Chương 2: HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở
2.1. TỔ CHỨC CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở CẤP KỲ
2.1.6. Viện dân biểu Bắc Kỳ
Ngày 10 – 4–1926, Toàn quyền Đông dương Varen ra nghị định đổi gọi tổ chức đại diện cho người Việt ở phạm vi Bắc Kỳ là Viện dân biểu Bắc Kỳ.
Cách thức tổ chức và chức năng cụ thể của Viện dân biểu Bắc Kỳ đã được quy định từ năm 1913 song định hình của nó lại bắt đầu từ rất sớm và đã phản ánh được đường lối chính trị của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ.
Tên gọi đầu tiên của tổ chức này là Uỷ ban Tư vấn Kỳ hào bản xứ Bắc Kỳ, ra đời từ ngày 30 – 4–1986 và do sáng kiến của Tổng Trú sứ Trung – Bắc Kỳ Pôn Be – kẻ khai sinh ra chính sách hợp tác của thực dân Pháp ở Việt Nam, Nhưng cuối năm 1886, tổ chức này tự giải thể. Sang năm 1907, với nghị định ngày 4- 5, Toàn quyền Đông Dương Pôn Bô đã tái lập lại nó và đổi lại là Phòng Tư vấn bản xứ Bắc Kỳ. Ngày 2–10–1908, đến lượt Toàn quyền Klôbuykôvxki đổi tên thành Uỷ ban Tư vấn bản xứ Bắc Kỳ. Cho đến ngày 19–3 – 1913, Toàn quyền Anbe Xarô lại ra nghị định đổi tên thành Phòng Tư vấn bản xứ Bắc Kỳ. Nghị định ngày 19–3–1913 đã quy định rõ cách thức tổ chức và chức năng của Phòng Tư vấn Bắc Kỳ.
43
Về tổ chức, Uỷ viên của Viên dân biểu Bắc Kỳ phải là những người thuộc ba loại thành phần trong xã hội sau đây:
Một là, đại diện của những người trong diện đóng thuế thân (kể cả nội đinh và ngoại đinh) và của những người được miễn đóng thuế thân (tức miễn sai, chức sắc); cứ 20.000 người được bầu một đại biểu. Cử tri loại này bao gồm “Phó Chánh tổng; viên chức đã về hưu hoặc đương tại chức thuộc guồng máy hành chính người Việt; những người có bằng cấp cựu học hoặc tân học như : Cao đẳng Tiểu học Pháp, Trung học Pháp, Cao đẳng Pháp hoặc đã tốt nghiệp trường Pháp – Việt; những người có cấp bậc trong quan trường ; các hạ sĩ quan trong lực lượng bộ binh , thủy binh binh và trong lực lượng lính khố xanh đã về hưu, các thông ngôn, thông phán, kí lục làm cho các công sở của chính quyền Pháp” [24, tr. 35].
Hai là, đại diện cho những thương nhân nhân người Việt có đóng thuế môn bài. Tỉnh nào có từ 200 đến 500 thương nhân có đóng thuế môn bài thì được bầu một đại biểu; từ 501 đến 2000 thương nhân thì được bầu hai đại biểu; từ 2001 thương nhân trở lên thì được bầu ba đại biểu; tỉnh nào không đủ 200 thương nhân (số tối thiểu) có đóng thuế môn bài thì phải hợp với tỉnh láng giềng để bầu đại biểu. Cử tri đi bầu loại này cũng phải là những thương nhân có đóng thuế môn bài.
Ba là, đại diện các tỉnh miền trung du và thượng du, số đại biểu này do các quan đầu tỉnh lựa chọn trong số những viên chức và kỳ hào trong tỉnh để giới thiệu lên Thống sứ Bắc Kỳ và Thống sứ Bắc Kỳ là người quyết định cuối cùng. Những người sau đây không nằm trong diện lựa chọn để bầu cử vào Viện dân biểu Bắc Kỳ: những người dưới 30 tuổi, binh lính, viên chức hiện đang làm trong các công sở của người Pháp (thuộc riêng Bắc Kỳ hoặc chung cho toàn Đông Dương), hoặc tại các công sở hành chính của người Việt;
những viên chức bị sa thải; những người đã can án. Những người sau đây
44
không được phép đi bầu cử là: người dưới 21 tuồi; các viên chức bị sa thải;
những người bị can án. Nhiệm kỳ của mỗi ủy viên là 3 năm song có thể tái hạn mãi mãi.
Về chức năng và nhiệm vụ của Viện dân biểu Bắc Kỳ: Viện dân biểu Bắc Kỳ có nhiệm vụ “đóng góp ý kiến với chính quyền về các khoản thu chi của Ngân sách Bắc Kỳ, và chỉ được góp ý kiến về các khoản thu chi có tính chất kinh tế và xã hội thôi” [18, tr. 136]. Ngoài ra, nếu chính quyền cần tham khảo ý kiến của Viện dân biểu về vấn đề gì thì phải có văn bản gợi ý (văn bản viết bằng chứ tiếng Pháp, chữ quốc ngữ và chữ Nho) gửi cho Viện dân biểu 15 ngày trước khi Viện dân biểu họp. Ngược lại, nếu Viện dân biểu muốn thảo luận thêm về vấn đề gì, ngoài những vấn đề được chính quyền gợi ý, thì Viện dân biểu phải xin phép Thống sứ trước. Nếu xét thấy có thể được, Thống sứ sẽ cho ghi những vấn đề đó vào chương trình nghị sự của Viện. Song, tuyệt đối Viện dân biểu Bắc Kỳ không được phép nhắc đến những vấn đề có tính chất chính trị.
Về hoạt động của Viện dân biểu Bắc Kỳ, hàng năm, Thống sứ Bắc Kỳ sẽ triệu tập họp Viện dân biểu Bắc Kì một lần vào nửa cuối tháng sáu tại Hà Nội. Mỗi khóa họp sẽ kéo dài 10 ngày hoặc hơn. Trong phiên họp đầu tiên, để tất cả các ủy viên phải bó phiếu kín bầu ra 7 người để lập ra ban chỉ đạo khóa họp. Bẩy người đó lại bầu ra một chủ tịch. Khi xét thấy cần thiết, Thống sứ Bắc Kỳ có quyền đề nghị Toàn quyền Đông Dương ra nghị định giải tán Viện dân biểu Bắc Kỳ.
Sau này, tới năm 1928, khi thành lập “ Đại Hội đồng lợi ích và kinh tế tài chính Đông Dương” (thường gọi là Đại Hội đồng Lý – Tài Đông Dương) thì mỗi năm Viện dân biểu Bắc Kỳ được cử ba đại diện của mình vào làm ủy viên Đại Hội đồng này.
45