S ự có mặt của thành ngữ, tục ngữ trong lời nói

Một phần của tài liệu ngôn ngữ nhân vật trong truyện thơ nôm bác học (Trang 83 - 93)

CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI CỦA NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN THƠ NÔM BÁC HỌC

2.2. TÍNH BÌNH DÂN C ỦA NGÔN NGỮ SINH HOẠT ĐỜI THƯỜNG, NGÔN NGỮ DÂN GIAN TRONG NGÔN NG Ữ NHÂN VẬT

2.2.2. NGÔN NG Ữ VĂN HỌC DÂN GIAN

2.2.2.1. S ự có mặt của thành ngữ, tục ngữ trong lời nói

Một trong những đặc điểm của khẩu ngữ tiếng Việt là nhân dân ta rất ưa sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong lời nói.

Tính chất nhịp nhàng, hài hòa, cân đối cả về thanh điệu lẫn về ý nghĩa, tính chất hình tượng, tính chất ngắn gọn, hàm súc của nhũng thành ngữ, tục ngữ rất phù hợp với tiết tấu lối nói hoạt bát, giàu hình ảnh, ưa ví von của nhân dân ta, đồng thời lại dễ đưa vào khuôn khổ của thi ca. Hình tượng của thành ngữ so sánh thường sinh động, chân xác. Thành ngữ, tục ngữ mang nội dung đánh giá hiện thực khá rõ rệt. Nhờ đó mà nó tác động trực tiếp đến sự tiếp thụ, đến cảm giác của người nghe.

Trong truyện cổ tích, theo Gs. Đặng Thanh Lê, ngôn ngữ nhân vật "thường là những câu ca dao, tục ngữ hay những câu vè" "chủ yếu xuất hiện dưới dạng thông báo hơn là đối đáp" [81, tr.233].

84

Trong các truyện thơ Nôm bình dân, thành ngữ, tục ngữ được sử dụng rất thông dụng, bởi thực chất, truyện thơ Nôm bình dân chính là một trong những thể loại của văn học dân gian - thể loại truyện thơ. Tiêu biểu hơn cả là "Trinh Thử". Tác phẩm này có không ít những đoạn thành ngữ, tục ngữ ken dày, quyện chặt trong ngôn ngữ nhân vật. Chẳng hạn đoạn chuột cái trách móc chồng phụ tình, phụ công mình:

"...Chẳng ưa cà chín bầu già, Tuổi đà dư lạp, lịch đà quá niên.

Có trăng nên nỗi phụ đèn, Chẳng ngon thể sốt, thể liền bén hơi.

Cười ra nước mắt hổ ngươi, Khen ai khéo đặt nên lời ví xưa :

Còn duyên kẻ đón, người đưa, Hết duyên vắng ngắt như chùa bà Đanh.

Thế tình chuộng lạ, tham thanh, Thân tiên, thân cú ra hình xấu chơi.

Cầu Nôm đồng thủng lạ đời, Kẻo còn nhọc xác mệt người xông pha.

Cắn đuôi tha trứng gần xa, Cái thân tất tả như bà đánh ong.

Dã tràng xe cát luống công, Tò vò nuôi nhện khá mong cậy nhờ."

Nhờ cách sử dụng ngôn ngữ đời thường và tục ngữ, thành ngữ, ca dao, lời nói của chuột vợ ở đây trở nên rất sống động, giàu hình ảnh, góp phần lột tả được tính cách đáo để và "cái ghen bình dân" của nhân vật. Tuy nhiên, dâu ấn của văn học truyền miệng ương tác phẩm còn khá đậm nét: ngôn ngữ mộc mạc, thuần phác, chưa có được cái chau chuốt điêu luyện như truyện thơ bác học.

Tác giả truyện thơ Nôm bác học cũng sử dụng khá nhiều tục ngữ, thành ngữ trong lời nói nhân vật: "Khế sung cũng thể một lòng", "Vào tai ra miệng, khá hay luật lề", "Chờ khỉ

85

gió cả bẻ cây", "Lại e mất thỏ họa lây đến rừng" (ST), "Gần chùa gọi Bụt là anh", "Để ai tan nghé rẽ đàn vì ai?", "Ong trong tay áo có người" (NĐM), "Tre còn măng mất lẽ nào cho cân", "Thương thay tiền mất tật còn"(LVT), "Tiếc thay thân cái dã tràng luống công"

(HT)...

Đưa thành ngữ, tục ngữ vào ngôn ngữ nhân vật truyện thơ Nôm bác học, cảo nhà thơ chẳng những đã tái hiện một cách sinh động đời sống ngôn ngữ tự nhiên của nhân dân ta mà còn làm cho ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật thêm thâm trầm, hàm súc, giàu hình ảnh.

Khái quát cái bi kịch xã hội ghê gớm của thời buổi xã hội phong kiến suy tàn, Giang Ông trong Truyện Song Tinhcay đắng thốt lên:

1679. "Non mòn vì bởi hơi thu, Nó dùng nước lã vã hồtrêu ngươi.".

Cả một nghịch lý, một sự trớ trêu: ngọn núi đồ sộ, vững chãi là thế, bão táp không thể chuyển lay, lại bị bào mòn, chết dần bởi cái hơi nước mong manh, vô hình, lạnh lẽo. Những tấn bi kịch của lịch sử: nhiều bậc đại nhân, nhiều đấng anh hùng từng bị hãm hại bởi mẹo vặt và sự xúc Xiểm của những kẻ tiểu nhân, hạ tiện. Câu thơ khiến người đọc không khỏi bùi ngùi nhớ đến bi kịch thảm khốc của Nguyễn Trãi.

Cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong ngôn ngữ nhân vật của truyện thơ Nôm bác học thường nhuần nhuyễn, uyên bác hơn truyện thơ Nôm dân gian và các tác gia sử dụng cũng hết sức linh hoạt. Có khi các nhà thơ sử dụng theo dạng nguyên khối, có khi dùng tục ngữ theo lối giữ ý nhưng đảo từ, lại có lúc, họ tách thành ngữ, tục ngữ ra, đan kết vào lời nói nhân vật, làm cho ngôn ngữ nhân vật truyện thơ Nôm bác học khi nói, tự nhiên như lời nói bình thường không có dấu vết của sự gia công, dàn xếp, nhưng vẫn đạt được mục đích mỗi lời nói chuyển tải một triết lý sống, một kinh nghiệm sống... Như khi Ngư bà trong Truyện Nhị độ mai khuyên chàng Xuân Sinh:

1477 " Thôi đừng quản thiệt tham hơn, Băn khoăn kén cá, phàn nàn chọn canh.

Hoặc khi Trịnh Hâm có vẻ coi thường những lời của ông Quán, ông đã đáp:

86

"Quán rằng: "Sấm chớp mưa rào, Ếch ngồi đáy giếng thấy bao lăm trời. Sông trong cá lội thảnh thơi, Xem hai con mắt sáng ngời như châu. Uổng thay đơn gảy tai trâu, Nước xao đầu vịt gẫm âu nực cười.

Một loạt các thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng", "Đơn gảy tai trâu", "Nước đổ đầu vịt"

được sử đụng dồn dập khiến lời nói của ông Quán tuy ngắn gọn mà đầy nội lực và sức công phá, trở thành những miếng đòn đích đáng đối với nhữhg kẻ hẹp hòi, ngu dốt mà lại kệch cỡm, kênh kiệu. Trong câu nói của ông Quán hiện lên rõ mồn một gốc gác nông dân cũng như tính mộc mạc, thẳng thắn của ông. Đồng thời, cảnh tượng, khí hậu miền đồng quê Nam Bộ và nét đặc tnửig văn hoa vùng lúa nước Việt Nam đã theo chân những câu tục ngữ, thành ngữ của ông mà ùa vào tác phẩm.

Đặc biệt là lời nói đầy khí vị chua chát, ngao ngán của Thể Vân (Truyện Song Tinh) khi nói về thứ hạnh phúc hão mà cô được hưởng đêm tân hôn: vợ chồng mỗi người một phòng, và đức lang quân, lòng đang hướng về người khác.

2159. Vân rằng: "Khát đứng bờ ao,

"Đói ăn bánh vẽ, chiêm bao thấy vàng!

"Đèn xuyên hang tối không tường ,

"Dép xuyên khăn sửa, lẽ thường ai suy."

Chính những "ẩn dụ hoá thạch" (fossilized metaphors) của một số câu thành ngữ, tục ngữ đã làm toát lên cái nghĩa hàm oan từ câu "dép xuyên khăn sửa" (khi đi qua ruộng dưa cúi xuống sửa dép, khi đi dưới cây mận mà đưa tay sửa khăn, thì bị người ta nghi) và sự hẫng hụt, bẽ bàng của tâm trạng "khát đứng bờ ao, đói ăn bánh vẽ" của nhân vật. Đó không phải là hạnh phúc. Đó là một cực hình, như "cực hình Tăngtan" (5) trong thần thoại Hy Lạp.

Những câu tục ngữ ỏ đây được sử dụng rất đắt. Nó giúp nhân vật diễn tả được một cách ngắn gọn, súc tích, đích đáng sự vật, hiện tượng và tâm trạng, gọi đúng tên của nó, làm cho ngôn ngữ và tính cách nhân vật có chiều sâu, đồng thời tạo được mỹ cảm ở người đọc.

Nhiều câu nói của nhân vật Truyện Kiều thật khó phân biệt được đâu là ảnh hưởng của văn học dân gian đến thơ Nguyễn Du, đâu là ảnh hưởng theo chiều ngược lại. Bởi ngôn ngữ nhân vật của Nguyễn Du giàu triết lý sống, nên nó đã đi vào lòng dân tộc, biến thành tục

5 "Le supplice de Tantale": chỉ nỗi đau khổ cửa một con người theo đuổi kiên trì một mục đích mà không sao đạt được hoặc khi tưởng chừng như gần đạt được thì lại thất bại.

87

ngữ, thành ngữ, sấm ngữ của nhân dân! Đọc những câu tục ngữ này, chúng ta thường có cảm tưởng như vậy: "Thịt da ai cũng là người", "Thân lươn chẳng quản lấm đầu", "Chữ trinh đáng giá ngàn vàng", "Lòa yếm thắm, ai lòa trôn kim"... [22].

Vốn kiến thức dân gian được các tác giả truyện thơ Nôm bác học huy động đưa vào tác phẩm hết sức phong phú, đa dạng. Thành ngữ Hán cũng được họ sử dụng đầy sáng tạo.

Có lúc, các nhà thơ sử dụng trong ngôn ngữ nhân vật các thành ngữ Hán -Việt đã được Việt hóa: "Ván đã đóng thuyền", "Ai khảo mà xưng", "Cao chạy xa bay", "Gạn đục khơi trong"... [12].

Có khi các thi gia sử dụng những thành ngữ Hán -Việt ở dạng nguyên mẫu. Hầu hết chúng là những thành ngữ đã khá quen thuộc đối với đời sống hoặc đối với văn chương Việt Nam:

207. _ Xem thơ nức nỏm khen thầm:

Giá đành tú khẩu cẩm tâmkhác thường!"

604. _ "Để lời thệ hải minh sơn, Làm con trước phải đền ơn sinh thành."

Hoặc dùng thành ngữ Hán ở dạng gần nguyên mẫu:

3065. - "Gặp cơn bình địa ba đào, Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em"

(Bình địa phong ba)

Có khi, các nhà thơ đan xen thành ngữ Hán vào lời nói nhân vật:

3210. "Tẻ vui bời tại lòng này Hay là khổ tậnđến ngày cam lai."

( Khổ tận cam lai)

Song, trong truyện thơ Nôm bác học, chủ yếu các nhà thơ sử dụng thành ngữ Hán - Việt dưới dạng dịch sang tiếng Việt, vừa nhẹ nhàng, thanh thoát, ai cũng có thể hiểu được, vừa khiến cho ngôn ngữ nhân vật thêm hình ảnh, mỹ lệ, khúc chiết mà vẫn hết sức tự nhiên:

"Mà lòng tạc dạ ghi xương" (NĐM), "Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ", "Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào", "Đã đànhnước chảy hoa trôi lỡ làng" (T. K).

88

Những thành ngữ ra đời từ các điển cố văn học như:

- "Châu về Hợp Phố" (châu hoàn Hợp Phố).

- "Gương vỡ lại lành" (Phá kính trùng thiên). (T.K) - "Giơ búa nhà Ban" (Ban môn lộng phủ). (ST)

đem lại cho ngôn ngữ nhân vật cái súc tích, triết lý của tục ngữ, thành ngữ, đồng thời mở ra một thế giới liên tưởng thú vị do điển cố tạo ra. Có khi, từ những thành ngữ bình thường, Nguyễn Du đã kiến tạo nên những câu thơ tuyệt vời trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm để diễn tả tâm trạng nhân vật. Như trường hợp câu thành ngữ "ngẫu đoạn ti liên" (ngó đứt tơ còn vương) đã chắp cánh cho tứ thơ của ông bay lên, mà tình cảm của nhân vật thì lắng sâu, thấm thía:

2241. "Tiếc thay chút nghĩa cũ càng Dầu lìa ngó ý còn vương tơ lòng."

Nhiều câu tục ngữ, thành ngữ các thi sĩ sử dụng trong ngôn ngữ nhân vật có khả năng diễn đạt chính xác tuyệt vời những kinh nghiệm, những quy luật tâm lý xã hội và con người ương đời sống.

Ngay trong ngôn ngữ của một bà già bình dân - mụ quản gia trong Truyện Kiều - cũng chứa đựng một kinh nghiệm sống muôn thuở:

1755. "Ở đây tai vách mạch rừng, (Thấy ai người cữ cũng đừng nhìn chi)

Kẻo khi sấm sét bất kỳ, Con ong cái kiến kêu gì được oan."

Câu tục ngữ "tai vách mạch rừng (dừng)", "rừng có mạch, vách có tai" của dân tộc ta đi từ một nhận xét, một sự cảnh tĩnh: tin tức dễ bị lộ, dễ lan truyền, đến một sự nhắc nhở:

phải biết giữ mồm, giữ miệng để giữ thân, để tránh tai họa hoặc những điều phiền toái... Trừ Sơ kính tân trang là một tác phẩm hầu như không sử dụng ca dao, tục ngữ (6), câu tục ngữ này xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm truyện thơ Nôm bác họcnhư Hoa tiên (Mạch rừng bưng bít cho hay chẳng vừa), Nhị độ mai (Chỉn e tai vách mạch rừng), Truyện Song Tinh

6Sơ kính tân trang chỉ có một lần sử dụng một câu tục ngữ:

1010. Oanh rằng: "_ Đồng chẳng biết đây, Người nay ba đấng, của nay ba loài"

89

(Mạch rừng tai vách khôn ngừa tiếng bay), Truyện Phan Trần (Thưa rằng: "Rừng vách mạch tai") và một số truyện thơ Nôm dân gian (chẳng hạn truyện Trinh Thử. Bây giờ rừng mặt vách tai).

Ta còn có thể bắt gặp từ Đông sang Tây những câu tục ngữ có cùng nội dung, thậm chí cùng một hình thức thể hiện như vậy. Tục ngữ Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Nga đều nói: "Những bức tường có tai". Tục ngữ Thái Lan, Nhật có cùng một cách diễn đạt: "Tường có tai, cửa có mắt".

Có sự giống nhau trong ý tưởng và cách thể hiện một số câu thành ngữ, tục ngữ ở các nước khác nhau, thậm chí rất xa nhau về mặt địa lý, dường như ở đây không chỉ là vấn đề ảnh hưởng, vay mượn lẫn nhau giữa các dân tộc trong quá trình giao lưu văn hóa mà có thể do nguồn gốc chung ương lịch sử hình thành và phát triển (của một số dân tộc), nhất là do nhữag điều kiện lịch sử xã hội nào đó giống nhau đưa đến những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lịch sử xã hội, những quy luật tâm lý chung (Chu Xuân Diên)[22, tr. 56-58]. Nhưng trước hết, theo chúng tôi, đó là do con người có nhữhg quy luật tư duy, quy luật về cơ chế liên tưởng so sánh, quy luật về tâm lý: ở nước nào, con người cũng vui thì cười, buồn thì khóc, tình yêu tan vỡ thì đớn đau... Ở nước nào cũng có người điềm đạm, kẻ ba hoa, người trung thực và kẻ dối tri... Và ở nước nào, thời đại nào, cái vạ miệng cũng là một điều đáng sợ, nhất là trong nhữhg xã hội đang ở thời buổi rối ren, loạn lạc. Đó là điều nhức nhối, là nỗi đau muôn thuở, là bi kịch ngàn năm...

Đặc biệt, ngôn ngữ nhân vật Truyện thơ Nôm bác học có những câu khái quát thế sự, nhân tâm, không những tục ngữ Việt Nam đúc kết bằng nhiều cách mà tục ngữ các nước khác cũng có rất nhiều cách biểu đạt. Chẳng hạn, khi Kiều nhận ra tâm địa của Hoạn Thư:

1815. "Bề ngoài thơn thớt nói cười, Mà trong nham hiểm giết người khống dao."

Ta có thể gặp không ít phương thức thể hiện tương tự trong tục ngữ nước ta:

_ Miệng mật, lòng đao.

_ Miệng than thớt, dạ ớt ngâm.

_ Miệng Nam mô, bụng bồ dao găm.

_ Khẩu Phật, tâm xà...

90

Và, Nguyễn Du đã đóng góp vào kho tàng văn học dân gian Việt Nam một cách diễn đạt mới, trên cơ sở những gì ông đã kế thừa và học tập từ văn học dân tộc.

Cùng nội dung trên, ương folklore của nhiều nước khác cũng có muôn vàn hình thức biểu hiện.

Tục ngữ Trung Quốc:

( Chủy điềm tâm khổ.)(Miệng ngọt ngào, dạ đắng cay.)

(Tiếu lý tàng đao.) (Trong nụ cười giấu gươm giáo.)

(Khẩu mật phúc kiếm.) (Miệng mật lòng gươm.).

Tục ngữ Nga có ít nhất là sáu cách phô diễn. Chẳng hạn:

(Trên lưỡi: mật ong, trong trái tim: băng giá).

(Nói theo kiểu chim họa mi, làm theo kiểu con rắn).

[8, tr.67]

(Nhìn thì như cái cách của cừu, bốc mùi thì như cái cách của sói.) Tục ngữ tiếng Anh cũng tạo cho mình một lối đi riêng:

_ A honey tongue, a heart ofgall. [121, tr.248]

(Lưỡi mật ong, trái tim mật đắng (7).) Tục ngữ Đức diễn đạt hơi khác một chút:

_ Das herz denkt oft anders, als der Mund redet. [65, tr.42]

7 Chúng tôi tạm dịch các câu tục ngữ Nga, Anh trong luận án với sự giúp đỡ cửa các giáo viên tiếng Nga và tiếng Anh.

91 (Thường lòng nghĩ khác, mồm nói khác).

_ Im Munde Bibel, im herzen bel.[65, tr.34]

(Miệng cầu kinh, lòng không minh).

Tục ngữ Thái Lan:

(Phiên âm: "Pạk pra sẩy chây shướt kho").

(Ngoài miệng nói tốt, trong lòng muốn cắt cổ người ta.).

Chắc chắn là trong ngôn ngữ của các dân tộc khác còn nhiều câu tục ngữ thú vị cùng biểu đạt nội dung trên. Và tất cả "mọi con đường đều dẫn tới La Mã".

Hiện tượng đó nói lên điều gì? Loại người nhân hậu, tử tế bề ngoài mà lòng dạ độc ác, thâm hiểm một cách đáng sợ như Hoạn Thư ở thời đại nào, xã hội nào, dân tộc nào, cộng đồng nào ta cũng có thể bắt gặp. Trong nhận xét của Kiều về Hoạn Thư, có sự gặp gỡ về mặt trí tuệ - và trên phương diện nào đó, cả về tình cảm - của nhân dân ta với nhân dân nhiều dân tộc khác trên thế giới trong quá trình nhận thức về nhân tình, thế thái.

Truyện thơ Nôm bác học có khá nhiều câu nói, ý nghĩ chứa đựng ý nghĩa triết lý như vậy, đặc biệt là những câu thể hiện sự nhận xét, suy ngẫm về cuộc đời, về sự đời. Đó cũng là một trong những lý do khiến cho không ít những câu thơ của các truyện thơ Nôm giai đoạn này, đặc biệt là Truyện Kiều, "có khả năng sống ngoài ngữ cảnh, nhập vào ngôn ngữ hàng ngày của nhân dân", "có thể áp dụng cho vô số trường hợp" [98, tr.78].

Tục ngữ là "túi khôn muôn đời", là sự đúc kết hàm súc, kết tinh trí tuệ nhân dân về phương châm xử thế, quan niệm về cuộc sống, kinh nghiệm lịch sử xã hội... của mỗi dân tộc. Nó ngắn gọn, sáng sủa, giản dị, gần với lối cảm nghĩ, diễn đạt của nhân dân hơn bất kỳ thể loại nào khác.

Tục ngữ là con đường ngắn nhất để đi đến bản chất của một con người, một hiện tượng, một sự việc thông qua một phán đoán, một cách nhìn. Là một hiện tượng ý thức xã hội, tục ngữ phản ánh thực tế xã hội của môi trường sản sinh ra nó. Vì vậy, "Tục ngữ tiêu biểu cho lối suy nghĩ của dân tộc về các vấn đề của cuộc sống." [67, tr.28]. "Theo nhà nghiến cứu tục ngữ Nhật Bản Ôtôô Hưdii, tục ngữ là thơ của đạo lý dân gian, làm cuộc sống

Một phần của tài liệu ngôn ngữ nhân vật trong truyện thơ nôm bác học (Trang 83 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(252 trang)