Gốc cây có vết băm bỏ vì quanh năm lúc nào cũng có người cầm búa bổ vào gốc cây,ấy là Ngô Cương. Ngô Cương đã tu tiên đắc đạo, nhưng sau vì làm nhiều điều càn bậy trong chốn tiên cung, bị đức Ngọc Hoàng nổi giận bắt đày xuống cung trăng, giao cho việc chặt và bóc vỏ cây đan quế nên cho tới ngày nay Ngô cương vẫn cố chặt cây này và bóc vỏ để người trần chúng ta, mỗi đêm trông lên lại thấy bóng chàng đang lúi húi ở gốc cây.[13,423].
Chú Cuội trong câu chuyện dân gian việt Nam có nét tương đồng với Ngô Cương, cũng là một tiều phu, bị bay lên cung trăng ngồi gốc cây đa.Nhiều người vẫn nhầm chuyện Chú Cuội cung trăng với một câu chuyện khác có tên Nói dối như Cuội, nên các tích kể có nhiều dị bản và sai lệch với nhau. Truyện Nói dối như Cuội có nhiều dị bản, nhưng phổ biến hơn cả là bản kể của Nguyễn Đổng Chi.Trong truyện, Cuội vốn là đứa trẻ rất hay nói dối.Cuội lừa cả chú thím mình chui vào rọ để vứt xuống sông, lừa một tên quan để lấy quần áo và ngựa, rồi còn lừa cả vua bay ra biển chết.
[22,60]Về cái tên Cuội, theo Lê Ngọc Trụ, chữ "Cuội" có gốc Hán-Việt là chữ
"Quải". Chữ "Quải" (từ điển Thiều Chửu) hoặc "Quảy"
(từ điển của Đào Duy Anh) có nghĩa là "lừa dối, dụ dỗ người khác mua hàng", "bắt con nít đem bán (mẹ mìn)”. Câu tục ngữ “nói dối như Cuội” có lẽ bắt nguồn từ tích này. Còn câu chuyện Chú Cuội cung Trăng kể về một chàng tiều phu tên Cuội.Một lần vào rừng đốn củi, gặp ngay bốn con hổ con. Cuội đang cầm rìu định đập chết cả bốn,nhưng từ xa có tiếng hổ lớn đang rống . Biết hổ mẹ đang về, sợ quá, Cuội leo ngay lên cây cao nhìn xuống. Hổ mẹ gầm gừ đau đớn trước cái chết của các con. Sau đó hổ mẹ đi về phía bờ suối nhảy lên đớp một ít lá rừng. Hổ mẹ đưa lá về mớm cho con. Mấy phút sau hổ con sống lại, và mẹ con kéo nhau đi.Cuội tụt xuống đi tìm ngay lá cây quí hóa này. Cuội đào cây đưa về nhà trồng ở vườn sau, để cứu người đang hấp hối chết. Khi Cuội đi làm, Cuội thường dặn vợ đừng tiểu gần gốc cây. Song một ngày vợ Cuội do quên lời chồng dặn đã tưới nước tiểu cho cây, cây vì thế dông lên trời, Cuội bổ rừu vào gốc cây toan giữ lại nhưng lại theo mất lên cung trăng vì thế mỗi đêm rằm hay dịp trăng tròn, người ta lại trông trăng, thấy chú Cuội ngồi gốc cây đa. Tuy nhiên, dân gian Việt Nam vẫn thường xem hai nhân vật này là một, nên cũng có tích nói chú Cuội sau cùng lừa được một lão trượng mang cây đa thần về trồng [19,69]. Các câu chuyện này được truyền miệng nên dị bản có khá nhiều song điều đó phản ánh niềm yêu thích trăng của người Việt. Chú Cuội cung trăng vừa mang yếu tố hài hước, tạo không khí vui vẻ đêm thu, vừa là bài học cho các em nhỏ về thói nói dối.
Ở Nhật, người ta lại cho rằng trên cung trăng có một chú thỏ sinh sống.
Truyền thuyết về thỏ cung trăng bắt nguồn từ tích cổ Trung Quốc.Trong văn hóa Trung Hoa, thỏ là một linh vật thuộc mười hai con giáp, cũng giống như mèo trong tín ngưỡng Việt vậy. Con Thỏ được coi là may mắn nhất trong số 12 con giáp, vì con Thỏ có nguồn gốc từ cung trăng, là biểu tượng của sự trường thọ. Trong tranh dân gian Trung Quốc, con Thỏ đứng gần một tảng đá dưới gốc cây và cầm tiên đan - linh
H2-1: Chú Cuội
dược làm nên sự bất tử, bởi người Trung Quốc cho rằng thỏ trên trăng giã thuốc trường sinh.
Truyền thuyết kể có một chú thỏ trắng siêng năng, dũng cảm và nhân ái. Một đêm trăng sáng, Thỏ Trắng cùng bạn bè mở tiệc đón trăng trong rừng. Bỗng nhiên, Thỏ Trắng nghe thấy một tiếng kêu thất thanh.
Chúng vội chạy ra xem chuyện gì xảy ra và gặp một ông lão đang đói lả. Trong khi chúng đang tìm cách cứu ông lão, con cáo ranh ma tham lam đã vơ vét thức ăn bày trên bàn tiệc.Thỏ trắng và các bạn tỏa đi kiếm thức ăn cho ông lão. Nhưng chúng chẳng tìm thấy thứ gì. Thỏ trắng dũng cảm liền nhảy vào đám lửa thiêu thân làm thức ăn cho ông lão. Hóa ra, ông lão lại là tiên giả làm hành khất đi thử lòng trẻ nhỏ.
Cảm động trước đức hi sinh của Thỏ Trắng, tiên ông đưa thỏ trắng lên cung trăng.
Trong một câu chuyện khác cũng có nhắc đến chuyện thỏ được lên trời. [11, 24].
Một tích khác kể rằng có một thời trái đất lấm nạn, người và vật đều bị đói.Các loài vật phải tàn sát lẫn nhau để sống. Bầy thỏ yếu đuối chỉ dám ngồi trong chỗ kín chờ ngày chết. Có một bầy thỏ vây quanh một đống lửa nhìn nhau ứa lệ trước cảnh đói khát. Bỗng một con thỏ thương tình đồng đội, tự nhảy vào lửa làm thức ăn cho bày thỏ. Vừa lúc đó đức phật đi qua. Ngài động lòng thương hại và khen nghĩa khí con thỏ, nên nhặt nắm xương tàn của nó, hóa phép thành chú thỏ hoàn toàn băng ngọc thơm tho, lại xin với thái âm thần nữ cho ngọc thỏ ở cung Quảng Hàn tức cung trăng [21, 422].
Ở Nhật không có xuất hiện nhân vật Hằng Nga mà chỉ tồn tại quan niệm về chú thỏ mặt trăng. Ở Việt Nam, thỏ ngọc chỉ có trong truyền thuyết, người Nhật lại tin rằng có thỏ ngọc sống trên mặt trăng vì thế khi ngắm trăng họ thường tưởng
H2-2: Thỏ giã thuốc trường sinh
H2-3: Thỏ mặt trăng Nhật Bản
tượng như đang thấy hình chú thỏ đang ăn bánh dango – một loại bánh bao Nhật được làm từ bột nếp được người Nhật ăn trong Tết trung thu như là bánh trung thu.