2.2.3.2 Phổ cộng hưởng từ proton ( 1 H-NMR)

Một phần của tài liệu tổng hợp một số dẫn xuất của 3 aminocoumarin (Trang 44 - 48)

Phổ 1H-NMR của hợp chất ethyl (coumarin-3-yl)carbamate.

Về cường độ tín hiệu, trên phổ 1H-NMR cho thấy có tổng cộng 11 proton được tách thành các tín hiệu với cường độ tương đối 3 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 phù hợp với cấu trúc dự đoán của (5a).

Trong vùng trường mạnh có một tín hiệu triplet với cường độ tương đối bằng 3 và độ chuyển dịch δ = 1,25 ppm (3J = 7,2 Hz) được quy kết là tín hiệu của proton H11 của nhóm methyl. Proton H11 tương tác spin - spin với hai

proton H10 là hai proton tương đương. Theo quy tắc (n+1) tín hiệu thu được trên phổ ở dạng triplet.

Một tín hiệu quartet với cường độ tương đối bằng 2 và độ chuyển dịch δ = 4,17 ppm (3J = 7,2 Hz) là tín hiệu của proton H10 của nhóm metylen.

Proton H10 tương tác spin-spin với 3 proton H11 là các proton tương đương nên tín hiệu phổ thu được là quartet [theo quy tắc (n+1)].

Trong vùng trường yếu có hai tín hiệu singlet: một tín hiệu với cường độ tương đối bằng 1 và độ chuyển dịch δ = 8,98 ppm là tín hiệu của proton H9, một tín hiệu khác với cường độ tương đối bằng 1 và độ chuyển dịch δ = 8,23 ppm là tín hiệu của proton H4. Hai tín hiệu này đều ở dạng singlet là do cả proton H9 và proton H4 đều không tương tác spin - spin với proton nào.

Trên phổ 1H-NMR còn xuất hiện cụm tín hiệu trong khoảng 7,31÷7,70ppm là vùng tín hiệu đặc trưng cho proton của vòng thơm.

Trong vòng coumarin, dị tố O đẩy electron làm mật độ electron ở H6 và H8 cao hơn mật độ elctron tại H5 và H7, nên tín hiệu của proton H6 và H8 dịch chuyển về trường mạnh hơn so với proton H5 và H7. Proton H6 tương tác spin - spin với proton H5, H7 và H8, do đó proton H6 sẽ cho tín hiệu doublet – doublet - doublet với cường độ tương đối bằng 1 và độ chuyển dịch δ = 7,33 ppm (3J1 = 7,5 Hz, 3J2 = 8,0 Hz, 4J = 1,2 Hz). Proton H8 tương tác spin - spin với proton H7 và proton H6, đáng lẽ tín hiệu phải ở dạng doublet - doublet, nhưng có lẽ do độ phân giải của máy chưa đủ lớn nên ta chỉ quan sát được tín hiệu doublet. Do đó tín hiệu doublet với cường độ tương đối bằng 1 và độ chuyển dịch δ = 7,38 ppm (3J = 8,0 Hz) được quy kết là của proton H8.

Hai tín hiệu còn lại ở trường yếu hơn là của proton H5 và proton H7. Proton H5 tương tác spin - spin với proton H6 và H7 nên tín hiệu thu được là doublet - doublet. Như vậy, độ chuyển dịch δ = 7,69 ppm (3J = 7,5 Hz, 4J = 1,5 Hz) ứng với proton H5. Cuối cùng tín hiệu doublet - doublet - doublet với độ

chuyển dịch

δ = 7,49 ppm (3J1 = 3J2 = 8,0 Hz, 4J = 1,5 Hz), cường độ tương đối bằng 1 ứng với proton H7.

Hình 3.8: Phổ 1H-NMR của hợp chất (5a)

Phổ 1H-NMR của hợp chất N-(coumarin-3-yl)pivalamide

Về cường độ tín hiệu, trên phổ 1H-NMR cho thấy có tổng cộng 15 proton được tách thành các tín hiệu với cường độ tương đối 9 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 phù hợp với cấu trúc dự đoán của (5b).

Trong vùng trường mạnh xuất hiện một tín hiệu singlet với cường độ tương đối bằng 9 và độ chuyển dịch δ = 1,25 ppm là tín hiệu của proton H10 trong nhóm methyl.

Trong vùng trường yếu có hai tín hiệu singlet một tín hiệu với cường độ tương đối bằng 1 và độ chuyển dịch δ = 8,62 ppm là tín hiệu của proton H9, một tín hiệu khác với cường độ tương đối bằng 1 và độ chuyển dịch δ = 8,51 ppm là tín hiệu của proton H4. Hai tín hiệu này đều ở dạng singlet là do cả proton H9 và proton H4 đều không tương tác spin - spin với proton nào.

Trên phổ 1H-NMR còn xuất hiện cụm tín hiệu trong khoảng 7,34÷7,73 ppm là vùng tín hiệu đặc trưng cho proton của vòng thơm.Trong vòng coumarin, dị tố O đẩy electron làm mật độ electron ở H6 và H8 cao hơn mật độ elctron tại H5 và H7, nên tín hiệu của proton H6 và H8 dịch chuyển về trường mạnh hơn so với proton H5 và H7. Proton H6 tương tác spin - spin với proton H5, H7 và H8, do đó proton H6 sẽ cho tín hiệu doublet - doublet - doublet với độ

chuyển dịch δ = 7,36 ppm

(3J1 = 3J2 = 7,5 Hz, 4J = 1,0 Hz). Proton H8 tương tác spin - spin với proton H7 và proton H6, đáng lẽ tín hiệu phải ở dạng doublet - doublet, nhưng có lẽ do độ phân giải của máy chưa đủ lớn nên ta chỉ quan sát được tín hiệu doublet. Do đó tín hiệu doublet với cường độ tương đối bằng 1 và độ chuyển dịch δ = 7,42 ppm

(3J = 8,5 Hz) được quy kết là của proton H8. Hai tín hiệu còn lại ở trường yếu hơn là của proton H5 và proton H7. Proton H5 tương tác spin - spin với proton H6 và H7 nên tín hiệu thu được là doublet - doublet. Như vậy, độ chuyển dịch δ = 7,72 ppm

(3J = 8,0 Hz, 4J = 1,5 Hz) ứng với proton H5. Cuối cùng tín hiệu doublet – doublet - doublet với độ chuyển dịch δ = 7,52 ppm (3J1 = 7,5 Hz, 3J2 = 8,0 Hz, 4J = 1,5 Hz), cường độ tương đối bằng 1 ứng với proton H7.

Kết quả phân tích phổ 1H-NMR của hợp chất (5a) và (5b) cho phép chúng tôi kết luận rằng các dẫn xuất amide của 3-aminocoumarin đã được tổng hợp thành công.

Một phần của tài liệu tổng hợp một số dẫn xuất của 3 aminocoumarin (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)