VAI TRÒ CỦA TIỀN DỰ TRỮ

Một phần của tài liệu tổng quan về tiền dự trữ của ngân hàng thương mại việt nam và một số quốc gia trên thế giới (Trang 20 - 23)

Chức năng ban đầu của dự trữ bắt buộc là nhằm đảm bảo khả năng thanh toán trước nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng và đo đó ,hạn chế rủi ro thanh khoản cho cả hệ thống .Tuy nhiên ,theo thời gian ý nghĩa của chức năng này giảm dần do tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngày càng giảm ở hầu hết các quốc gia do sự phát triển mạnh của công nghệ ngân hàng ,do đó cho phép các ngân hàng có thể sử dụng các hình thức bảo hiểm rủi ro đa dạng mà không cần phụ thuộc vào dự trữ tiền mặt. Ngày nay dự trữ bắt buộc có những chức năng và vai trò sau đây:

3.2.1 Điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng

Sự đòi hỏi có dự trữ bắt buộc đã làm tăng nhu cầu vốn khả dụng của các ngân hàng, từ đó đã hình thành chức năng điều tiết vốn khả dụng của dự trữ bắt buộc. Để tối đa hoá hiệu quả của dự trữ bắt buộc trong chức năng này, các nhà chức trách điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và khoảng thời gian của kỳ duy trì để sao cho hệ thống ngân hàng luôn trong tình trạng thiếu hụt dự trữ ròng phải phụ thuộc vào ngân hàng trung ương, từ đó đảm bảo cân bằng tài chính.

Trang | 20

3.2.2 Kiểm soát tăng trưởng tiền tệ

Trong điều kiện các công cụ gián tiếp và trực tiếp gặp khó khăn trong việc thực hiện kiểm soát tăng trưởng tiền tệ thì chức năng này phát huy tác dụng của nó. Nó cho phép ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát được khối lượng tiền gửi có thể phát hành séc mà các ngân hàng có thể tạo ra theo mong muốn.

3.2.3 Bình ổn lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng

Để đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý, các ngân hàng sẽ lập một mức dự trữ phù hợp dưới hình thức dự phòng trung bình. Mức dự trữ này sẽ được quyết định trên cơ sở mức dự trữ trung bình hàng ngày của một ngân hàng. Mức dự phòng cho phép các ngân hàng có thể điều hoà được những biến động về vốn khả dụng. Sự thiếu cân bằng tức thời về nhu cầu tiền mặt trong chi trả có thể được bù đắp bằng một phần trong lượng dự phòng ngay trong kỳ duy trì, giảm áp lực đối với lãi suất trên thị trường. Dự trữ cho thanh toán nhiều khi có thể bị thiếu hụt và lượng dự phòng trung bình sẽ bù đắp cho những thiếu hụt này. Đó chính là cơ chế bình ổn lãi suất qua đêm trên thị trường tiền tệ.

3.2.4 Tạo thu nhập cho Ngân hàng Trung Ương

Vì tiền gửi dự trữ bắt buộc không được trả lãi hoặc được trả lãi thấp hơn lãi suất cho các ngân hàng vay nên nó đã tạo thu nhập cho Ngân hàng Trung ương. Nguồn thu từ dữ trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung Ương có thể được dùng để bù đắp cho việc phát hành tiền và cho hoạt động của ngân hàng. Nhìn chung, những khoản thu nhập từ dự trữ bắt buộc khá nhỏ bé, chỉ có ở những quốc gia có tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cao thì mới có thể bù đắp được một phần chi phí.

Hoạt động của NHTM nhằm mục đích sinh lời, song vẫn cần phải đảm bảo an toàn để giữ vững được lòng tin của khách hàng. Để làm được điều đó, trước hết các NHTM phải đảm bảo khả năng thanh toán (tính thanh khoản phải được duy trì cao) nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu rút tiền của khách hàng  dự trữ là một bộ phận của tài sản có, cần thiết và tất yếu đối với tất cả các NHTM.

So sánh quy định về DTBB giữa Luật NHNN 1998 và Luật NHNN 2010 Ta có thể thấy mức quy định tỷ lệ DTBB trong Luật NHNN 1998 có một biên độ khá rộng (từ 0% đến 20%). Trong khi Luật NHNN 2010 không quy định mức tỷ lệ DTBB mà chỉ đền cặp đến mục tiêu thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Tuy nhiên thực tế là theo quyết định số 379/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 24/02/2009 về việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Các TCTD, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của

Trang | 21

Các TCTD là 1% - 3% , đối với tiền gửi bằng ngoại tệ là 2% - 7% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

Luật NHNN số 06/1997/QH10 Luật NHNN số 46/2010/QH12 Điều 20: Dự trữ bắt buộc

1. Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi với mức từ 0% đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ.

2. Việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng, từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ do Chính phủ quy định.

Điều 14: Dự trữ bắt buộc

1. Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

2. Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

3. Ngân hàng Nhà nước quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.

Bảng 3. Sự khác biệt về DTBB giữa Luật NHNN 1998 và Luật NHNN 2010 (Nguồn: Luật NHNN 11998 và Luật NHNN 2010) Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?

Điều này có thể được lý giải như sau: Trước đây, DTBB nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho TCTD trước nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng và do đó hạn chế rủi ro thanh khoản cho cả hệ thống. Tuy nhiên, theo thời gian, ý nghĩa này giảm dần vì cho dù TCTD có duy trì một mức dự trữ bắt buộc lớn bao nhiêu thì khi rủi ro thanh khoản xảy ra, mức dự trữ này cũng không thể giúp TCTD chống đỡ được nguy cơ phá sản. Mặt khác, TCTD cũng không thể duy trì một mức dự trữ bắt buộc quá lớn vì đặc điểm của dự trữ bắt buộc là không sinh lời, dự trữ bắt buộc càng cao thì lợi nhuận của TCTD càng giảm, điều này đi ngược lại mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận của TCTD. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ ngân hàng luôn cho phép Các TCTD có thể sử dụng đa dạng các hình thức bảo hiểm rủi ro mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào dự trữ tiền mặt. Chính vì vậy hiện nay các nước thường duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp.

Trang | 22

Suy cho cùng, việc điều chỉnh luật trong đó không quy định biên độ dao động cho tỷ lệ DTBB đối với các TCTD sẽ làm tăng tính chủ động của NHNN khi lựa chọn mức tỷ lệ DTBB một cách hợp lí nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo từng thời kỳ nhất định.

Một phần của tài liệu tổng quan về tiền dự trữ của ngân hàng thương mại việt nam và một số quốc gia trên thế giới (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)