2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu về hình thái và giải phẫu cây
2.3.3.1. Nghiên cứu hình thái và cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dưỡng
Lá
Ở mỗi địa điểm nghiên cứu, chúng tôi lấy 60 lá bánh tẻ (lấy cặp lá thứ 2 tính từ ngọn) của 60 cây Ô rô tím (mỗi dạng 30 cây).Tiến hành phân tích hình thái lá, đo đạc các chỉ số kích thước lá (chiều dài lá, chiều rộng lá và chiều dài cuống lá). Sau đó, ngâm ngay các mẫu lá vừa đo kích thước vào dung dịch formol 5% để giữ mẫu.
Mẫu lá sau đó được đem về phòng thí nghiệm 0TThực vật – Khoa Sinh học – Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minhđể thực hiện các nghiên cứu khác (số 0Tlượng khí khổng và giải phẫu lá).
Hình 2.2. Vị trí thu lá bánh tẻ
A B
Hình 2.3. Vị trí đo kích thước (A) và giải phẫu lá (B) Ô rô tím
Tiến hành giải phẫu theo phương pháp nhuộm kép[9],sau đó đo đếm số lượng và chiều dài của các lớp tế bào, đếm số lượng khí khổng ở mặt dưới lá. Các lớp tế bào được đo kích thước tại vị trí cách tâm bó dẫn gân chính của lá ra phía mép lá là 1.000àm.
Hình 2.4. Vị trí đo kích thước các lớp tế bào
Đếm số lượng khí khổng
Khí khổng trên lá có thể được đếm bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đề tài này chúng tôi chọn phương pháp của Horanic & Gardner (1967) [24].Phương pháp này tương đối chính xác và đơn giản, có thể thực hiện được trong điều kiện thực tế: dùng vật liệu khác in hình biểu bì lá (trong đó có khí khổng):
- Dùng kem sơn móng tay quét một lớp mỏng lên bề mặt lá bằng phẳng, để khô lớp kem, cẩn thận bóc nhẹ lớp kem đặt lên tiêu bản và quan sát dưới kính hiển vi.
- Sau đó đếm số lượng khí khổng trên một trường hiển vi, đo kích thước khí khổng.
Tiến hành đếm số lượng và đo kích thước của 30 mẫu lá của từng địa điểm (gồm 15 lá của dạng cây Ô rô lá có gai và 15 lá của dạng cây Ô rô lá không gai), ô đơn vị để đếm khí khổng có diện tích là 1mmP2P, sau đó tính giá trị trung bình và lập thành bảng so sánh.Vị trí để bóc lớp biểu bì đếm khí khổng được chúng tôi thống nhất là ở mặt dưới lá và cách đỉnh lá 3cm.
A B
Hình 2.5. Vị trí đếm số lượng khí khổng của hai dạng Ô rô lá có gai (A) và dạng Ô rô lá không gai (B)
Thân
Ở mỗi điểm, thu 30 mẫu thân non cây Ô rô tím(mỗi dạng 15 mẫu thân) để tiến hành nghiên cứu hình thái, số lượng bì khổng, cấu tạo giải phẫu thân cây.Bì khổng trên thân được đếm tại lóng số 2 tính từ ngọn xuống (giữa cặp lá 2 và cặp lá thứ 3).
Hình 2.6.Vị trí đếm bì khổng trên thân Ô rô tím
Rễ
Ở mỗi địa điểm, thu 20 mẫu rễ cây Ô rô tím(mỗi dạng thu 10 mẫu rễ) để tiến hành nghiên cứu hình thái, cấu tạo giải phẫu rễ.
Nhuộm kép và quan sát tiêu bản
- Sau khi cắt thành những lát thật mỏng, ngâm ngay mẫu vào nước Javen (hoặc dung dịch cloramin 5%) trong thời gian 15-30 phút để loại bỏ hết các chất có chứa trong tế bào.
- Rửa sạch nước Javen bằng nước thường. Tiếp đó, ngâm vào dung dịch axit acetic 1% trong 5 phút nhằm mục đích loại bỏ hết Javen còn dính lại, nếu không sạch, nước Javen sẽ làm mất màu của các thuốc nhuộm tiếp theo. Sau đó, rửa sạch axit acetic bằng nước thường, ngâm mẫu vi phẫu vào dung dịch carmin-phèn chua trong khoảng thời gian từ 15- 20 phút.
- Rửa sạch mẫu qua nước thường rồi nhuộm xanh trong dung dịch xanh metylen trong thời gian 1 phút. Rửa sạch bằng nước thường rồi tiến hành đưa lên lam (có glycerin) và quan sát dưới kính hiển vi.
2.3.3.2. Nghiên cứu hình thái của cơ quan sinh sản
Hoa
Ở mỗi điểm, thu 60 mẫu hoaÔ rô tím để tiến hành nghiên cứu hình thái, cấu tạo giải phẫu. Trong đó gồm 30 mẫu hoa của Ô rô dạng lá có gai và 30 mẫu hoa của cây dạng lá không gai. Các mẫu hoa được chọn ở tất cả các cây có đặc điểm là đều chuẩn bị nở và nằm ở vị trí gần lá bắc nhất. Sau đó tiến hành đo đạc và so sánh các giá trị về kích thước các thành phần của hoa.
Hình 2.7. Vị trí hoa được chọn để nghiên cứu
Quả
Ở mỗi địa điểm, thu 10 mẫu quảÔ rô tím(lúc chưa chín và lúc chín) để tiến hành nghiên cứu hình thái, cấu tạo giải phẫu.
2.3.4. Phương phápđếm số lượng cá thể Ô rô tím
Thiết lập 3 ô đếm tại mỗi địa điểm, mỗi ô có kích cỡ 1mx1m và dùng dây nilông giới hạn kích thước ô đếm. Sau đó tiến hành đếm số lượng hai dạng cây Ô rô lá có gai và lá không gai có trong mỗi ô của từng địa điểm và lấy giá trị trung bình.
2.3.5. Phương pháptheo dõi sự phát triển của lá cây con Ô rô tím ngoài tự nhiên
Để theo dõi sự phát triển của lá cây con Ô rô tím ngoài môi trường tự nhiên, chúng tôi bố trí 4 ô gieo hạt ở gần địa điểm 2, diện tích của mỗi ô là 0,5mP2P, mỗi ô gieo 30 hạt. Trong đó có 2 ô gieo hạt từÔ rô tím lá có gai và 2 ô gieo hạt từ Ô rô tím lá không gai. Trong số 2 ô gieo mỗi loại hạt, có 1 ô được che sáng, ô còn lại không được che sáng.
Tại mỗi ô gieo hạt, các tính chất của các nhân tố môi trường (gồm ánh sáng, nhiệt độ, độ pH, tính chất thể nền, độ ngập triều và độ mặn) là giống nhau. Tiến hành theo dõi hình thái lá của cây con từ 2 dạngÔ rô tím này trong 70 ngày (từ khi gieo hạt đến khi lá trưởng thành của cây có hình thái ổn định).