sự ghi nhớ, tâm niệm + Định: Sự chuyên chú, thiền định + Huệ: Sự sáng suốt của tâm thức - 11 thiện tâm sở:

+ Tín : Niềm tin

+ Tinh tấn: Siêng năng

+ Tàm: tự xấu hổ với lòng mình + Quý: Tự hổ thẹn với người + Vô tham: Không tham lam + Vô sân: Không giận giữ

+ Vô si : Không ngu si, mê muội

+ Khinh an: Sự nhẹ nhàng của tâm thức

+ Bất phóng dật: Không buông lung, lười biếng, phóng đãng + Hành xả: Sự không chấp trước hay bám víu trong tâm thức + Bất hại: Sự không làm tổn hại

- 6 tâm phiền não căn bản:

+ Tham: Tâm tham lam + Sân: Tâm sân hận, giận giữ + Si: Tâm si mê

+ Mạn: Tâm kiêu căng, ngạo mạn + Nghi: Tâm nghi ngờ

+ Ác kiến: Cái thấy sai lầm đưa đến các cõi khổ (Địa ngục, súc sinh, ngã quỷ..)

- 20 tâm phiền não thứ yếu:

+ Phẫn: Giận giữ + Hận: hờn lẫy

+ Phú: Che giấu tội lỗi + Não: U buồn

+ Tật: Ganh ghét + Xan: Bỏn xẻn + Cuống: Lừa dối + Xiểm: Nịnh hót + Hại: Tổn hại + Kiêu: kiêu căng

+ Vô tàm: Tự mình không biết hổ thẹn + Vô quý: không biết xấu hổ với người + Trạo cử: sự giao động trong tâm + Hôn trầm: Sự trầm uất, u trệ + Bất tín: Không có niềm tin + Giải đãi: Chứng lười biếng

+ Phóng dật: Buông lung, không thận trọng + Thất niệm: Đãng trí, lãng quên

+ Tán loạn: Rối loạn tâm thức

+ Bất chánh tri: Sự hiểu biết sai lầm, bất chính - 4 tâm sở bất định:

Tâm sở bất định là tâm không thể xác định là thiện hay ác. Bao gồm:

+ Hối: Sự ăn năn hối tiếc việc đã qua + Miên: Sự ngủ quên, thiêm thiếp + Tầm: Tìm kiếm

+ Tư: Thẩm định, quan sát

Nếu 4 tâm bất định này xảy ra đúng thời, đúng chỗ và theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực mà được xác định là thiện hay bất thiện.

Theo Duy Thức học, sự khổ đau hay hạnh phúc trong quá trình diễn tiến của tâm lý con người hoàn toàn không vượt ngoài hệ thống tám thức và 51 loại tâm sở này.

d. Nội dung của giáo lý Duy Thức - Vấn đề chủng tử

Trong hệ thống triết học Duy Thức, chủng tử là một khái niệm nói về cội nguồn của tâm thức. Nó là chìa khóa để mở ra cánh cửa nhận thức tâm lý và thực tại. Nó là đơn vị cấu tạo nên cái mà tâm lý học hiện đại quan niệm về các hiện tượng tâm lý. Nó là bản chất đời sống tinh thần của con người.

Chủng tử được dịch Việt ngữ là hạt giống. Nguyên gốc Phạn ngữ là Bija nghĩa là chủng tử hoặc là năng lượng (tâm thức). Trong Tàng thức chúng ta có tất cả các loại hạt giống. Nhưng ở đây có sự phân biệt, có 2 loại hạt giống: hạt giống sẵn có (bản hữu chủng tử) và hạt giống trao truyền huân tập (tân huân chủng tử). Bản hữu vốn có gốc sẵn từ thời vô thủy, nó vốn không có đầu mối - vô thủy. Đức Phật dạy rất rõ trong kinh tạng: “Thời gian và không gian là những sáng tạo của tâm thức, thời gian và không gian làm ra nhau” [14, tr.63]. Và:

“Einstein trình bày thời gian và không gian không phải là hai thực thể riêng biệt, không có thời gian thì không có không gian, hai thứ này làm ra nhau” [14, tr.64].

Cho nên những hạt giống không phải chỉ là kết quả của kinh nghiệm bởi vì kinh nghiệm là kinh nghiệm trong sự sống hàng ngày, những hạt giống đó được gieo trồng vào tâm thức của chúng ta trong đời sống hàng ngày thì đối tượng những kinh nghiệm đó chỉ là một phần nhỏ của tổng số hạt giống trong ta mà thôi.

Có hạt giống sẵn có, có hạt giống trao truyền, huân tập thời thơ ấu, cả thời gian thai nghén.

Những hạt giống trao truyền đó là tân huân chủng tử. Huân là ướp và gieo vào, tân là mới.

H.T Nhất Hạnh giải thích: Chúng ta phân biệt ra hai loại chủng tử;

chủng tử sẵn có và chủng tử mới trao truyền và chúng ta quan niệm rằng chủng tử mới trao truyền đó không có sẵn, chúng ta chỉ mới có khi vừa được huân vào thôi. Sự thực, mỗi hạt giống đều có hai phần: bản hữu và

Một phần của tài liệu mối tương quan giữa thức thứ tám trong duy thức của phật giáo với vô thức trong phân tâm học của s freud (Trang 25 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)