T ỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP. HỒ CHÍ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở thành phố hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 40 - 46)

2.1.1. Khái quát về Tp. Hồ Chí Minh

Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor được hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Khi Pháp xâm lược, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển rực rở, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau khi thống nhất đất nước, ngày 2 tháng 7 năm 1976 Quốc hội nước Việt Nam quyết định đổi tên Sài Gòn thành Tp.HCM.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Tp.HCM ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km²[13].

Năm 2011 dân số là 7.521.138 người, chiếm 8,5% dân số cả nước với mật độ dân số trung bình là 3.590 người/kmP2PTuy nhiên nếu tính cả người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 10 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Tp.HCM chiếm 21,3% tổng sản phẩm GDP và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Tp.HCM trở thành đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2011, thành phố đón khoảng 5 triệu khách du lịch quốc tế, chiếm 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, giải trí, Tp.HCM đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.

Tuy vậy, Tp.HCM đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố

cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất.

2.1.2. Tổng quan về quá trình đô thị hóa ở Tp. Hồ Chí Minh

Tp.HCM có dân số lớn nhất cả nước với hơn 7,5 triệu người (năm 2011).

Với dân số tăng nhanh đã dẫn đến quá trình ĐTH diễn ra nhanh chóng vào loại bậc nhất cả nước. Quá trình ĐTH diễn ra thể hiện qua các mặt sau:

- Tỉ lệ dân thành thị: Tỉ lệ dân thành thị của Tp.HCM ngày càng tăng do thành phố phát triển mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ. Năm 1995, tỉ lệ dân đô thị đạt 71,6%, đến năm 2005 tăng lên 84,8%, đến năm 2011 là 85%. Quá trình ĐTH ở thành phố diễn ra nhanh chóng và xứng đáng với vai trò là thành phố phát triển bậc nhất cả nước.

- Mật độ dân số đô thị: Mật độ dân số đô thị ở TP.HCM vào năm 2007 là 11.125 (người/kmP2P), trong khi đó mật độ dân số đô thị bình quân cả nước là 1.075 (người/kmP2P). Như vậy có thể thấy, mật độ dân số đô thị ở Tp.HCM cao hơn 10 lần so với trung bình của cả nước, chứng tỏ mức độ phát triển đô thị ở thành phố này cao hơn gấp nhiều lần so với cả nước.

Biểu đồ 2.1.Dân số và tốc độ tăng dân số thành thị giai đoạn 2000 – 2011

0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000

2000 2002 2004 2006 2008 2011

0 20 40 60 80 100 120 140 160

Dân số thành thị Tốc độ tăng dân số đô thị

Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2007, 2011_Cục thống kê Tp.HCM

- Nhịp độ ĐTH: Nhịp độ ĐTH ở Tp.HCM từ năm 1995 đến năm 2007 là 0,87. Trong khi đó, nhịp độ ĐTH của cả nước thời gian trên đạt 0,56 thấp hơn nhiều so với thành phố.

(ngàn người) (%)

(năm)

Nhịp độ ĐTH còn được biểu hiện qua tốc độ tăng dân số đô thị. Nhìn chung tốc độ tăng dân số đô thị trên địa bàn thành phố tăng nhanh.

- Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp: Trong những năm qua tỉ lệ lao động phi nông nghiệp ở Tp.HCM ngày càng tăng, thể hiện quá trình ĐTH diễn ra ngày càng nhanh. Năm 2000, Tp.HCM có tỉ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 93,7%, đến năm 2011, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tăng lên 96,1%.

Quá trình ĐTH ở Tp.HCM đã tác động tích cực đến nhiều mặt KT - XH và môi trường. Đó là thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH; nâng cao và cải thiện đời sống nhân dân; tạo nên mối quan hệ xã hội với lối sống thành thị có tác phong công nghiệp cao; xây dựng nên môi trường đô thị văn minh hiện đại.

Bên cạnh đó, quá trình ĐTH đang diễn ra nhanh chóng ở nơi đây cũng gây tác động tiêu cực không nhỏ. Đó là sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng;

tăng sức ép lên CSHT vốn đã yếu kém như hệ thống giao thông và tình trạng nhà ở chật hẹp và xuống cấp, thậm chí nhiều người rơi vào tình trạng vô gia cơ; gây sức ép đối với hệ thống giáo dục và y tế; tệ nạn xã hội có chiều hướng phức tạp. Đặc biệt, sự tác động của quá trình này đối với môi trường là khôn lường. Sự ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất, v.v…đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất tại thành phố có số dân đông nhất cả nước.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, quá trình ĐTH ngoài việc tạo ra thị trường rộng lớn tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu NNĐT theo hướng CNH – HĐH. Bên cạnh đó, quá trình này diễn ra quá nhanh ở Tp.HCM đã là giảm nhanh diện tích đất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp ngày càng manh mún. Vành đai xanh đô thị có nguy cơ bị thu hẹp; môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm đã và đang tác động không nhỏ đến sản xuất NNĐT.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở thành phố hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)