Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bùn thải ao nuôi cá tra basa (Trang 51 - 54)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa học

Là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng phân, hàm lượng nitơ càng cao chất lượng phân càng tốt và ngược lại. Nó giúp lá, rễ, thân cây sẽ phát triển nhanh, nếu thiếu đạm cây sinh trưởng chậm, trên lá già xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt, bắt đầu từ chóp lá, tiếp đó bị chết hoặc rụng tùy mức độ N ít hay nhiều.

Bảng 4.4. Kết quả kiểm định T- Test của hàm lượng đạm tổng.

STT Nghiệm thức Giá trị (%)

1 NT1 1,18 0,12

2 NT2 0,42 0,09

3 Sig = 0,000

Dùng phép thử T - Test để kiểm định hàm lượng đạm tổng ở hai NT kết quả cho thấy hàm lượng đạm tổng trung bình ở NT1 đạt 1,18% cao hơn NT2 (0,42%). Sự chênh lệch giữa NT1 và NT2 là 0,76% và trị số sig = 0,000 và rất nhỏ (<0,05) chỉ ra rằng có một sự khác biệt rất có ý nghĩa về hàm lượng N của 2 NT ở mức độ tin cậy 95%.

Nếu so sánh với TCVN 7185-2002 về chất lượng phân hữu cơ vi sinh thì hàm lượng N tổng ở NT 1 thấp hơn tiêu chuẩn 2,1 lần.

4.2.2. P tổng

Photpho là cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng phân bón nó càng cao chất lượng phân càng cao. Nó cấu tạo nên nhiều hợp chất quan trọng nên giúp tăng tính chịu lạnh của cây trồng. Thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ bằng việc tăng cường quá trình tổng hợp nên nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng.

Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường

GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 28

SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định T- Test của hàm lượng P tổng của 2NT

STT Nghiệm thức Giá trị (%)

1 NT1 1,89 0,03

2 NT2 1,62 0,21

3 Sig = 0,001

Hàm lượng Photpho trung bình ở NT1 là 1,89%và NT2 là 1,62%. Kết quả sự chênh lệch giá trị trung bình giữa NT1 và NT2 là 0,26% kiểm định thống kê bằng phép thử T – Test cho thấy sự chênh lệch giữa hai NT về hàm lượng photpho là có ý nghĩa thống kê vì sig = 0,001 là rất nhỏ <0,05.

Nếu so sánh với TCVN 7185-2002 về chất lượng phân hữu cơ vi sinh hàm lượng P của tiêu chuẩn là 2,5%, hàm lượng P tổng ở NT 1 thấp hơn tiêu chuẩn 1,32 lần.

4.2.3. K tổng

Kali là chỉ tiêu không thể thiếu để đánh giá chất lượng phân. Kali giúp cây quang hợp tốt hơn, làm cây cứng cáp, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh hại, tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Thiếu kali cây bị úa vàng dọc mép lá, chóp lá chuyển màu nâu, các triệu chứng lan dần vào phía trong, từ chóp lá trở xuống. Cây phát triển chậm, còi cọc, thân yếu dễ bị đổ ngã.

Từ bảng 4.6 cho thấy hàm lượng kali tổng ở NT1 đạt 551,70 mg/kg và NT2 thì đạt 546,34 mg/kg. Dùng phép thử T – Test kiểm định hàm lượng kali tổng ở hai NT kết quả cho thấy giữa hai NT có sự chênh lệch giá trị trung bình kali là 5,36mg/kg. Ở mức tin cậy 95% vơi trị số sig = 0,002 và rất nhỏ (<0,05) chỉ ra rằng sự khác nhau giữa hai NT là có ý nghĩa thống kê.

Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường

GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 29

SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định T- Test của hàm lượng K tổng của 2NT

STT Nghiệm thức Giá trị (mg/kg)

1 NT1 551,70 1,74

2 NT2 546,34 2,25

4 Sig = 0,002

Nếu so sánh với TCVN 7185-2002 về chất lượng phân hữu cơ vi sinh hàm lượng K tiêu chuẩn là 1,5%, thì hàm lượng K tổng ở NT 1 (0,055%) là rất thấp hơn so tiêu chuẩn 27,3 lần.

4.2.4. Hàm lƣợng chất hữu cơ (%TOC)

Chất hữu cơ là một hỗn hợp xác bã động, thực vật đã phân huỷ thành những hạt xốp chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng (mùn). Nó cũng là chỉ tiêu có thể đánh giá chất lượng phân bón.

Kết quả thử nghiệm ở 2 NT cho thấy: Hàm lượng chất hữu cơ NT1 (21,78%), NT2 (18,85%) và có sự chênh lệch rất có ý nghĩa thống kê ở 2NT vì trị số sig = 0,000 và rất nhỏ (<0,05).

Nếu so sánh với TCVN 7185-2002 về chất lượng phân hữu cơ vi sinh giá trị TOC tiêu chuẩn là (22%), giá trị TOC ở NT 1 là 21,78% là đạt tiêu chuẩn.

Bảng 4.7. Kết quả kiểm định T- Test hàm lượng TOC tổng của 2 NT

STT Nghiệm thức Giá trị (%)

1 NT1 21,78 0,90

2 NT2 18,85 0,39

4 Sig = 0,000

Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường

GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 30

SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bùn thải ao nuôi cá tra basa (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)