Chơng II: Ngời giám định t pháp
3.5. Các loại giám định t pháp y học (giám định pháp y theo các quan niệm truyền thèng)
3.5.1. Giám định mức độ tổn hại sức khỏe (mức độ thơng tật) của ngời bị thơng trong các vụ việc phải giải quyết bằng pháp luật.
3.5.2. Giám định tâm thần của ngời bị hại, của các đối tợng cần xác định năng lực hành vi dân sự, năng lực hành vi hình sự.
3.5.3. Giám định đối tợng bị bắt buộc chữa bệnh.
3.5.4. Giám định sức khỏe đối tợng miễn/ giảm/ hoãn/ tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù vì lý do sức khỏe.
3.5.5. Giám định nhằm xác định tuổi/ giới tính của đơng sự, của bị hại hoặc bị can để xác định những chi tiết về tuổi (trẻ em, vị thành niên, thành niên) về giới tính nam/ nữ (lỡng giới, đồng tính, giới tính “giả”) trong những vụ việc mà các yếu tố này có tính quyết định trong phán quyết tố tụng.
3.5.6. Giám định mẫu - phụ hệ (huyết thống): cho các đối tợng cần xác định là con của
đúng cha mẹ trong các vụ kiện: thực hiện di chúc, trách nhiệm nuôi con, nghi ngờ nhÇm lÉn, tranh chÊp con.
3.5.7. Giám định sự cố điều trị nhằm xác định trách nhiệm của thầy thuốc, cơ sở y tế có hay không có lỗi.
3.5.8. Giám định bệnh nhân/ hồ sơ y tế khi có sự mâu thuẫn, tranh chấp về các chẩn
đoán khác nhau, trái ngợc nhau của các thầy thuốc, cơ sở y tế.
3.5.9. Giám định hồ sơ y tế khi có nghi vấn giả mạo, khai khống, sửa chữa lại... làm thay
đổi chứng cứ.
3.5.10. Giám định mẫu vật sinh học: dấu vết, mẫu dịch, mẫu máu, mẫu bệnh phẩm các loại.
3.5.11. Giám định ADN.
3.5.12. Giám định tử thi những trờng hợp chết không tự nhiên.
3.5.13. Giám định hài cốt: Những trờng hợp không rõ căn cớc, nghi vấn.
3.5.14. Giám định tội phạm tình dục.
3.5.15. Giám định độc chất và kiểm nghiệm độc chất.
bài 3
Nghiên cứu sự chết và thi thể
(Thanatology)
Mục tiêu:
1. Xác định bệnh nhân tử vong đúng tiêu chuẩn y học và xử lý đúng về pháp luật khi có ngời bệnh tử vong.
2. Nhận thức rõ ràng và giải thích đợc cho ngời dân về khái niệm chết não.
3. Nắm vững dấu hiệu biến đổi tử thi sớm (chủ yếu là hoen tử thi và cứng tử thi).
4. Hiểu rõ ý nghĩa việc ứng dụng các biến đổi tử thi để ớc lợng thời gian tử vong.
5. Nắm vững các hình thái chết pháp y để xử lý về mặt pháp luật.
Néi dung:
1. Khái niệm về sự chết.
2. Quá trình chết.
3. Chết não.
4. Biến đổi của tử thi.
5. Nhận định thời gian chết.
6. Các hình thái chết trong pháp y.
1. Khái niệm về sự chết:
Sự chết là kết thúc không thể hồi phục hoạt động sống của một cá thể.
Nhng trong thực tế, khi đi vào bản chất sâu xa, sự chết không đơn giản nh một mệnh đề
định nghĩa.
1.1. Về mặt sinh học, ranh giới giữa sự sống và không sống không hoàn toàn rõ rệt, mà
điển hình nhất cho hiện tợng này là đời sống của virus. Còn trên một cơ thể sinh học nói chung, luôn luôn có sự suy thoái, già và chết đi của các tế bào, của hồng cầu, của một bộ phận mô - cơ quan bị cắt bỏ, bị hoại tử. Chính những cái chết bộ phận ấy đã
giữ gìn cho sự sống của cả cơ thể. Ngợc lại, khi một cơ thể đợc chính thức báo tử lại vẫn còn rất nhiều cơ quan, mô, tạng, tế bào vẫn duy trì sự sống của riêng nó trong một thời gian. Đây chính là yếu tố quyết định nhất cho thành tựu về hiến, bảo quản và ghép mô tạng của y học hiện đại.
1.2. Về mặt xã hội, sự chết của một con ngời liên quan chặt chẽ đến nhiều lĩnh vực quan trọng nh luật pháp, đạo đức, triết học, văn hóa, tôn giáo... nghĩa là hầu hết những vấn
đề về nhân văn và xã hội của một cá nhân ngời chết đối với gia đình và cộng đồng.
Vì vậy, nghiên cứu về sự chết và quan niệm của thầy thuốc về tử vong phải đợc nhìn nhận ở góc độ toàn diện, nhân đạo và khoa học nhất (cả về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội). Lơng tâm, trách nhiệm và y đức đòi hỏi ngời thầy thuốc cảm thông với ngời bệnh tử vong và tôn trọng thi thể của họ trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
2. Quá trình chết:
Sự chết xảy ra không phải chỉ trong một thời điểm mà chính xác là một quá trình. Có bắt đầu, phát sinh và kết thúc. Lần lợt là: hấp hối, chết lâm sàng rồi chết sinh học. Nhng 3 giai đoạn này cũng không có ranh giới rõ ràng, cứng nhắc. Thời gian của từng giai
đoạn và của cả quá trình chết diễn ra dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân tử vong khác nhau.
Tìm hiểu quá trình này, ngời thầy thuốc sẽ xử lý đúng đắn trong việc cấp cứu, hồi sức bệnh nhân cũng nh thực hiện đúng chức năng khi xác nhận tử vong, đặc biệt trong xác
định chết não phục vụ cho việc hiến, ghép mô tạng.