DỰNG NĂM 1484 ĐỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG, GHI LẠI LỊCH SỬ KHOA THI NĂM 1442 TẤM BIA CUỐI CÙNG

Một phần của tài liệu Di sản thế giới ở Việt Nam (Trang 27 - 31)

LỊCH SỬ KHOA THI NĂM 1442. TẤM BIA CUỐI CÙNG ĐƯỢC DỰNG VÀO NĂM 1780 CHO KHOA THI TỔ CHỨC VÀO NĂM 1779.

Ngày 31-7-2009, Mộc bản triều Nguyễn - một khái niệm có lẽ còn xa lạ với nhiều người VN hiện nay - đã trở thành di sản tư liệu đầu tiên của

nước ta được UNESCO đưa vào danh mục di sản tư liệu thuộc “Chương trình ký ức thế giới”. Di sản này hiện đang được bảo quản tại Đà Lạt.

Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm là những văn bản chữ Hán - Nôm được khắc trên gỗ để in ra các sách tại VN vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Gỗ dùng làm ván khắc tài liệu mộc bản triều Nguyễn cũng rất đặc biệt,

vừa mềm, vừa mịn. Theo tài liệu của triều Nguyễn để lại, gỗ dùng làm ván khắc tài liệu mộc bản là gỗ thị, gỗ lê, gỗ táo hay gỗ cây nha đồng. Thớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà voi. Nét chữ khắc trên tài liệu mộc bản rất điêu luyện, tinh xảo và sắc nét.

Cao nguyên đá Đồng Văn có diện tích 2.350 km2, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, độ cao trung bình từ 1400-1600 m. Tại đây, các nhà khoa học phát hiện được 45 di sản địa mạo, 33 di sản kiến tạo và rất nhiều hóa thạch trong các tầng đá trầm tích.

Cao nguyên đá Đồng Văn hội tụ những cảnh quan kỳ thú, độc đáo, đa dạng, rất có giá trị khoa học và du lịch. Đó là các bề mặt san bằng, các bậc thềm sông, đồng bằng gặm mòn chân núi, các hang động kỳ bí ở nhiều bậc độ cao khác

nhau, các hố sụt karst, hay hàng loạt thung lũng sông suối lớn, các hẻm vực sâu, những rừng đá, hoang mạc đá và các núi đá vôi dạng nón liền, nón rời, dạng

tháp kim, mái nhà, chẳng hạn như núi đôi Cô Tiên ở Cổng Trời huyện Quản Bạ, hẻm vực sông Nho Quế, Động Nguyệt, Hang Rồng, xuất lộ nước ở Mậu Duệ, thung lũng Mèo Vạc...

Không những thế, ở đây, các nhà địa chất đã điều tra, nghiên cứu và xác lập được 13 phân vị địa tầng, phát hiện được 17 nhóm hóa thạch cổ sinh rất đa dạng và phong phú về giống, loài. Đồng thời, xác lập được hàng loạt mặt cắt chuẩn và phụ chuẩn, hàng loạt chỉnh hợp và bất chỉnh hợp địa tầng được sử dụng trong việc phân chia và đối sánh địa tầng ở Việt Nam...

Một phần của tài liệu Di sản thế giới ở Việt Nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(31 trang)