CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng sản xuất hồng không hạt tại địa phương
SV: Triệu Thanh Loan 22
Líp K34D – Sinh KTNN
3.3.1. Một số chính sách của tỉnh Phú Thọ nhằm khuyến khích phát triển sản xuất hồng không hạt
Nghị quyết số 11 NQ/TƯ của ban thường vụ tỉnh ủy đã xác định trong giai đoạn 2001- 2010, tỉnh Phú Thọ ƣu tiên phát triển các cây ăn quả đặc sản như bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh... Huyện Phù Ninh là trọng điểm sản xuất hồng Gia Thanh làm hàng hóa.
Định hướng quy hoạch số 372/QH-UB của UBND huyện Phù Ninh ngày 4-7-2001 về việc Phát triển vùng sản xuất giai đoạn 2001-2010 đã xác định tổng diện tích cây ăn quả đến năm 2010 là trên 1.104 ha, trong đó ƣu tiên phát triển hồng Gia Thanh là giống hồng đặc sản của huyện và xây dựng mục tiêu mở rộng diện tích lên 50 ha.
Chủ tịch UBNN tỉnh Phú Thọ có quyết định số 3129 / QĐ- CT ngày 12-10- 2004 phê duyệt dự án và thành lập hội đồng thẩm định thuyết minh dự án khoa học thuộc chương trình “nông thôn và miền núi” tỉnh Phú Thọ năm 2005.
Căn cứ quyết định số 326/2005/QĐ- UB ngày 19 - 1- 2005 của UBNN tỉnh Phú Thọ về một số chính sách phát triển cây ăn quả, trong đó quy định cụ thể đối với cây hồng không hạt đƣợc hỗ trợ đầu tƣ 3 triệu đồng /1ha và trợ giá 50% cây giống theo giá quy định hiện hành; hỗ trợ công tác khuyến nông 100 ngàn đồng /1ha.
Mới đây, dự án phát triển 30 ha hồng của Bộ Khoa học - Công nghệ, cũng đã được triển khai tại xã Gia Thanh. Dự án này thuộc chương trình "Xây dựng mô hình ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi" .
Ngoài ra từ năm 2000 đến 2005 vùng phát triển hồng không hạt Gia Thanh còn đƣợc tổ chức Plan (tổ chức phi chính phủ) hỗ trợ cho nông dân về cây giống và mở các lớp tập huấn trang bị khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân.
SV: Triệu Thanh Loan 23
Líp K34D – Sinh KTNN
3.3.2. Quá trình phát triển hồng không hạt Gia Thanh tại xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
Xã Gia Thanh có diện tích đất tự nhiên là 620,65 ha, trong đó có trên 360 ha đất nông nghiệp, với diện tích cây ăn quả hơn 130 ha, nơi có đất đai địa hình đại diện cho diện tích đất đồi gò và đất vườn của huyện Phù Ninh.
Tuy là giống cây bản địa đã có hàng trăm năm nhưng trước đây cây hồng không hạt có số lượng không nhiều, chỉ trồng trong vườn tạp cùng các loại cây ăn quả khác để phục vụ cho nhu cầu của gia đình là chính. Phải đến năm 1997 giống hồng không hạt Gia Thanh mới đƣợc nghiên cứu cải tạo và trồng trên diện rộng.
Tình hình phát triển hồng không hạt tại Gia Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ đƣợc thể hiện qua biểu đồ hình 3.1.
0,6 ha
20 ha
>50 ha
1997-2003 2003-2005 2005-2011
Hình 3.1. Tình hình phát triển hồng không hạt tại Gia Thanh
Năm 2003, toàn xã mới có 188 cây hồng trồng rải rác trong vườn của 67 hộ, chiếm diện tích khoảng 0,6 ha. Năm 2005, nhờ thực hiện các dự án phát triển hồng không hạt, toàn xã đạt gần 20 ha trong đó có khoảng 8 ha đã cho quả. Đến nay đã có trên 50 ha hồng, 30 ha hồng đang đƣợc tiếp tục triển
SV: Triệu Thanh Loan 24
Líp K34D – Sinh KTNN
khai. Trong xã hầu nhƣ nhà nào cũng có ít nhất 1 cây hồng, hộ trồng nhiều lên đến vài trăm cây. Nhờ trồng hồng mà nhiều gia đình đã vƣợt qua khó khăn, xây dựng đƣợc nhà cửa kiên cố và có “bát ăn, bát để”, có điều kiện cho chăm lo cho con cái ăn học tốt hơn, từng bước làm giàu. Điều tra sự phân bố thành phần cây ăn quả trong vườn đồi của các hộ gia đình tại 3 thôn của xã Gia Thanh, kết quả thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2: Phân bố cây ăn quả trong vườn - đồi gia đình tại Gia Thanh Phù Ninh - Phú Thọ
STT Loại cây Xóm Cả (n=10) Xóm Đa (n=10) Xóm Rền (n=10) Số
lƣợng
Tỷ lệ (%)
Số lƣợng
Tỷ lệ (%)
Số lƣợng
Tỷ lệ (%)
1 Tai chua 2 0,40 1 0,13 0 0
2 Dâu gia 7 1,38 3 0,39 8 1,55
3 Hồng xiêm 1 0,20 0 0 2 0,39
4 Mít 15 2,96 16 2,08 10 1,93
5 Cóc 0 0 0 0 1 0,19
6 Dừa 1 1,20 0 0 2 0,39
7 Na 4 0,79 7 0,91 6 1,16
8 Nhãn 16 3,16 4 0,52 11 2,13
9 Vải 25 4,94 12 1,56 22 4,26
10 Xoài 15 2,96 20 2,59 17 3,29
11 Bưởi 6 1,19 9 1,17 24 4,64
12 Chuối 35 6,92 30 3,89 42 8,12
13 Dứa 150 29,64 60 7,78 0 0
14 Chanh 9 1,78 4 0,52 2 0,39
15 Quất 0 0 5 0,65 20 3,87
SV: Triệu Thanh Loan 25
Líp K34D – Sinh KTNN
16 Hồng 220 43,48 600 77,82 350 67,70
Qua bảng 3.2 cho thấy: Các loại cây ăn quả chính trong vườn đồi của các gia đình gồm 16 loại, trong đó phổ dụng nhất ở cả 3 xóm có thể kể đến như, mít, nhãn, xoài, vải, bưởi, chuối và hồng không hạt. Hồng không hạt là cây ăn quả đã đƣợc trồng nhiều nhất, chiếm từ 43,48-77,82% trong thành phần cây ăn quả của các gia đình.
3.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ
Trước khi hồng không hạt Gia Thanh được trú trọng phát triển thì diện tích đất vườn là vườn tạp trồng nhiều loại cây ăn quả, mỗi loại một vài cây, chủ yếu là tự sản xuất phục vụ cho tiêu dùng trong gia đình. Phần đất đồi gò chủ yếu trồng sắn và bạch đàn, tuy nhiên việc trồng cây sắn cho thu hoạch với giá trị thấp, nguồn lợi đem lại cho người dân rất nhỏ: với thu hoạch bình quân 1kg/1m2 thì 1ha chỉ cho thu lợi nhuận khoảng từ 8 triệu đến 10 triệu đồng.
Đối với cây bạch đàn thì hiện nay không đƣợc khuyến khích phát triển do nó làm cạn kiệt đất nhanh chóng, nếu trồng liên tiếp vài lứa sẽ làm đất khô cằn, nghèo dinh dưỡng và khó có thể trồng trọt tiếp, gây hoang mạc hóa đất và làm cạn mạch nước ngầm.
Nhận thấy rằng diện tích đất vườn đồi của địa phương còn chưa được sử dụng hợp lý, các cây trồng chƣa đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích đất có thể sử dụng cho phát triển sản xuất còn nhiều, đặc biệt là phần đất đồi rất thích hợp trồng các loại cây ăn quả. Vì vậy UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Phù Ninh và UBND xã Gia Thanh cùng các cơ quan ban ngành liên quan đã quyết định lựa chọn một giống cây ăn quả phù hợp với điều kiện của địa phương để xây dựng các dự án phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống. Và hồng Gia Thanh là cây ăn quả đã được lựa chọn bởi các lý do:
SV: Triệu Thanh Loan 26
Líp K34D – Sinh KTNN
+ Trong quá trình tìm hiểu, lựa chọn loại cây trồng phù hợp để phát triển sản xuất, ở địa phương thử nghiệm trồng một số loại cây như xoài, vải...
tuy nhiên các loại cây này cho năng suất, chất lƣợng chƣa đƣợc đánh giá cao trên thị trường, đặc biệt là năng suất không ổn định, dễ bị mất mùa do ảnh hưởng của ngoại cảnh. Bên cạnh đó các địa phương lân cận cũng đã triển khai phát triển các loại cây này nên số lượng cung cấp cho thị trường đã có nhiều, mức độ cạnh tranh cao, dễ xảy ra tình trạng “đƣợc mùa thì mất giá”, sản phẩm thậm chí không thể tiêu thụ đƣợc. Do đó hiện nay có rất ít hộ gia đình còn lựa chọn các giống cây này cho mục đích phát triển kinh tế gia đình.
+ Qua nghiên cứu và đánh giá cho thấy hồng không hạt Gia Thanh là loại cây có thể đem lại giá trị cao, lại là giống địa phương nên rất thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, cây sinh trưởng khỏe, khả năng chống chịu tốt. Đồng thời giống cây cũng đƣợc nghiên cứu cải tạo kết hợp với áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong nhân giống và chăm sóc để cho quả có năng suất, chất lượng cao nhất. Cây hồng đã quen thuộc với người dân địa phương và có tiềm năng mở rộng phát triển hơn nhiều loại cây ăn quả khác. Với ƣu thế về cả mẫu mã và chất lƣợng, hồng Gia Thanh là cây ăn quả có sức cạnh tranh cao trên thị trường, cho năng suất ổn định, quả hồng còn mang giá trị về văn hóa tinh thần khi nó là một loại quả đặc trƣng trên mâm quả ngày tết trung thu.
Nhƣ vậy nhờ những ƣu điểm nổi trội mà cây hồng không hạt Gia Thanh đem lại, nó đã đƣợc lựa chọn là loại cây trọng điểm trong phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Phù Ninh. Phát triển cây hồng không hạt là hướng đi đúng đắn cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Trồng cây hồng không hạt với quy mô lớn đã giúp người dân địa phương xóa đói giảm nghèo, nâng
SV: Triệu Thanh Loan 27
Líp K34D – Sinh KTNN
cao đời sống, phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái.
Hiện nay cây hồng ở Gia Thanh không chỉ phát triển trong quy mô vườn hộ gia đình mà đã dần hình thành trang trại tập trung, phát triển mô hình vườn đồi. Nhiều hộ gia đình đã có trên 1ha trồng hồng như gia đình ông Hán Xuân Đang, ông Trần Văn Trinh...
Dự án phát triển hồng không hạt có 2 mô hình thực hiện :
+ Mô hình vườn - đồi (trồng cùng với cây ăn quả khác trong vườn).
+ Mô hình trang trại tập chung (trồng chuyên canh hồng không hạt).
Cây hồng sau 3 năm bắt đầu bói và sau 5 năm thì cho quả ổn định.
Những cây trồng từ dâm chiết rễ ở độ tuổi trên dưới 10 năm cho năng suất bình quân 120-150 kg/cây/năm, cá biệt có cây đạt 250-300 kg/năm, rất thích hợp trồng trên đất vùng đồi.
Giá trị kinh tế của cây hồng chủ yếu là thu hoạch quả với giá bán khoảng 15000 – 20000 đ/kg. ngoài ra còn cây có tuổi từ 6 tuổi trở lên còn có thể lấy rễ đem giâm hom làm giống bán từ 75000- 95000 đ/cây. Hầu hết các cây hồng ở đây được tư thương từ Việt Trì, Hà Nội… đặt mua trước, người dân không phải đem đi chợ bán, mỗi cây cho thu nhập từ 2 triệu đến 5 triệu đồng, một số cây còn đạt mức trên 7 triệu đồng/ 1năm.
Số lượng, tỷ lệ cây ăn quả trong vườn đồi của hộ gia đình tại xã Gia Thanh đƣợc thể hiện ở bảng 3.3.
Qua bảng 3.3 cho thấy: Các loại cây ăn quả trong vườn gia đình hầu hết là những cây ăn quả lâu năm, đã cho thu hoạch ổn định. Vườn các hộ gia đình trong xã Gia Thanh có diện tích khá lớn, thuận lợi cho phát triển cây ăn quả.
Đã có dự án phát triển hồng không hạt triển khai ở địa phương, cho nên cây
SV: Triệu Thanh Loan 28
Líp K34D – Sinh KTNN
hồng không hạt chiếm tỷ lệ hơn 65% về số lượng cây ăn quả trong vườn đồi của các hộ gia đình.
Một vài gia đình đã có tập trung phát triển một loại cây chính cho mục đích kinh doanh như nhãn, vải, xoài, bưởi nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún, chỉ tự phát ở một vài gia đình cá biệt. Dứa và chuối có số lƣợng khá nhiều nhưng diện tích chiếm đất nhỏ, chủ yếu trồng ở ven vườn lợi dụng hiệu ứng biên, để giữ đất.
Bảng 3.3. Số lượng, tỷ lệ cây ăn quả trong vườn đồi gia đình tại xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ năm 2011
STT Tên cây Vườn hộ gia đình Năm tuổi
(năm) Số lƣợng (X) (%)
1 Tai chua 0,1 0,17 20-25
2 Dâu gia 0,6 1,00 15-22
3 Hồng xiêm 0,1 0,17 8-10
4 Mít 1,37 2,29 10-20
5 Cóc 0,03 0,06 12
6 Dừa 0,1 0,17 10-15
7 Na 0,57 0,95 5-10
8 Nhãn 1,03 1,73 7-12
9 Vải 1,97 3,29 5-15
10 Xoài 1,73 2,90 5-10
11 Bưởi 1,30 2,17 8-15
12 Chuối 3,57 5,96 2-3
13 Dứa 7,0 11,71 2-5
14 Chanh 0,5 0,84 2-5
SV: Triệu Thanh Loan 29
Líp K34D – Sinh KTNN
15 Quất 0,83 1,39 5-10
16 Hồng 39 65,22 8-15
Cây ăn quả trong vườn hộ gia đình được trồng ở xã Gia Thanh nói riêng cũng nhƣ trong huyện Phù Ninh nói chung, trừ hồng không hạt thì những cây ăn quả khác người dân vẫn chủ yếu sử dụng tiêu dùng mà chưa quan tâm đến khả năng kinh doanh. Điều tra giá bán trái cây ở thị trường tại địa phương, kết quả ghi ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Giá trị kinh tế của cây ăn quả trồng tại Gia Thanh (Phù Ninh- Phú Thọ)
STT Tên cây Sản lƣợng TB/1 cây (kg)
Giá bán (VNĐ)/kg
Giá trị TB/1 cây (VNĐ)
1 Tai chua 150 8.000 1.200.000
2 Dâu gia 40 6.000 240.000
3 Hồng xiêm 95 14.000 1.330.000
4 Mít 100 4.500 450.000
5 Cóc 70 12.000 840.000
6 Dừa 50 5.000 250.000
7 Na 25 20.000 500.000
8 Nhãn 40 11.000 440.000
9 Vải 60 8.000 480.000
10 Xoài 33 5.000 165.000
11 Bưởi 65 12.000 780.000
12 Chuối 12,5 6.000 75.000
SV: Triệu Thanh Loan 30
Líp K34D – Sinh KTNN
13 Dứa 0,8 5.000 4.000
14 Chanh 14 20000 280.000
15 Quất 8 16.000 128.000
16 Hồng 137 16.500 2.260.500
Qua bảng 3.4 cho thấy: Trong các loại cây ăn quả đƣợc trồng trong vườn đồi của các gia đình tại xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ thì các loại cây cho thu hoạch với năng suất cao nhƣ hồng không hạt, tai chua, hồng xiêm, mít, cóc, bưởi, trong đó hồng không hạt là cây cho thu hoạch rất cao, trung bình đạt 137 kg/cây.
Cây hồng là loại cây ăn quả cho thu hoạch cao, năng suất ổn định và giá bán khá cao trên thị trường. Giá trị kinh tế trung bình của một cây hồng đạt 2.260.500 đ/năm.
Các loại cây cho giá trị kinh tế cao gồm hồng không hạt, tai chua, hồng xiêm, bưởi, na. Một vài cây như na, quất, chanh có giá bán trên thị trường khá cao nhƣng năng suất thấp, chƣa đƣợc phát triển nên hiệu quả kinh tế còn hạn chế.
3.4. Hiệu quả kinh tế của cây ăn quả trong vườn đồi các hộ gia đình Ƣu thế của cây hồng trong hiệu quả phát triển kinh tế càng thể hiện rõ hơn qua điều tra tại các gia đình đang thực hiện dự án phát triển hồng không hạt trên diện rộng.
Điều tra thực tế tại các hộ gia đình, dưới đây là kết quả điều tra tại 03 hộ gia đình đại diện tại 3 xóm là xóm Cả, xóm Đa, xóm Rền:
Ông Trần Văn Trinh (khu 2 - xóm Đa - Gia Thanh): Diện tích vườn - đồi là: 1 ha (10000 m2).
SV: Triệu Thanh Loan 31
Líp K34D – Sinh KTNN
Ông Hán Văn Luận (khu 4 - xóm Rền - Gia Thanh): Diện tích vườn là:
2880m2.
Ông Triệu Văn Trụ (khu 6 - xóm Cả - Gia Thanh): Diện tích vườn là:
1640m2.
- Trước khi tập trung làm kinh tế từ trồng cây hồng không hạt:
Phần diện tích vườn - đồi là các cây tạp, ven bờ rào trồng chuối và dứa, trong vườn trồng một vài cây ăn quả các loại, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu sử dụng của gia đình theo các mùa, phần dƣ thừa để đem bán không nhiều, phần diện tích còn lại trồng chè hoặc sắn tùy chất lƣợng đất. Chính vì vậy thu nhập chủ yếu của gia đình là từ may nón và trồng lúa, hoa màu ngoài đồng, kết hợp với chăn nuôi. Phần diện tích đất vườn đồi tuy lớn nhưng cho giá trị kinh tế rất thấp.
- Sau khi hưởng ứng các dự án phát triển hồng không hạt, tập trung làm kinh tế từ trồng cây hồng không hạt:
Các hộ gia đình tiến hành cải tạo vườn tạp, phá bỏ cây cho giá trị thấp, chỉ để lại một số cây ăn quả có chất lƣợng, thu hoạch tốt. Quy hoạch lại diện tích đất vườn để tập trung trồng hồng không hạt. Cụ thể:
Với diện tích đất là đất vườn bao quanh nhà ở, gia đình ông Triệu Văn Trụ (năm 1999) và ông Hán Văn Luận (năm 2000) chỉ giữ lại vài cây ăn quả còn cho thu hoạch tốt mà gia đình ƣa thích, phần đất còn lại sử dụng để trồng hồng không hạt. Cây hồng được trồng xen lẫn các cây khác trong vườn.
Đối với gia đình ông Trần Văn Trinh, với diện tích khoảng 1ha bao gồm cả đất vườn và đất đồi gò. Năm 2004, ông tiến hành trồng xen hồng không hạt vào diện tích đất vườn với các cây ăn quả khác, trong đó có cây bưởi cũng là cây đã được trồng nhiều với mục đích kinh doanh, phần diện tích
SV: Triệu Thanh Loan 32
Líp K34D – Sinh KTNN
đồi gò ông tiến hành quy hoạch xây dựng trang trại trồng chuyên canh cây hồng không hạt. Điều tra thành phần và giá trị các cây ăn quả trồng trong vườn hiện nay của 03 gia đình, kết quả thể hiện ở bảng 3.5.
SV: Triệu Thanh Loan 33 Lớp K34D – Sinh KTNN Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế của các cây ăn quả trong từng hộ gia đình
Loại cây Gia đình ông Trinh Gia đình ông Luận Gia đình ông Trụ
Số lƣợng
(cây)
Tuổi cây (năm)
Sản lƣợng
(kg)
Giá trị thương mại
(VNĐ)
Số lƣợng
(cây)
Tuổi cây (năm)
Sản lƣợng
(kg)
Giá trị thương mại
(VNĐ)
Số lƣợng
(cây)
Tuổi cây (năm)
Sản lƣợng
(kg)
Giá trị thương mại
(VNĐ)
Tai chua - - - 1 23 130 1.040.000
Hồng xiêm - - - - 1 6 80 1.120.000 - - - -
Mít - - - 2 8 220 1.000.000
Cóc - - - - 2 12 150 1.800.000 - - - -
Dừa 2 7 80 400.000 - - - -
Nhãn 1 4 60 700.000 4 5 200 2.200.000 - - - -
Vải 2 6 150 1.200.000 5 5 320 2.560.000 - - - -
Xoài 3 6 100 450.000 - - - - 5 5 170 850.000
Bưởi 10 8 650 8.000.000 - - - -
Chuối 5 2 60 350.000 3 2 35 200.000 5 2 65 400.000
Dứa - - - - 30 4 20 100.000 - - - -
Chanh - - - - 1 3 16 320.000 - - - -
Hồng 200 7 26000 450.000.000 105 10 13500 230.000.000 38 14 5500 95.000.000
SV: Triệu Thanh Loan 34
Líp K34D – Sinh KTNN
Qua bảng 3.5 cho thấy sau khi tập trung làm kinh tế từ trồng cây hồng không hạt đã đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân. Hồng Gia Thanh là cây cho hiệu quả kinh tế cao nhất với thu hoạch bình quân trên 2 triệu đồng/
cây, điều mà các cây trồng khác không đạt đƣợc. Đồng thời cây còn cho thu hoạch ổn định hơn các loại cây khác, có sức cạnh tranh cao trên thị trường.
Nhờ có diện tích vườn đồi lớn, các hộ gia đình trên đã tiến hành quy hoạch, cải tạo vườn tược, tập trung mở rộng diện tích trồng hồng không hạt, phát triển trồng hồng theo hướng chuyên canh và kết quả thu về mỗi năm từ 95 triệu đến 450 triệu đồng, giúp nông dân làm kinh tế có hiệu quả, nâng cao đời sống. Từ đó góp phần khẳng định thành công của việc đầu tƣ phát triển cây hồng không hạt trên diện rộng, là cơ sở cho việc nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất và tiếp tục mở rộng diện tích hồng một cách vững chắc, mở ra triển vọng áp dụng đại trà vào việc khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm cho xã vùng dự án phát triển hồng không hạt.
Nhƣ vậy phát triển cây hồng không hạt Gia Thanh một cách quy mô, có kế hoạch là hướng đi hợp lý giúp nông dân địa phương nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện và tỉnh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường.