CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG VÀ CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA
2.1. B ỐI CẢNH LỊCH SỬ PHÁT SINH CUỘC KHỞI NGHĨA
33TNgày 1/9/1858 chiếm hạm của thực dân Pháp nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng, chính thức mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
33TTriều đình Tự Đức lúc bấy giờ, do bản chất bạc nhược, thiếu ý chí chống giặc ngoại xâm, không có đường lối quân sự linh hoạt, sáng tạo, đoàn kết toàn dân đã đi từ thất bại này đến thất bại khác và cuối cùng để bảo vệ quyền lợi của tập đoàn thống trị dòng họ đã trượt nhanh trên con đường đầu hàng, dâng nước ta cho giặc.
33TNgày 16 tháng 6 năm Quý Mùi (19/7/1883) vua Tự Đức mất, nội bộ triều đình Huế trở nên rối ren trong việc lập người nối ngôi. Lợi dụng tình hình đó, Pháp quyết định đánh thẳng vào kinh đô gây áp lực buộc triều Nguyễn đầu hàng hoàn toàn.
Ngày 16/8/1883 hạm đội Pháp do đô đốc Courbet chỉ huy xuất phát từ Sài Gòn kéo đến cửa biển Đà Nẵng với 7 tàu chiến, gồm 600 lính Pháp và 100 lính ngụy. Sau khi thị uy ở đây, quân Pháp kéo thẳng ra cửa Thuận An - cửa ngõ của kinh thành Huế, gửi tối hậu thư buộc triều đình Huế phải giao các pháo đài ở Thuận An, điều này đồng nghĩa với việc buộc triều đình phải đầu hàng. Vua Hiệp Hòa vừa mới lên thay Dục Đức cùng với phe chủ hòa đã không tích cực trong việc tiếp viện cho lực lượng bảo vệ cửa Thuận An mà nhanh chóng chủ trương nghị hòa với giặc, tiến hành ký hiệp ước Har mand nhục nhã (25/8/1883). Hiệp ước bao gồm 27 khoản trong đó quy định đất Nam kỳ lục tỉnh bị coi là đất thuộc Pháp, xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ là đất bảo hộ, mọi công việc chính trị, kinh tế, ngoại của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
Như vậy, với Hiệp ước Har mand thì "toàn bộ đất nước ta cũng như từng người dân ra đã mất độc lập: kẻ xâm lược lẫn kẻ đầu hàng bán nước đã
công khai xâm phạm tinh thần dân tộc và ý thức tự chủ truyền thống của nhân dân ta" [ 5 6 ; 4 9 ] .
33TSau hiệp ước Har mand phong trào quần chúng nhân dân nổi lên kiên quyết chống lại sự đầu hàng của triều đình Huế diễn ra rộng khắp.
Tại Bắc Kỳ, lệnh triệt binh của khâm sai triều đình mang ra không ai theo các tướng Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản vẫn cố thủ ở Sơn Tây, Bắc Ninh, siết chặt vòng vây quân Pháp ở Hà Nội.
Hầu hết các đồn trại của quân Pháp trên chiến trường Bắc Kỳ đều bị công kích. Ở các tỉnh đồng bằng như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Quảng Yên, các nhóm nghĩa quân hình thành liên tục tấn công tác đồn binh, chặn địch trên sông, đột nhập vào thành phố làm cho quân Pháp khốn đốn. Chính phong trào chống lại điều ước Har mand rộng khắp từ nhân dân các tỉnh thần, văn võ đã tác động mạnh mẽ đến các quan lại có tinh thần yêu nước, đến lòng tự hào dân tộc và ý thức tự trọng của những sỹ phu chân chính, đồng thời sự phân hóa trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn ngày càng sâu sắc giữa phe chủ chiến và phe chủ hòa.
33TMặc dù triều đình Huế ký điều ước đầu hàng nhưng nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến và kháng chiến mạnh. Được sự hỗ trợ của nhân dân, quan quân của triều đình vẫn đang làm chủ các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Kỳ, chưa chịu qui thuận "cuộc bảo hộ". Trước tình hình đó, thực dân Pháp chủ trương tấn công ồ ạt vào các trung tâm kháng chiến tiêu diệt các đạo quân còn lại của triều đình Huế, đánh tan phong trào kháng Pháp của nhân dân ta, đuổi quân Mãn Thanh ra khỏi Bắc Kỳ và cuối cùng là buộc nhà Nguyễn ký hàng ước xác nhận quyền thống trị lâu dài trên đất nước ta. Vì vậy sau khi được tăng viện tháng 12/1883, quân Pháp tiến hành tấn công bình định vùng Sơn Tây rồi Hưng Hóa, Bắc Ninh - Dẹp tan các căn cứ cuối cùng của lực lượng chống Pháp trong quân đội triều đình Huế ở Bắc Kỳ. Mặt khác thông qua môi giới Đức, Pháp tiến hành ký kết qui ước Thiên Tân 11/5/1884 với phong kiến Mãn Thanh nhằm chấm dứt vai trò "thiên triều" của
nước này đối với Đại Nam, gạt bỏ quyền lợi nhà Thanh khỏi xứ Bắc Kỳ.
33TĐến cuối năm 1883 về cơ bản Pháp đã chiếm đóng các tỉnh Bắc Kỳ, nhưng cũng vấp phải tinh thần phản kháng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân, trong đó một số sĩ phu văn thân đã tách khỏi con đường đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn để đứng về phía đại nghĩa của dân tộc tiếp tục chống Pháp. Đứng trước tình hình đó đám chính khách thực dân, đứng đầu là thủ tướng Ferry, thấy rằng bản thân chúng không thể dập tắt nổi cao trào đó nên đã chủ trương sử dụng bộ máy cai trị phong kiến dòng họ Nguyễn để biến thành công cụ, hỗ trợ đắc lực vào "cuộc bảo hộ" của thực dân Pháp.
Chính phủ.Ferry đã khẳng định: "khôn ngoan hơn là chỉ nghĩ đến lợi ích của một cuộc bảo hộ... và muốn giúp cho công cuộc kinh doanh của nước Pháp ở Đông Dương có kết quả tốt thì nước Đại Nam không thể là một cái hư không được"
[56;61]. Vì vậy, việc sửa lại hiệp ước Har mand đã được chính phủ Pháp nhanh chóng hoàn thành ở Pari và giao cho Patenôtre mang sang buộc nhà Nguyễn ký nhận..
33THiệp ước Patenôtre được ký kết ngày 6 / 6 / 1 884 gồm 19 điều khoản, xác định rõ hơn địa vị "bảo hộ" của tư bản Pháp trên đất nước ta. Một số điều khoản khác của hiệp ước Har mand được sửa đổi như: nới rộng vùng đất cai trị của triều Nguyễn ở xứ Trung kỳ bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, qui định chế độ cai trị khác nhau ở 3 miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ...
33TVới hiệp ước Patenôtre đã xác định quyền thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta, đồng thời xác định vị trí tay sai của nhà nước phong kiến Nguyễn. Từ đây triều đình Nguyễn Phúc đã tự chấm dứt vĩnh viễn vị trí và vai trò dân tộc, trở thành thế lực tay sai làm công ăn lương cho thực dân Pháp và Việt Nam đã trở thành một nước thuộc địa.
33TDù hiệp ước Patenôtre vừa được ký kết nhưng thực dân Pháp đang đứng trước một tình thế vô cùng phức tạp mà chúng phải đối phó. Một là, mặc cho triều Nguyễn đầu hàng toàn bộ nhưng
nhân dân vẫn không ngừng đứng lên chống giặc, nhiều căn cứ nghĩa quân xuất hiện giáng cho quân Pháp những đòn thảm bại ở Quan Âm (23/6) Bắc Lệ (24/6) làm cho nội các Ferry sụp đổ. Hai là, tuy đã ký xong quy ước Thiên Tân (11/5/1884) nhưng quân Thanh vẫn còn dùng dằng ở biên giới phía Bắc chưa chịu rút hết khỏi Bắc Kỳ. Ba là, phe chủ chiến ở Huế đang quyết tâm mưu đồ một trận chiến sống mái cuối cùng với thực dân Pháp.
33TChủ trương của thực dân Pháp lúc này là gửi quân tăng viện sang Việt Nam để mở ngay những cuộc hành quân trấn áp phong trào chống xâm lược của nhân dân ta. rồi dốc toàn lực quân sự loại trừ quân Thanh; đồng thời lập một căn cứ đóng quân thường trực trong hoàng thành để áp đảo và cuối cùng tiêu diệt phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu, nhằm biến hẳn triều đình Huế thành công cụ giúp chúng "bình định" q u â n sự, dập tắc hoàn toàn phong trào chống xâm lược của nhân dân ta và cũng là dập tắc cơ sở, niềm tin, sức mạnh cổ vũ cho phe chủ chiến hành động [ 5 6 ; 6 5 ] .
33TTrước âm mưu của thực dân Pháp, tại triều đình Huế, phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết đang là Phụ chính đại thần, đồng thời giữ chức Thượng thư bộ binh nắm trong tay mọi binh quyền, đang ráo riết chuẩn bị lực lượng, thi hành nhiều chính sách tích cực để chống Pháp.
33T* Về chính trị: Tôn Thất Thuyết lần lượt phế lập các vua: Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc chỉ t r o n g 4 t h á n g - Đây là những ông vua có tư tưởng thỏa hiệp với Pháp, để cuối cùng đưa Ưng Lịch mười 14 tuổi có tư tưởng chống Pháp lên ngôi lấy niên hiệu Hàm Nghi. Ngoài ra các quan lại thân Pháp cũng bị trừ khử: Phụ chính Trần Tiễn Thành bị giết, Tuy Lý Vương bị bắt đi đày, Nguyễn Hữu Độ bị giáng chức. Để ổn định lòng dân, đoàn kết dân tộc, triều đình ra dụ đạo Bình trong nước được yên ổn (dụ được ban hành từ tháng 12 năm Quí Mùi 1883) lệnh cho dân lương và dân giáo phải đoàn kết với nhau với mong muốn "những kẻ ghét đạo tôn vương và những người hiếu đạo tôn vương đều được hưởng phúc thăng bình" [ 9 7 ; 5 9 ] .
33Tvề quân sự: Tại kinh thành, Tôn Thất Thuyết cho thành lập hai đạo quân đặc biệt gọi là Phấn Nghĩa do Trần Xuân Soạn chỉ huy và Đoàn
33TKiệt do Hầu Chuyên chỉ huy. Ở các địa phương triều đình cho thành lập các đội "Hương b i n h " để tự bảo vệ địa phương mình. Đồng thời triều đinh còn phái Nguyễn Xuân Phiếu đi học tập và thử nghiệm chế tạo súng máy kiểu Hoa Kỳ và Đức, phân công Nguyễn Hạnh và Hồ Văn Hiển phụ trách quân đội đồng thời cho về quê lính già yếu, tuyển chọn thêm lính mới bổ sung.
33T* về cơ sở vật chất: Triều đình chú ý việc củng cố, mở rộng hệ thống sơn phòng từ Ninh Bình đến Bình Thuận. Xây dựng căn cứ sơn phòng Tân Sở và mở rộns sơn phòng Dương Yên (Quảng Nam) để làm hai trung tâm điều hành công cuộc kháng Pháp một khi vua phải rời khỏi kinh đô để bắt đầu cuộc chiến. Cho tu sửa mở rộng đường thượng đạo nối liền kinh đô Huế với các sơn phòng phía Nam và phía Bắc. Lương thực, khí giới, tiền vàng được chuyển từ Huế ra Tân Sở vào Dương Yên. Triều đình đặc biệt lưu tâm đến vùng T h a n h - Nghệ - Tĩnh, tháng 11/1884 cho củng cố sơn phòng Hương Khê (Hà Tĩnh), cho xây đắp thành lũy, dựng công đường, dinh thự, pháo đài, doanh trại, trang bị súng quá sơn, pháo, mộ thêm dân địa phương biết sử dụng tên nỏ tẩm thuốc độc để canh phòng.
33Tvề nhân sự: Triều đình chọn lựa bổ dụng các chánh sứ sơn phòng, chuẩn bị nhân sự cho phong trào cần Vương sau này. Để có điều kiện tăng lương bổng cho các quan và tăng hiệu lực quản lý, triều đình đã tinh giảm bộ máy hành chính trung ương từ 539 quan xuống còn 291 quan. Đối với các sĩ phu, văn thân, triều đinh mở các ân khoa thi Hương và thi Hội. Đặc biệt triều đình đã động viên nhân lực qua việc "Triệu dụng các tiến sĩ, phó hảng và ấn quan tại đường" (Dụ được ban hành đầu năm Giáp Thân 1884). Phan Đình Phùng được mời ra giữ chức Tham Biện sơn phòng Hương Khê. Bên cạnh đó, triều đình còn sức cho quan lại ở Bắc Kỳ cho quân dân tích trữ gạo, vũ khí, cấp tiền tuất bổng và truy tặng quan chức cho
các quan tử trận ở Thuận An và quân sỹ hy sinh vì nước.
33TĐó là những hoạt động tích cực của phe chủ chiến nhằm chuẩn bị toàn diện cho một cuộc chiến lâu dài. Nhưng những chuẩn bị này Pháp theo dõi và chúng quyết định phá vỡ kế hoạch kháng chiến lâu dài của phe chủ chiến, tiêu diệt nhân vật đứng đầu lực lượng này là Tôn Thất Thuyết. Chính sách của chúng là gây sức ép và nếu cần tạo điều kiện để nổ ra cuộc xung đột quân sự, không cho phe chủ chiến, hoàn tất quá trình chuẩn bị. De-Courcy được phái đến Huế để thực hiện nhiệm vụ đó. Ngày 2/7/1885 tướng Pháp Rousse De Courey đưa quân vào Huế, đóng ở đồn M a n g C á v à t ò a Khâm sứ. De Courey tỏ ra hống hách, khinh mạng triều đình, buộc vua Hàm Nghi phải rời ngai vàng xuống tiếp nhận quốc thư, đặc biệt âm mưu bắt cóc Tôn Thất Thuyết làm cho mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa phe chủ chiến và thực dân Pháp.
33TCuộc hội kiến cuối cùng giữa Nguyễn Văn Tường và phía Pháp vào chiều 4/7 cũng thất bại do thái độ hống hách của De Courcy. Đã đến lúc không còn hòa hoãn thêm được nữa, dù việc chuẩn bị chưa thật đầy đủ, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công.
33TĐêm mồng 4 rạng ngày 5/7/1885, quân ta nổ súng tấn công vào quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá. Trong lịch sử gọi cuộc tấn công này là "vụ biến kinh thành". Đây là màn mở đầu cho phong trào vũ trang chống Pháp trên phạm vi toàn quốc của dân tộc Việt Nam trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XIX - Phong trào Cần Vương.
33TDù cho bị đánh bất ngờ, nhưng nhờ hơn hẳn về kỹ thuật vũ khí, quân Pháp đã phản công đánh chiếm kinh thành Huế. Mờ sáng 5/7/1885 Tồn Thất Thuyết ra lệnh rút khỏi kinh thành, rước vua Hàm Nghi ra chiến khu Tân Sở (Quảng Trị) tiếp tục cuộc kháng chiến. Tại đây, ngày 13/7/1885 lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết hạ "Chiếu cần Vương" kêu gọi văn thân, sĩ phu và
nhân dân cả nước giúp vua chống Pháp. Nội dung của "Chiếu Cần Vương" nêu rõ mục đích cuộc chiến đấu là "chuyển loạn thành trị, chuyển nguy thành an, khôi phục lại bờ cỗi" [ 5 6 ; 8 4 ] .
33TChỉ trong một thời gian ngắn "Chiếu Cần Vương" của Hàm Nghi nhanh chóng truyền về các địa phương ở các tỉnh Bắc và Nam Trung Kỳ. Các nho sĩ yêu nước, những người tiếp nhận mệnh lệnh kháng chiến này đã phổ biến xuống tận làng mạc, tổng huyện trong tỉnh. Nhà sử học P h á p 8T33Tc. 8T33TF ò u r n i a u m i ê u 8T33Ttả 8T33Tkhung cảnh 8T33Ttiếp 8T31T"Chiếu Cần Vương''' 8T31Tở 8T33Tmột làng Trung Kỳ: 31T33T"Một nho sĩ danh tiếng chấp chiếu chỉ dụ hội họp thân hào và nhân dân tại đình làng. Có hai dãy cờ cắm hai bên, ở giữa là bàn cờ có lọng che màu vàng trên đặt một cái tráp mạ vàng, trong đựng chỉ dụ của nhà vua. Các kỳ hào quì lạy trước bàn thờ. Nhân vật có danh vọng nhất dở nắp hộp chỉ dụ nhà vua, đọc lớn tiếng và giải thích đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của mỗi người.
Trong niềm hân hoan, tất cả những người hiện diện thề tiêu diệt kẻ thù. Họ tập hợp kinh phí, phổ biến nhất là ngọn giáo đơn giản. Thợ rèn được tuyển mộ để rèn thêm những ngọn giáo mới và tổ chức đăng lính. Thường là những trai tráng tập hợp lại một căn trại và người ta cố gắng trang bị đồng phục... Trong một vài ngày đã thành lập những đoàn quân với nhưng lá cờ đỏ tung bay.." 31T33T[ 1 3 0 ; 4 5 ] .
33T Hưởng ứng Chiếu cần Vương từ tháng 7/1885, hầu hết các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của sĩ phu, văn thân yêu nước đã sôi nổi đứng lên chống Pháp, dưới ngọn cờ của vua Hàm Nghi. Tại Bình Định khi Chiếu cần Vương đến - cũng là lúc sĩ tử các tỉnh đang tập trung tại trường dự thi Hương.
Sau khi tiếp chiếu tất cả các sĩ tử phá trường thi ùn ùn lên đường kéo về làng quê tập hợp nhân dân chống Pháp.
33TỞ Quảng Nam các thân hào lập rạ Nghĩa hội do sơn phòng sứ Trần Văn Dự lãnh đạo.
33TỞ Quảng Ngãi, phong trào Cần Vương do cử nhân Lê Trung Đình và tú tài Nguyễn Tự Tân lãnh đạo.
33TỞ Quảng Trị có Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như.
33TỞ Quảng Bình có đề đốc Lê Trực và Tri Phủ Nguyễn Phạm Tuấn.
33TỞ Hà Tĩnh có Lê Ninh.
33TCác tỉnh phía Nam Trung Kỳ, phong trào ứng nghĩa Cần Vương cũng diễn ra mạnh mẽ không kém các tỉnh phía Bắc. Tại Bình Thuận Ung Chiêm nổi dậy lập đạo quân Nghĩa dũng đánh chiếm tỉnh thành.
33TỞ Khánh Hòa phong trào Cần Vương diễn ra dưới sự lãnh đạo của Tam Kiệt: Trần Đường.
Nguyễn Khanh và Trịnh Phong chiêu tập nghĩa quân, lập căn cứ kháng chiến.
33TỞ Bình Định, sau khi sĩ tử phá trường thi, phong trào ứng nghĩa Cần Vương ở tỉnh này diễn ra sôi nổi. Ngày 15/8/1885 cử nhân Mai Xuân Thưởng cùng sĩ phu Bình Định phát lệnh nổi dậy.
Bài hịch với lời lẽ thống thiết không chỉ kêu gọi n h â n dân trong tỉnh mà còn gửi đến các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận nổi dậy chống giặc cứu nước: "Quân giặc đã gây loạn trong nước, những thần dân trung thành phải đứng lên bảo vệ đất nước như con bảo vệ cha, sĩ phu cũng phải bảo vệ dân chúng vậy. Mọi căm hờn lũ Tây Di cũng gây oán hờn giữa nhân dân các xứ... Mọi thân dân đều phải trả cự cho Tổ quốc vì mọi mảnh đất, ngọn rau là của đất nước, giành cho chúng ta... Từ ngày giặc pháp đến dân ta vô cùng nghèo khổ. Khi nghe mấy tiếng "Bình Tây" lòng dân yêu nước rực lửa và người ta vui mừng được biết sĩ phu ở Bắc Kỳ kiên cường như thép và quyết không để cho lũ giặc chiếm đóng Kẻ Chợ. Nếu để cho giặc Tây chiến thắng thì kinh sách Thánh hiền sẽ bị chúng đốt sạch..." [116;31] và họ ý thức được trách nhiệm của nhà nho yêu nước trước sự tồn vong của dân tộc.
33T"Cửa trường vang dạ miệng còn hơi
33TCờ nghĩa treo lên đỏ ngất trời
33TĐạo trạng vua tồi mình dám quản
33TOán hờn người Pháp có đâu vơi