8. C ấu trúc luận văn
2.3. TH ỰC TRẠNG DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG
2.3.6. Ho ạt động lưu trú
Trên địa bàn tỉnh có nhiều khách sạn, nhà hàng nhưng phần lớn tham gia vào hoạt động du lịch còn hạn chế, một phần do cách xa điểm du lịch, không thuận đường giao thông. Phần lớn các khách sạn, nhà hàng này là do các hộ kinh doanh cá thể hoặc hoạt động do hình thức doanh nghiệp, cho nên phần lớn là để phục vụ khách lẻ, ít hợp đồng với các công ty du lịch, khách theo đoàn. Do đó, mà công suất phục vụ của các phòng chưa đạt như mong muốn.
Bảng 2.12. Số cơ sở lưu trú ở Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010
Đơn vị: cơ sở Năm 2000 2001 2005 2006 2009 2010
Tổng số 13 17 31 42 118 120
Khách sạn 11 15 19 38 111 113
Nhà nghỉ 2 2 12 4 7 7
Nguồn: Niên giám thống kê 2010, Cục thống kê Tiền Giang.
Giai đoạn 2000 – 2010 số cở sở lưu trú tăng lên nhanh chóng, nhờ sự kêu gọi nhiều thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ, từng bước góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Năm 2000 có 13 cơ sở đến năm 2010 tăng lên 120 cơ sở, tăng thêm 107 cơ sở, tốc độ tăng bình quân 9,1% năm. Điều đáng chú ý các cơ sở này không ngừng tăng quy mô về số phòng cũng như số giường để phục vụ khách đoàn, tăng số lượng khách lưu trú ở đêm cùng kéo theo các hoạt động dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí,...
Bảng 2.13. Số phòng nghỉ và số giường phục vụ cho du lịch ở Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010.
Năm 2000 2001 2005 2006 2009 2010
Số phòng nghỉ (phòng) 254 321 545 773 1.957 1.965 Số giường (giường) 467 633 789 1.021 2.311 2.392
Nguồn: Niên giám thống kê 2010, Cục thống kê Tiền Giang.
Số phòng nghỉ tăng đáng kể vào những năm gần đây. Năm 2000 có 254 phòng đến năm 2006 tăng lên 773 phòng, tăng thêm 519 phòng; năm 2010 tăng lên 1.965 phòng so với năm 2006 tăng thêm 1.192 phòng. Trong 4 năm 2006 – 2010 số phòng tăng lên nhanh chóng chứng tỏ nhu cầu phục vụ khách lưu trú ở lại Tiền Giang ngày một tăng.
Đặc biệt, với loại hình ngủ đêm ở nhà dân (Homestay) đã được triển khai hiện đang có sức hút mạnh đối với khách du lịch quốc tế có nhu cầu tham quan, hoà nhập tìm hiểu cuộc sống người dân Nam bộ, nhất là ở các ngôi nhà cổ tại huyện Cái Bè. Hiện nay, có 12 hộ dân có phòng cho khách du lịch nghỉ đêm tại nhà (Homestay) ở Đông Hòa Hiệp - Cái Bè, Vĩnh Kim - Châu Thành, Bình Ninh - Chợ Gạo và Thới Sơn - thành phố Mỹ Tho, nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách về loại hình này.
Bảng 2.14. Thời gian khách lưu trú đi du lịch ở Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010 Đơn vị: ngày
Năm 2000 2001 2005 2006 2009 2010
Tổng số 55.320 62.775 165.015 184.965 361.826 421.722 Khách trong nước 48.102 55.660 150.176 172.170 345.216 404.606 Khách quốc tế 7.218 7.115 14.839 12.795 16.610 17.116
Nguồn: Niên giám thống kê 2010, Cục thống kê Tiền Giang.
Thời gian lưu trú của khách năm 2000 là 55.320 ngày đến năm 2006 tăng lên 184.965 ngày, tốc độ tăng bình quân là 14,3% năm; năm 2010 tăng lên 421.722 ngày tăng thêm 236.757 ngày so với năm 2006. Trong đó, số ngày nghỉ của khách nội địa nhiều hơn so với khách quốc tế, năm 2010 khách nội địa là 404.606 ngày, còn khách quốc tế 17.116 ngày, thời gian lưu trú của khách nội địa gấp 23,6 lần so với khách quốc tế.
Với tiện nghi, tiện ích thì phần lớn khách sạn, nhà nghỉ chỉ phục vụ khách quốc tế bình dân. Trong khi đó khách sạn tương đối đạt chuẩn phục vụ khách du lịch hạng sang thì chỉ có thể kể tên: Chương Dương, Sông Tiền, Rạng Đông, Minh Quân và nhà khách Tiền Giang. Ít địa chỉ cho lựa chọn và hiệu suất khai thác của các khách sạn còn thấp. Công suất phòng cho thuê bình quân năm 2000 đạt 55%
(cao nhất 70% và thấp nhất 6%). Trong những năm gần đây, công suất phòng đạt khoảng hơn 52% (cao nhất là 98%, thấp nhất là 25%). Do công suất sử dụng phòng thấp, chi phí đầu tư lại cao, nên hiệu quả kinh doanh khách sạn rất hạn chế. Đa số khách sạn không tổ chức phục vụ ăn uống tại chỗ cho khách lưu trú. Đây cũng là điều bất tiện cho khách và kém hiệu quả kinh tế.
Dự tính trong giai đoạn 2010 - 2020, khách lưu trú vẫn chiếm bình quân 15% năm trên tổng số khách đến Tiền Giang. Trong đó, lượng khách bình quân 1,9 ngày/người đối với khách quốc tế và khách nội địa bình quân 1,5 ngày/người.
Chính vì vậy, từ nay đến năm 2020 cần thiết phải xây dựng từ 4 - 6 khách sạn quốc tế 3 - 4 sao và từ 8 - 10 khách sạn từ 2 - 3 sao tại khu vực thành phố Mỹ Tho, huyện Cái Bè, thị xã Gò Công và vùng biển Gò Công.
Trong thời gian tới, ngoài những khách sạn hiện đại phục vụ khách sang trọng, nên xây dựng cơ sở lưu trú theo kiểu nhà nông thôn Nam bộ (resort) trong các khu du lịch, gắn liền với cảnh quan thiên nhiên. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng mới các khách sạn thì cần tiếp tục nâng cấp, cải tạo các cơ sở lưu trú và cần phát triển mô hình dịch vụ nghỉ đêm tại nhà dân (homestay) ở cù lao Thới Sơn, cù lao Ngũ Hiệp và khu du lịch Cái Bè nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch.
Tuy nhiên, chất lượng các cơ sở phục vụ khách du lịch còn hạn chế, đa số các khách sạn chưa đạt chuẩn từ 2 sao trở lên. Điều đó cho thấy khách lưu lại Tiền Giang không lâu nên ảnh hưởng đến doanh thu bình quân mỗi khách du lịch cũng như công suất thuê phòng thấp.
Bảng 2.15. Tỷ lệ sử dụng phòng nghỉ của khách của các cơ sở lữ hành, giai đoạn 2000 – 2010
Đơn vị: %
Năm 2000 2001 2005 2006 2009 2010
Tỷ lệ 31,2 32,0 35,4 33,3 37,2 34,0
Chia ra Khách sạn 37,3 37,6 51,7 35,0 23,8 36,0
Nhà nghỉ 20,5 21,8 22,2 17,0 27,2 18,0
Nguồn: Niên giám thống kê 2010, Cục thống kê Tiền Giang.