Độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Vẻ đẹp nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 46 - 61)

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VẺ ĐẸP NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU

2.2. Độc thoại nội tâm

Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong nhân vật, là “lời phát ngôn của nhân vật với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp

SV: Lưu Thị Khuyên - 47 - Lớp K32E – Ngữ văn của nó” [4, 122]. Độc thoại nội tâm đã được nhiều tác giả sử dụng để cho nhân vật hiện lên rõ hơn và làm tác phẩm hấp dẫn hơn.

Độc thoại nội tâm đã được đại thi hào Nguyễn Du sử dụng từ thế kỷ XVIII để phân tích tâm lý của các nhân vật nữ như Kiều, Hoạn Thư… Tới giai đoạn văn học 1930 - 1945, Nam Cao cũng tỏ ra đặc biệt thành công khi sử dụng độc thoại nội tâm để xây dựng hình tượng người phụ nữ như: Từ (Đời thừa), dì Hảo (Dì Hảo), Nhu (Ở hiền)… Trong giai đoạn 1945 - 1975, do hoàn cảnh của cuộc chiến tranh vệ quốc, con người được đặt trong những không gian xã hội, trong mối quan hệ với hoàn cảnh lớn của lịch sử dân tộc, làm việc, chiến đấu, rèn luyện, phát triển nhân cách trong sự tác động của hoàn cảnh nên nhu cầu cuộc sống riêng với bản thân mình trong những suy tư, trăn trở của đời sống nội tâm ít được đề cập.

Từ sau 1975, hướng tới con người trong bản chất người, trong những mối quan hệ phức tạp của thế giới khách quan, nhà văn không chỉ đóng vai trò đứng ngoài quan sát, miêu tả nhân vật ở đời sống bên ngoài mà phải để nhân vật trở thành “chủ thể” tự soi chiếu, phán xét bởi ý thức hướng nội. Hơn bao giờ hết, thủ pháp độc thoại nội tâm càng tỏ ra hữu hiệu giúp Nguyễn Minh Châu phơi bày nội tâm của các nhân vật nữ, miêu tả nó từ bên trong, len lỏi vào bề sâu tâm lý nhân vật nữ với những diễn biến phong phú, phức tạp và bí ẩn cuả nó. Nói như Bakhtin: “Không thể biến người sống thành một khách thể câm lặng , khách thể của một nhận thức vắng mặt, một nhận thức hoàn kết. con người bao giờ cũng có một cái gì đó mà chỉ bản thân nó mới có thể khám phá bằng hoạt động tự do của sự tự ý thức và của lời nói, điều này không thể nào xác định được từ bên ngoài, từ sau lưng con người”. Bằng chìa khóa độc thoại nội tâm, nhà văn mở ra cánh của tâm hồn vốn bị niêm phong của nhân vật, cho nhân vật quyền tự do giãi bày, nói ra những điều kín nhiệm, uẩn khúc, riêng tư… mà văn học một thời né tránh - điều đó thể hiện rõ tinh thần

SV: Lưu Thị Khuyên - 48 - Lớp K32E – Ngữ văn nhân văn ở sự quan tâm và trân trọng con người. Sử dụng độc thoại nội tâm, Nguyễn Minh Châu trước hết thể hiện ở khát vọng “tìm ra con người… miêu tả toàn bộ chiều sâu của tâm hồn con người”. Trong rất nhiều truyện ngắn lòng mình.

Trong Mảnh trăng cuối rừng những dòng độc thoại nội tâm của Lãm làm chúng ta hiểu thêm về phẩm chất sáng ngời của Nguyệt. Qua những hành động sẵn sàng hy sinh vì đồng đội, Lãm đã nhiều lúc phải suy nghĩ về cô gái ngồi bên cạnh và anh có cảm giác đây là người con gái mình đang đi tìm kiếm. Đã hơn một lần Lãm tự hỏi: “ Qua bấy nhiêu năm sống giữa bom đạn và tàn phá, mà một người con gái vẫn giữ trong lòng mình hình ảnh một người co trai chưa gặp mặt và chưa hứa hẹn một điều gì ư? Trong lòng cô ta cái sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh, qua thời gian và bom đạn, vẫn không phai nhạt, không hề đứt ư?” [2, 84]. Lãm thấy hạnh phúc khi mình có được tình cảm đó của Nguyệt. Nếu Nguyệt chỉ được xây dựng ở vẻ đẹp dũng cảm, can trường, sẵn sàng hy sinh vì đồng đội thì sẽ giống nhiều cô thanh niên xung phong khác. Nhưng điều làm ta luôn nhớ và yêu quý Nguyệt chính là tình yêu và niềm tin vào cuộc sống. Vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt chính là “hạt ngọc” được nhà văn phát hiện và ngợi ca trong thiên truyện ngắn đầy chất thơ này.

Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành nhờ những dòng độc thoại nội tâm mà người đọc nhận ra vẻ đẹp “thánh nhân” trong tâm hồn Quỳ.

Khi quyết định đến với Ph, Quỳ đã suy nghĩ “mình đang làm việc gì đây? Tôi nhận ra ở trong tôi đang có một cơn khát thèm ghê gớm, cơn khát của sự hồi sinh một tài năng. Nhất quyết tôi phải đưa cái người đàn ông tội lỗi ra khỏi tình trạng chán chường, tuyệt vọng hiện tại, trả anh ta về với công việc của anh ta, tôi phải làm sống lại một khả năng và trí tuệ đang chết” [2, 194].

Trong dòng suy nghĩ này thể hiện sự chân thành của Quỳ. Chính nhờ niềm tin

SV: Lưu Thị Khuyên - 49 - Lớp K32E – Ngữ văn vào con người mà Quỳ đã làm Ph thay đổi. Sự lựa chọn của Quỳ khiến nhân vật “tôi” suy nghĩ: “Người đàn bà này từ những năm kháng chiến ở trong rừng đã tìm ra chân lý: trong cõi đời chỉ có những con người chứ không có ai là thần thánh cả, thế vậy mà khi quyết định đem đời mình gắn với Ph, chị vẫn muốn làm một thánh nhân” [2, 201]. Chính điều này càng làm mọi người thêm kính trọng chị.

Nhân vật Phấn (Hương và Phai) trước khi lấy chồng đã luôn sống trong dòng độc thoại nội tâm “hay là mình ở vậy nuôi bố và em, đời xưa và thời nay cũng thỉnh thoảng có người con gái đã làm như vậy” [2, 279]. Phấn là cô gái nhà nghèo giàu đức hy sinh. Cô thương bố và em vất vả nên muốn hy sinh hạnh phúc đời mình để chăm sóc bố và em. Chính vì thương họ nên cô “gánh vác hết mọi việc lớn nhỏ trong nhà, có bao giờ Phấn để cho Phai làm một việc gì đâu? Phấn muốn cho em được chơi, không có tiền mua cho nó đồng quà tấm bánh như hồi mẹ còn sống thì với ý thức một nhà giáo dục, Phấn cũng cố giữ lại cái tính hồn nhiên và thậm chí cả tính tinh quái của đứa em gái” [2, 278]. Tái hiện nhân vật Phấn trong dòng độc thoại nội tâm, Nguyễn Minh Châu cho thấy sự nhân hậu bao dung trong tâm hồn người phụ nữ bé nhỏ.

Chiếc thuyền ngoài xa qua dòng độc thoại nội tâm của nhân vật “tôi”

chúng ta hiểu được nỗi khổ cực, cam chịu không có lối thoát của những người đàn bà vùng biển. Cuộc đời của họ là những chuỗi ngày đau khổ triền miên.

Họ sống cho con chứ không phải sống cho mình.

Trong dòng độc thoại nội tâm, Nguyễn Minh Châu còn cho nhân vật tự phân thân, tự đối thoại với chính mình để trăn trở kiếm tìm những điều tốt đẹp của cuộc sống, để tâm hồn mình được thanh thản hơn. Mùa trái cóc ở miền Nam độc thoại nội tâm đã được sử dụng rất “đắc địa” để khắc họa tính cách nhân vật. Nhà văn đã để cho người mẹ cất lên tiếng nói âm thầm: “Cái thế

SV: Lưu Thị Khuyên - 50 - Lớp K32E – Ngữ văn giới này là do cả một đám những người đàn bà mắn đẻ như tôi sinh ra và chúng tôi không có cách gì có thể sinh ra những đứa con đồng loạt giống nhau, vả lại cả số phận cuộc đời chúng tôi nữa, số phận cuộc đời của những bà mẹ cũng chả ai giống ai” [2, 544]. Người mẹ bất hạnh cả đời hy sinh thầm lặng vì con. Lỗi lầm ấy người mẹ phải trả giá bằng cả cuộc đời mình: “Tôi vẫn thường thấy đau đớn trong lòng, lúc nào cũng phải đau tận trong cuống ruột, nghĩ rằng mình là người mẹ hư hỏng, sa đoạ, đáng bỏ đi“

[2, 542]. Suy nghĩ ấy khiến người mẹ tự nguyện làm người hành khất mong giảm tội cho con.

Qua đối thoại và độc thoại nội tâm, Nguyễn Minh Châu đã khám phá được chiều sâu trong tâm hồn của người phụ nữ. Độc thoại nội tâm có khi được nhà văn thể hiện như những “dòng ý thức” tự nhiên của nhân vật, dường như độc lập với chính tác giả. Trước đây trong những sáng tác của Nam Cao, Nhất Linh… độc thoại nội tâm bao gồm đối thoại và hồi tưởng đã được sử dụng như những thủ pháp để xây dựng nhân vật. Nguyễn Minh Châu đã sử dụng độc thoại nội tâm để soi tỏ tâm can nhân vật, khắc hoạ tính cách, diễn biến tâm lý… đi sâu vào những diễn biến tư tưởng, những đau khổ số phận… Tất cả nhằm mục đích khắc hoạ vẻ đẹp người phụ nữ, giúp người đọc hiểu sâu hơn về nhân vật và những điều mà tác giả muốn nói qua tác phẩm.

Tóm lại, ở cả hai phương diện nội dung và hình thức, độc thoại nội tâm đã thể hiện khá rõ cảm hứng nhân văn của Nguyễn Minh Châu trong việc khám phá những chiều sâu bí ẩn trong những người phụ nữ, đồng cảm với nỗi đau số phận và gửi gắm những thông điệp, tư tưởng nhân văn.

2.3. Biểu tƣợng

Biểu tượng trong văn học là một phương tiện tạo hình và biểu đạt mang tính tượng trưng và đa nghĩa tồn tại ở dạng một hình tượng cụ thể. Đó là cái phần mà hình tượng vượt ra khỏi chính nó, hàm chứa ít nhất một lớp nghĩa

SV: Lưu Thị Khuyên - 51 - Lớp K32E – Ngữ văn vừa hoà hợp với hình tượng, vừa không trùng khít với hình tượng. Nó được sử dụng như một “mã” nghệ thuật mang dấu ấn của dân tộc, thời đại, khuynh hướng sáng tác, phong cách cá nhân, cá tính sáng tạo của nhà văn.

Sử dụng hình ảnh biểu tượng là một trong những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu. Đọc truyện ngắn của ông, nhất là những truyện ngắn viết về người phụ nữ sau năm 1975, ta thấy biểu tượng xuất hiện với một tần số cao, nó như những tín hiệu thẩm mỹ dồn nén tình cảm, tư tưởng của tác giả. Trong chiều sâu của nó, cảm hứng nhân văn vẫn là nguồn cội sinh thành hệ thống biểu tượng đầy sức ám ảnh này.

Nguyễn Minh Châu đã sử dụng biểu tượng tô điểm cho thế giới tâm linh con người màu sắc lãng mạn và huyền ảo, góp phần làm cho các nhân vật hiện lên đẹp hơn. Từ những năm chiến tranh, Nguyễn Minh Châu đã “mải miết đi tìm cái đẹp trong bề sâu tâm hồn con người”. Hình ảnh “mảnh trăng

trong Mảnh trăng cuối rừng là biểu tượng kết tinh đẹp đẽ nhất từ niềm say mê ấy. Lớp nghĩa biểu tượng được gói chặt trong tên truyện “Mảnh trăng”(chứ không phải mặt trăng, vầng trăng) nghĩa là còn một phần khuyết thiếu chưa hiện rõ. Mảnh trăng lại không trôi nổi trên đồng bãi, thảo nguyên mà ẩn hiện nơi “cuối rừng”, luôn mờ nhoè, khuất lấp vào đại ngàn. Như vậy, ánh trăng tươi mát là cái đẹp phát tiết ra từ tâm hồn trong trẻo của Nguyệt, nó là cái phần ngoại hiện. Còn những gì cảm nhận được nhưng tồn tại như một chiều sâu bí ẩn trong tâm hồn cô. Nó hư ảo, xa vời, khó nắm bắt, nó hối thúc sự kiếm tìm của nhân vật Lãm cũng như nhà văn với độc giả.

Trăng” là biểu tượng cho người thiếu nữ. Dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu hai hình tượng ấy song hành với nhau từ đầu đến cuối và hoà quện vào nhau. Tên trăng cũng là tên cô gái. Cô gái trẻ trung. Trăng là trăng non đầu tháng. Cô gái mang nón trắng, mặt áo xanh cũng như trăng sáng trong như mảnh bạc, như ngọn đèn xanh “đứng yên nơi cuối trời”. Đặc biệt

SV: Lưu Thị Khuyên - 52 - Lớp K32E – Ngữ văn hơn nữa khi “trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt, làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên vẻ đẹp lạ thường” khiếm Lãm không dám nhìn lâu. Lúc này vẻ đẹp của Nguyệt và trăng nhập vào nhau tạo nên vẻ đẹp lạ thường… Như vậy, mảnh trăng khi được dùng làm biểu tượng cho vẻ đẹp và chiều sâu bí ẩn trong tâm hồn người phụ nữ đã mang dấu ấn đậm nét của khuynh hướng lãng mạn và khát vọng khám phá con người của Nguyễn Minh Châu trước năm 1975.

Nếu Nguyệt hiện ra thật lãng mạn với trăng thì với chiến tranh, với sự ác liệt, nguy hiểm của bom đạn, cô lại có dịp bộc lộ sự dũng cảm, nhanh nhẹn, quả quyết của mình. Khi giúp Lãm qua được nơi nguy hiểm Nguyệt đã bị thương. Nhưng Nguyệt không hề sợ hãi mà “nhìn vết thương cười” - Nụ cười trẻ trung đầy kiêu hãnh. Nụ cười là biểu tượng cho cái đẹp ngạo nghễ với cái bạo tàn, cái đẹp đã chiến thắng vượt lên trên sự huỷ diệt của kẻ thù. Chi tiết này làm cho vẻ đẹp của Nguyệt và con người Việt Nam càng thêm ngời sáng. Nguyễn Minh Châu coi đó là hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn mà ta phải gắng đi tìm kiếm.

Trong suốt hành trình sáng tác, Nguyễn Minh Châu luôn ấp ủ một niềm tin sâu sắc vào con người. Ngoài sự thể hiện trong xu hướng vận động của một số nhân vật, trong ánh sáng nhân văn toả ra từ vùng tối của những số phận bi kịch, niềm tin ấy còn lấp lánh trong một số hình ảnh biểu tượng của nhà văn. Nếu như vẻ đẹp tâm hồn Nguyệt vẫn còn có một cái gì đó ẩn chìm trong cái phần hao khuyết, biến ảo của “mảnh trăng” thì cũng vẻ đẹp ấy lại ngoại hiện rõ ràng trong ”cái sợi chỉ xanh óng ánh” - biểu tượng của “tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống”. “Mảnh trăng” và “sợi chỉ” cặp biểu tượng song trùng như một sự “phát hiện lại giấu che” (Tagore) đã khép mở hai cánh cửa thực - hư của một thế giới tâm hồn bí ẩn. Đặt niềm tin ở chính

“niềm tin mãnh liệt vào con người” của Nguyệt, vào sức sống tinh thần “bao

SV: Lưu Thị Khuyên - 53 - Lớp K32E – Ngữ văn nhiêu bom đạn giội xuống” cũng “không thể nào tàn phá nổi”, Nguyễn Minh Châu đã kiến tạo trong tác phẩm một hệ thống niềm tin đa chiều với sự quện hoà, thẩm thấu niềm tin của tác giả và niềm tin của nhân vật.

Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu còn tồn tại những hình ảnh biểu tượng cho tình yêu thương giữa con người với con người. Chiếc giếng nằm giữa truyện ngắn Bên đường chiến tranh như một tứ thơ trong trẻo là biểu tượng cho tình yêu trong sáng, thầm lặng, thuỷ chung. Năm tháng qua đi, các cuộc chiến tranh đi qua cuộc đời con người gây bao dâu bể thăng trầm, người người “cứ đi suốt đêm như nước chảy” còn chiếc giếng thì vẫn thế, lòng người vẫn thế, vẫn một mạch ngầm trong mát, vẫn là một chứng nhân cho mối tình từ thủa còn xanh tóc đến khi sợi tóc bạc sáng lên “như một nét vẽ của thời gian”. Hạnh luôn cất giấu nửa trái tim của mình cho người tình cũ nơi giếng nước góc vườn suốt ba mươi năm ròng, cho đến ngày gặp lại cũng ở bên giếng nước ấy chị “cứ để mặc cho tất cả nỗi xao động về mối tình đầu thủa còn xa lắc trong quá khứ… tự do chiếm đoạt tâm hồn chị” [2, 110]. Như thế, biểu tượng của Nguyễn Minh Châu không chỉ mang sức nặng triết lý mà còn thấm đẫm chất trữ tình. Chúng gắn kết các sự kiện và cảm xúc, bồi đắp chất thơ tươi mát cho mạch sống của cả truyện.

Ở một số truyện ngắn khác, biểu tượng là sự hữu hình hoá những chiêm nghiệm mang tính tổng kết sâu sắc về lẽ đời, tình người của nhà văn (Bến quê), về chân lý của nghệ thuật và đời sống (Chiếc thuyền ngoài xa)…

những suy ngẫm mang tầm triết lý bao trùm lên số phận, tính cách của người phụ nữ được đào xới ở những biến thiên thăng trầm của lịch sử qua những biểu tượng ấy càng hiện rõ nét.

Bến quê là một biểu tượng cho những giá trị đính thực của cuộc sống.

Đó là những giá trị giản dị, gần gũi nhưng sâu sắc, bền vững. Song điều quan trọng là chúng ta có sớm nhận ra những giá trị ấy hay không? Sử dụng hình

SV: Lưu Thị Khuyên - 54 - Lớp K32E – Ngữ văn ảnh biểu tượng trong Bến quê, Nguyễn Minh Châu còn phát hiện ra những tình thế nghịch lý của cuộc đời. Nhĩ đã từng đặt chân lên khắp mọi nơi trên trái đất lại khao khát đến cháy lòng vì chưa bao giờ đặt chân lên mảnh đất sau nhà. Từ nghịch lý ấy ẩn chứa một tầng nghĩa sâu xa hơn, bài học thấm thía hơn: đừng nên bỏ cả đời bôn tẩu, tìm kiếm “những cái phù hoa ở chân trời xa lắc” trong khi lại thờ ơ, vô tình với những cái thân yêu, gần gũi ngay sát bên mình. Trong những ngày cuối đời Nhĩ mới hiểu rằng Liên chính là “bến quê”

của mình.

Chiếc thuyền ngoài xa là biểu tượng về đời sống hiện thực còn đầy bí ẩn đang mời gọi người nghệ sĩ tìm đến để khám phá, thấu hiểu và đồng cảm.

Chiếc thuyền ngoài xa gợi ra ý nghĩa về khoảng cách giữa nghệ thuật và đời sống. Dường như lâu nay nghệ thuật, trong đó có văn chương vẫn tiếp cận đời sống ở một cự li khá xa. Qua cái nhìn từ một khoảng cách xa, chiếc thuyền hiện ra với những vẻ đẹp thơ mộng như bức ảnh nghệ thuật tuyệt đẹp mà người phóng viên nhiếp ảnh trong truyện đã chụp được. Nhưng ở bên trong con thuyền ngoài xa ấy còn chứa đựng biết bao sự nhọc nhằn, nghèo khó, sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ.

Sử dụng hình ảnh biểu tượng trong những câu chuyện về đời tư và số phận mỗi cá nhân, Nguyễn Minh Châu đã tạo nên những ám ảnh sâu sắc trong lòng người đọc khiến người đọc nhận thức rõ ràng cuộc sống thực tế của người phụ nữ còn nhiều khó khăn, bất công ngang trái. Nhìn thẳng vào thực tế ấy con người sẽ có ý thức đấu tranh với những cái ác, vượt lên trên những trở ngại của hoàn cảnh để tìm đến hạnh phúc và sự hoàn thiện.

Trong hệ thống hình ảnh biểu tượng của Nguyễn Minh Châu có những biểu tượng như được đúc ra từ những nỗi đau, được cô lại từ máu và nước mắt thể hiện sâu đậm nỗi xót thương của nhà văn trước những cảnh éo le, bi kịch của con người. Trong Cỏ lau hình tượng “đá vọng phu” được dùng làm

Một phần của tài liệu Vẻ đẹp nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 46 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)