Tây B ắc: miền núi giàu bản sắc

Một phần của tài liệu bản sắc dân tộc miền núi trong truyện tây bắc và miền tây của tô hoài (Trang 24 - 29)

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ BẢN SẮC DÂN TỘC

2.2. Tây B ắc: miền núi giàu bản sắc

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Đại bộ phận là dân tộc Kinh (Việt) và hơn 50 dân tộc thiểu số anh em sống rải rác từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Dân tộc Kinh sống trên khắp lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và đô thị, còn các dân tộc thiểu số sống tập trung chủ yếu ở vùng trung du và miền núi. Riêng miền núi với ba phần tư diện tích cả nước, là xứ sở tự do, trù phú của hơn năm mươi dân tộc anh em. Từ các thung lũng ruộng bậc thang, những cánh đồng miền núi bát ngát, nên thơ: Thất Khê, Cao Bằng, Than Uyên, Nghiên Lô, Quang Huy, Điện Biên... đến các cao nguyên xen kế núi trùng điệp : Đồng Văn, Đông bắc Lào-Cai, Sơn La, Mộc Châu, Plâycu, Đắc Lắc, Lang-bi-ang, Gi-Rinh... quê hương miền núi được phân bố tập trung thành nhiều khu vực: Tây Bắc, Đông Bắc, Việt Bắc và Trường Sơn, Tây Nguyên.

Tây Bắc là một trong những miền núi tiêu biểu của Tổ quốc.

Từ Hà Nội đi qua thị xã Hà Đông, rồi đến nhà máy thủy điện sông Đà, thuộc tỉnh Hòa Bình - nơi đây vốn là vùng đất xứ Mường nổi tiếng - qua khỏi suối Rút, một địa danh tiếp giáp với cao nguyên Mộc Châu, ta đã bước chân vào vùng Tây Bắc Việt Nam. Đây là một vùng đất rộng lớn chiếm một phần sáu diện tích cả nước. Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ với núi non trùng điệp tạo nên thế đứng hiểm trở, nhưng đồng thời cũng mang một vẻ đẹp diệu kỳ, tình tứ tiềm ẩn trong những vùng đồi xanh mênh mông, lớp lớp chạy tít tắp đến tận chân trời. Nhà văn Nguyễn Tuân từng viết về nơi đây: "Miền Tây ở đây cây to bóng cả, núi vót ngọn xanh, núi dầy đặc lam, suối dạo đàn và rêu biếc lòng suối óng ả như tóc tuôn của mật người đàn bà biết phát biểu bằng thơ”(1)

1 Nguyễn Tuân - Tuyển tập, NXB Văn học, H, 1982, trang 63

25

Tây Bắc gồm phần đất của hai tỉnh Sơn La (690.000 dân) và Lai Châu (438.000 dân) với nhiều thành phần dân tộc cư trú: Tày, Mường, Thái, Nùng, Mèo (H'Mông), Dao, Lô-lô, Hà Nhì, Lào, Lự, Phù Lá, Sila, Padí, Tudí, Sándìu, Sán Chỉ, Xá, Cao Lan v.v... Tuy nhiên, nói đến Tây Bắc là nói đến một vùng văn hóa Thái-H'Mông lâu dời trong lịch sử nước ta. Người Thái ở Tây Bắc chia thành hai nhóm theo màu áo ngắn của phu nữ: Thái Trắng và Thái Đen. Người Mèo cũng chia thành nhiều nhóm tùy theo cách ăn mặc: Mèo Hoa, Mèo Trắng, Mèo Đen. Cũng tương tự như vậy, người Dao có Dao Thanh Y, Thanh Phán, Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Đại bản, Dao Quần Chẹt: v.v...

Mỗi dân tộc Tây Bắc tuy có khác nhau về cách ăn mặc, thói quen sinh hoạt, nhưng đều giống nhau ở bản chất thuần phác, hiển lành, ưa sự trung thành, làm nhiều, nói ít, luôn sống lạc quan và giàu tình yêu thiên nhiên, đất nước.

Cũng như nhiều dân tộc khác, các dân tộc Tây Bắc vốn có một truyền thống văn hóa lâu đời, thể hiện rõ qua kho tàng văn học nghệ thuật dân gian đa dạng, phong phú. Thần thoại truyền thuyết của các dân tộc Tây Bắc xuất hiện khá sớm cùng với thần thoại, truyền thuyết của các dân tộc anh em thể hiện rõ ý thức về cội nguồn "một gốc nhiều cánh" của mình : cùng cha mẹ sinh ra, cùng một làng một nước, cùng uống chung một dòng suối, trồng chung một giống bắp, giống lúa, cùng hái chung một điệu, đắp chung một kiểu chăn ... "AI Lậc Cậc" (dân tộc Mèo), "Qủa bầu Mường Then" (dân tộc Thái) là những thần thoại, truyền thuyết tiêu biểu.

Truyện cổ dân gian của các dân tộc Tây Bắc cũng rất phong phú, mang ý nghĩa nhân sinh, nhân đạo cao cả, thể hiện khát vọng chiến thắng của cái tốt đối với cái xấu, của chính nghĩa đối với gian tà: truyện "Sáu chàng trai khỏe", "Gầu-Nà", "Tujua-Tú njua", "Hòn gạch vàng"

(dân tộc Mèo), "Nàng Khao" (dân tộc Thái), "Mồ côi không chết" (dân tộc Dao) v.v...

Đặc biệt dân ca và truyện thơ là hai loại hình phổ biến, gắn với đời sống các dân tộc Tây Bắc, dường như từ lúc thức giấc họ đã nghe tiếng hát lời ca... rồi khi đi rừng, làm nương, ra bến, gọi lợn gà về chuồng, xay ngô, giã gạo... cho đến đêm khuya tình tự với người yêu...

dường như giờ phút nào họ cũng tắm mình trong lời ca. Thơ ca đã thực sự trở thành một bộ phận của cuộc sống các dân tộc Tây Bắc: "Xóng chụ xon xao" (Thái), "Gầu-Plênh" (Mèo),

"Toi lol dolluy" (Dao), hay những truyện thơ "Tiếng hát làm dâu". "Nhàng nhợ-Chà tăng"

26

(Méo), "Khun Lú-nàng Ua" (Thái) là những khúc ca dân gian nổi tiếng của các dân tộc Tây Bắc.

Người miền núi Tây Bắc vốn rất yêu văn nghệ. Trong cuộc sống hàng ngày văn nghệ đã trở thành tập quán không thể thiếu được. Mỗi dân tộc đều có những hình thức ca múa, hát xướng rất duyên dáng, vui tươi, đậm chất trữ tình, như hát ném Còn, Dàn Môi, múa Khèn của đồng bào Mèo, hát Hạn khuông múa xoè của đồng bào Thái v.v... Ai đã từng một lần xem múa Xoè xứ Thái thì mãi mãi không quên hình ảnh cô gái trẻ dịu dàng với búi tóc mượt, thả lỏng chấm vai, với thân hình thon và đôi chân dài, đều đặn, bó gọn trong chiếc váy Thái dài chấm gót, với đôi tay uyển chuyển theo nhịp trống và nhạc Khèn, lượn vòng và lướt nhanh trên bãi cỏ mùa Xuân.

Nền văn hóa lâu đời của các dân tộc Tây Bắc còn được lưu lại trong các phong tục, tập quán đẹp, đầy bàn sắc như các phong tục Lễ hội ngày Xuân, các trò chơi dân gian, tục ăn thể, tục cướp vợ, tục đến nhà thổi sáo gọi bạn v.v...

Đến Tây Bắc, chúng ta đặc biệt không nôn quên vùng cao mát lạnh của người Mèo, một vùng dân cư độc đáo, đầy bản sắc:

"Đường quê người Mèo Bao nhiêu dốc, bao nhiêu núi Bao nhiêu bài hát khó nhọc Đường nào qua Tà Sùa Đường quê người Mèo, Một nghìn dốc, một nghìn núi Một nghìn bài hát khó nhọc..."(1)

Làng Mèo thường ở thành từng cụm, ít thì dăm ba nhà, nhiều thi hàng trăm nhà, đều làm trên các triền núi cao chót vót từ 1000m cách mặt biển trở lên, nơi có hoa Ban trắng và hoa Đào màu hồng khoe sắc khi xuân sang. Hai phóng viên Bùi Việt Sơn và Nguyễn Trọng Hoàn đã ghì lại rất chính xác hình ảnh làng Méo độc đáo này : "Có một buổi chiều, chúng tôi đang trên

1 Dân ca Mèo

27

đường từ Hồng Ngài về thị xã. Trong làn sương chiều đa giăng kín lưng chừng núi, bỗng thấy hiện ra rất xa trong biển sương huyền ảo ấy, ánh lửa đỏ rụt rè. Đấy là ngọn lửa từ một ngôi nhà nào đó của đồng bào H'Mông (Mèo). Nhà của họ cheo leo như tổ chim đại bàng trên đỉnh núi. Có cái gì đó vừa kiêu hãnh, vừa cô độc trong cái ánh lửa xa xăm kia"(1)

Cũng như các dân tộc khác, đồng báo Tây Bắc vốn mang những phẩm chất tốt đẹp, luôn khao khát sống tự do, hạnh phúc. Thế nhưng từ bao đời dưới chế độ phong kiến, cuộc sống của họ luôn bị các ách thống trị đè nặng. Họ không chỉ chịu sự áp bức bóc lột của các thế lực hữu hình, của các luật lệ phong kiến dã man, mà còn bị các phong tục, tập quán lạc hậu, tồn tại như những thế lực vô hình, trói buộc, kìm hãm.

Từ khi Pháp xâm lược, cuộc sống của đồng bào miền núi Tây Bắc càng khốn đốn, tăm tối hơn. Với chính sách kỳ thị, chia rẽ dân tộc, bên cạnh việc duy trì các phong tực, tạp quán lạc hậu, bọn thực dân tiếp tục duy trì các chế độ Thổ Ty, Phìa Tạo và cấu kết chặt chẽ với các thế lực này để tăng cường bóc lột và đàn áp nhân dân miền núi.

Cách mạng tháng Tám thành công chưa được bao lâu, lợi dụng lúc chính quyền nhân dân còn non yếu, thực dân Pháp với sự ủng hộ của đế quốc Mỹ quay trở lại chiếm các vùng xung yếu miền núi để xây dựng căn cứ quân sự, làm bàn đạp tiến tới chiếm toàn lãnh thổ Việt Nam.

Để thực hiện âm mưu đó, chúng tiếp tục thi hành chính sách "chia để trị", lập các xứ "Tây kỳ",

"Thái-Nùng" tự trị giả hiệu để lôi kéo các phần tử mất gốc, lạc hậu, đồng thời tăng cường đàn áp, bóc lột. Cuộc đời tăm tối, đau khổ của đồng bào Tây Bắc lại tiếp diễn...

Từ trong cuộc sông đọa đày đó, các dân tộc miền núi Tây Bắc luôn vùng lên phản kháng.

Phát huy truyền thống đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm của toàn dân tộc hàng ngàn năm nay, ngay buổi đầu thực dân Pháp đặt chân xâm lược, cùng cả nước, đồng bào Tây Bắc đã tích cực tham gia các phong trào đấu tranh tự phát chống áp bức, giành quyền sống, đánh đuổi kẻ thù chung. Nhiều tên tuổi đã gắn bó mãi mãi với lịch sử vinh quang của các dân tộc Tây Bắc, như: Giàng Nủ Lâu (Mèo), Đặng Phúc Thành (Dao), Sa Văn Moi, Hà Văn Ráng, Cai Khụt (Thái).

1 Bùi Việt Sơn - Nguyễn Trọng Hoàn, Phóng sự : "Sơn La - Những tín hiện báo mùa" - báo Lao Dộng số 20/93, 11/3 trang 2

28

Thế nhưng, chỉ đến khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời với chính sách dân tộc đúng đắn, cũng như các dân tộc khác cuộc đời đồng bào các dân tộc Tây Bắc mới thực sự tìm thấy ánh sáng, vận mệnh của họ mới thực sự gắn liến với vận mênh dân tộc.

Đất nước và con người miền Tây là một mảng của hiện thực. Nhân thức và phản ảnh đúng đắn hiện thực đó trong văn học, xưa nay không phải bất cứ nhà văn nào cũng thành công. Đặc biệt, từ trong hiện thực đó, việc tìm hiểu, khắc họa được những nét bản sắc của dân tộc, càng là một yêu cầu lớn của văn học viết về đề tài miền núi. Trong yêu cầu đó, "Truyện Tây sắc" và

"Miền Tây" của Tô Hoài là những thành tựu lớn.

29

Một phần của tài liệu bản sắc dân tộc miền núi trong truyện tây bắc và miền tây của tô hoài (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)