Sục không khí vào nước cất cho bão hòa oxi. Cho thể tích nước bão hòa vào chai thích hợp, thêm 1 ml mỗi dung dịch: đệm photphat, MgSO4, CaCl2, FeCl3, vào pha loãng thành 1l, lắc đều. Chú ý không làm nhiễm bẩn dung dịch, đặc biệt bởi các chất hữu cơ chất oxi hóa, chất khử hoặc kim loại.
6.5.2. Chuẩn bị mẫu
Nếu mẫu có hàm lượng clo dư đáng kể: để yên 1- 2 giờ để đuổi clo. Nếu không hiệu quả, thêm 10 ml axit axetic (1:1) hay H2SO4 (1:50) và 10 ml KI 10%
trong 1l mẫu rồi chuẩn độ bằng Na2SO3 0,0125N với chỉ thị hồ tinh bột, chú ý không dùng dư Na2SO3.
Trước khi pha loãng, trung hòa đến khi mẫu nước có giá trị pH từ 6,5- 7,5.
6.5.3. Kỹ thuật pha loãng:
0,1%-1% cho nước thải công nghiệp nhiễm bẩn nặng.
1%-5% cho nước cống chưa xử lý hoặc đã để lắng.
5%-25% cho nước đã bị oxi hóa.
25%-100% cho các dòng sông ô nhiễm.
6.5.4. Cách xác định
Chiết mẫu đã pha loãng vào hai chai: Một chai xác định DO sau khi pha loãng (DO0), chai còn lại để ủ ở 200C, xác định DO sau 5 ngày ủ (DO5).
6.5.5. Kết quả
BOD5 = (DO0 - DO5).P P = (Vm + Vpl)/ Vm
Bảng 6.13: Kết quả phân tích BOD trong lần phân tích I
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6
DO0(mg O2/l) 6,77 6,91 6,72 6,81 6,81 6,81
DO5(mg O2/l) 2,96 4,74 3,85 2,45 2,86 3,79
P pha loãng 100/17 50/11 50/17 100/17 100/17 50/17 BOD5(mg O2/l) 22,41 9,86 8,44 25,65 23,24 8,88
Bảng 6.14: Kết quả phân tích BOD trong lần phân tích II
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 DO0 (mg O2/l) 7,01 7,01 7,01 7,01 6,81 7,01 DO5 (mg O2/l) 3,95 4,84 4,35 3,85 3,46 3,95
P pha loãng 25/3 5 10/3 100/9 25/3 10/3
BOD5 (mg O2/l) 25,5 10,85 8,87 35,11 27,92 10,2
Bảng 6.15: Kết quả phân tích BOD trong lần phân tích III
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 DO0 (mg O2/l) 6,93 6,93 6,93 6,83 6,93 7,02
DO5 (mg O2/l) 5 20/7 5/2 5 5 5/2
P pha loãng 2,83 3,51 3,61 2,44 2,73 3,61
BOD5 (mg O2/l) 20,5 9,77 8,30 21,95 21,00 8,78
0
5 10 15 20 25 30 35 40
mẫu 1 mẫu 2 mẫu 3 mẫu 4 mẫu 5 mẫu 6
lần 1 lần 2 lần 3
Hình 6.4: Biểu đồ biểu diễn lượng BOD trong mỗi mẫu trong các lần phân tích
8 8,5 9 9,5 10 10,5
Hình 6.5: Biểu đồ biểu thị giá trị BOD trong các mẫu phân tích 4
3
6
5
2
1
8 8,2 8,4 8,6 8,8 9
9 9,5 10 10,5 11
0 5 10 15 20 25 30
0 10 20 30
0 10 20 30 40
Nhận xét: Nhìn chung kết quả phân tích BOD5 phù hợp với địa hình lấy mẫu nước
Mẫu 1 (mẫu ở cầu Nguyễn Văn Cừ): Giá trị BOD5 dao động trong khoảng 20,5 đến khoảng 25,5. Theo chỉ tiêu đánh giá BOD thì chất lượng nước ở đây còn thấp, ô nhiễm chất hữu cơ cao. Mặc dù khu vực Quận 5, Quận 4 khu vực rạch Bến Nghé này đã được quy hoạch nhưng địa điểm cầu Nguyễn Văn Cừ nằm ở đoạn đầu của rạch Bến Nghé nên còn chịu ảnh hưởng của nguồn nước ô nhiễm từ Kênh Tẻ.
Mẫu 2 (ngã 3 sông Sài Gòn với rạch Bến Nghé): Mẫu nước được lấy ngay ngã 3 cột cờ, đây là điểm cuối của rạch Bến Nghé, chỗ này đã được vét bùn, hơn nữa khu vực này tiếp giáp với nguồn nước ở sông Sài Gòn. Do đó giá trị BOD5 ở đây thấp hơn so với mẫu 2 khá nhiều, giá trị BOD5 ở đây trong khoảng từ 9,77 đến 10,85.
Mẫu 3 (ngã ba sông Sài Gòn với Kênh Tẻ): Mẫu nước sông ở khu vực này thuộc đoạn cuối của Kênh Tẻ và tiếp giáp với nguồn nước ở sông Sài Gòn, hơn nữa khu vực này ít dân cư nên giá trị BOD5 ở đây nằm trong khoảng 8,3 đến 8,87.
Mẫu 4 (cầu Kênh Tẻ): Mẫu nước được lấy ở đoạn giữa Kênh Tẻ, khu vực này chưa được quy hoạch, 2 bên bờ vẫn còn nhiều hộ gia đình chưa được di dời nên nguồn nước ở đây vẫn nhận thêm nguồn nước thải chưa qua xử lí. Do đó giá trị BOD5 khoảng 21,95 đến 35,11 cao hơn nhiều so với mẫu 3.
Mẫu 5 (cầu Thị Nghè): Vì cầu Thị Nghè nhận nguồn nước ở kênh Nhiêu Lộc đi qua nhiều khu vực dân cư Quận 3, Quận Phú nhuận, Quận Bình Thạnh. Kênh Nhiêu Lộc đang trong quá trình cải tạo nhưng vẫn chưa hoàn thành hệ thống cống thoát nước và nguồn nước bẩn trước đây vẫn chưa được thay hoàn toàn nên mẫu nước ở đây cũng có sự ô nhiễm chất hữu cơ cao, giá trị BOD5 trong khoảng 21 đến 27,92.
Mẫu 6 (cầu Bình Lợi): Mẫu nước ở đây nằm trên dòng chảy của Sông Sài Gòn từ Bình Dương đổ xuống chưa đi vào khu vực dân cư của thành phố Hồ Chí Minh nên mức độ ô nhiễm chất hữu cơ thấp, giá trị BOD5 của mẫu này từ 8,78 đến 10,2.
KẾT LUẬN CHUNG
Qua quá trình khảo sát DO và BOD5 ở một số điểm thuộc hệ thống sông Sài Gòn, tôi thấy nhìn chung ở cả 6 mẫu nước sông đem khảo sát thì kết quả cho thấy chất lượng nước sông ở 6 khu vực này được cải thiện đáng kể sau khi thành phố tiến hành cải tạo một số khu vực: Khu vực 2 bên bờ kênh Nhiêu Lộc, kênh Bến Nghé...đặc biệt mẫu nước sông ở kênh Bến Nghé khu vực cầu Nguyễn Văn Cừ có sự thay đổi rõ rệt nhất so với mẫu nước ở cầu Kênh Tẻ và mẫu nước ở kênh Nhiêu Lộc khu vực cầu Thị Nghè. Nguyên nhân là do Quận 4 khu vực cầu Kênh Tẻ chưa được cải tạo và Quận Bình Thạnh khu vực cầu Thị Nghè đang trong quá trình cài tạo. Ngoài ra kênh Nhiêu Lộc mặc dù đang cải tạo lại các hệ thống cống nước nhưng chưa hoàn thành và phần nước, bùn ô nhiễm trước đây chưa được thay hết nên chất lượng nước ở hai khu vực này vẫn còn bẩn và hôi.
Điểm chung của khu vực cầu Kênh Tẻ, cầu Thị Nghè, cầu Nguyễn Văn Cừ dọc hai bên bờ các kênh có nhiều rác đọng, đặc biệt là khu vực cầu Kênh Tẻ rác đọng nhiều gây mùi hôi, tanh khó chịu. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước nơi đây, mà nguyên nhân này xuất phát từ ý thức của người dân sống trong khu vực này.
Các mẫu nước ở cầu Bình Lợi, ngã ba sông Sài Gòn với rạch Bến Nghé, ngã ba sông Sài Gòn với Kênh Tẻ có giá trị DO và BOD5 có giá trị xấp xỉ nhau, theo 2 chỉ tiêu này thì chất lượng nước sông ở 3 khu vực trên được cho là sạch nhất nhưng ô nhiễm chất hữu cơ 3 khu vực này thì vẫn còn cao và vượt quá giới hạn cho phép.
Còn chất lượng nước sông ở cầu Nguyễn Văn Cừ cải thiện đáng kể sau khi khu vực này được quy hoạch. Do đó cần phải nhanh chóng cải tạo khu vực Kênh Tẻ để cải thiện chất lượng nguồn nước nơi đây, đồng thời giữ gìn vệ sinh tốt hơn nữa khu vực cầu Nguyễn Văn Cừ để đảm bảo nguồn nước ở đây không bị tái ô nhiễm. Có như vậy mới góp phần bảo vệ nguồn nước ở sông Sài Gòn.
Hy vọng rằng các cấp chính quyền nhanh chóng hoàn thành công trình trên kênh Nhiêu Lộc, và nhanh chóng tiến hành cải tạo khu vực cầu Kênh Tẻ. Cán bộ địa
phương có biện pháp tuyên truyền đến người dân ý thức bảo vệ môi trường. Chính quyền địa phương phải có biện pháp cứng rắn đối với hành vi xả rác xuống kênh rạch. Thanh tra bộ tài nguyên và môi trường cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động xử lí nước thải của các nhà máy, doanh nghiệp trước khi xả ra môi trường để tránh tình trạng các doanh nghiệp vi phạm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các kênh rạch.
PHỤ LỤC
Phụ lục1: Khảo sát ảnh hưởng của ion Fe3+
V0(Na2S2O3
2/81N) (ml)
DO0 (mg O2/l) Không có Fe3+
CFe3+
(mg/l)
V(Na2S2O3
2/81 N)
(ml)
DO (mg O2/l) có Fe3+
Sai số (%)
7,30 7,21 40 7,40 7,31 +1,34
7,43 7,34 50 7,60 7,51 +2,30
7,30 7,21 60 7,50 7,41 +2,77
7,50 7,41 70 7,77 7,67 +3,54
7,30 7,21 80 7,60 7,51 +4,16
7,50 7,41 90 7,90 7,80 +5,26
7,27 7,18 100 7,67 7,58 +5,57
Phụ lục 2: Kết quả khi che ion Fe3+ bằng NaF 1,61M
CFe3+ (mg/l) VNaF (ml) Sai số (%)
50 0,4 +2,09
50 0,5 +1,40
50 0,6 +0,70
50 0,8 0
50 1,0 0
Phụ lục 3: Khảo sát ảnh hưởng của ion Fe2+
V0(Na2S2O3
2/81N)(ml)
DO0 (mg O2/l) Không có Fe2+
CFe2+
(mg/l)
V(Na2S2O3, 2/81N)
(ml)
DO (mg O2/l) có Fe2+
Sai số (%)
7,30 7,21 1 7,20 7,11 -1,39
7,30 7,21 1,5 7,15 7,06 -2,08
7,30 7,21 2 7,10 7,01 -2,77
7,30 7,21 2,5 7,00 6,91 -4,16
7,30 7,21 3 6,90 6,81 -5,55
Phụ lục 4: Kết quả khi che ion Fe2+ bằng KCN 1000mg/l
CFe3+ (mg/l) VKCN (ml) Sai số (%)
1,5 10 0
1,5 9 0
1,5 8 -1,39
1,5 7 -2,08
Phụ lục 5: Khảo sát ảnh hưởng của ion NO2─
V0(Na2S2O
3 2/81N) (ml)
DO0 (mg O2/l) Không có
NO2─
CNO2- (mg/l)
V(Na2S2O3, 2/81N)
(ml)
DO (mg O2/l) có NO2─
Sai số (%)
7,50 7,41 0,01 7,50 7,41 0
7,50 7,41 0,03 7,50 7,41 0
7,50 7,41 0,05 7,50 7,41 0
7,50 7,41 0,1 7,50 7,41 0
7,50 7,41 0,3 7,50 7,41 0
7,30 7,21 0,5 7,40 7,31 +1,28
7,35 7,26 0,6 7,52 7,42 +2,14
7,30 7,21 0,7 7,50 7,41 +2,77
7,50 7,41 0,8 7,77 7,67 +3,51
7,50 7,41 0,9 7,80 7,70 +4,05
7,30 7,21 1 7,70 7,60 +5,41
Phụ lục 6: Kết quả khi loại NO2─ bằng NaN3
CNO2- VNaN3 Sai số (%)
(mg/l) (ml)
0,6 8 +1,43
0,6 10 0
0,6 12 0
0,6 14 0
0,6 16 0
0,6 18 0