CHƯƠNG II: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
2.2 Kết cấu các phần tử chủ yếu của hệ thống phanh xe Toyota highlander 2008
Sơ đồ hệ thống phanh.
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí chung hệ thống phanh
* Nguyên lý làm việc:
- Khi người lái tác động vào bàn đạp phanh, thông qua hệ thống đòn bẩy và bộ trợ lực phanh khuếch đại lực đạp phanh, lực này tác dụng lên xi lanh phanh chính. Xi lanh phanh chính biến đổi lực đạp phanh thành áp suất dầu trong xi lanh phanh chính, áp suất dầu thông qua các đường ống dẫn tới van nhánh và van điều hòa theo tải trọng, rồi thông qua các đường ống dẫn tới các xi lanh phanh bánh xe, đẩy piston ép các má phanh vào đĩa phanh (hoặc tang trống). Ma
sát sinh ra tại đó tạo nên mô men phanh làm giảm tốc độ quay của các bánh xe bắt chặt với đĩa phanh (hoặc tang trống).
- Khi nhả phanh: Áp suất dầu điều khiển giảm nhỏ, các phớt bao kín của xi lanh phanh trước có khả năng đàn hồi, các lò xo hồi vị của cơ cấu phanh sau, kéo các piston trở về vị trí ban đầu làm tách má phanh ra khỏi đĩa phanh và trống phanh.
- Khi xảy ra dò rỉ dầu ở một dòng nào đó thì dòng còn lại vẫn làm việc bình thường nên ta vẫn phanh được xe dừng lại.
2.2.1 Cơ cấu phanh trước.
a. Cấu tạo.
A
A
2 3 4 5 30 6 7 8
42,9 9
Hình 2.2 Cơ cấu phanh trước
1,2.Tấm chống ồn số 1, số 2; 3. Má phanh; 4. Cao su chụp bụi; 5. Vòng găng 6. Cuppen; 7. Piston; 8. Tấm đỡ má phanh; 9. Đĩa phanh.
- Đĩa phanh được chế tạo từ gang xám và có bề mặt làm việc được mài phẳng.
- Xylanh thuỷ lực: Được đúc bằng hợp kim nhôm. Để tăng tính chống mòn và giảm ma sát, bề mặt làm việc của xylanh được mạ một lớp crôm.
- Má phanh: Má phanh đĩa là vật liệu ma sát dùng để ép vào rô to phanh đĩa đang quay. Má phanh (hay tấm ma sát) là dạng tấm phẳng được chế tạo từ thép lá dày từ 2 đến 3 mm và tấm má phanh dày từ 9 đến 10 mm. Má phanh được
lắp hai bên đĩa phanh nhờ giá có rãnh hướng tâm và định vị bằng chốt dọc trục hoặc bằng các mảnh hãm.
- Tấm chống ồn: Có nhiệm vụ là tránh cho tiếng kêu khác thường khi má phanh bị rung tại thời điểm phanh.
b. Nguyên lý làm việc.
- Khi người lái tác động lên bàn đạp phanh dầu phía sau xi lanh chính có áp suất cao hơn nên dầu chảy đến các xi lanh bánh xe làm cho piston áp sát các má phanh vào đĩa phanh làm giảm tốc độ quay hoặc làm cho đĩa phanh dừng hẳn.
- Khi người lái thôi tác dụng vào bàn đạp. Áp suất dầu trong đường ống mất đi, và piston hồi vị lại một khoảng dưới tác dụng lực đàn hồi của cuppen xi lanh phanh. Khi nhả phanh các má phanh luôn được giữ cách mặt đĩa một khe hở nhỏ do đó tự động điều chỉnh khe hở.
2.2.2 Cơ cấu phanh sau.
a.Cấu tạo.
Hình 2.3.Cơ cấu phanh sau
1. Xi lanh phanh chính; 2. Guốc phanh; 3. Lò xo hồi vị; 4. Tấm đẩy; 5. Cam lệch; 6. Chốt lệch tâm; 7. Cần đẩy; 8.Thanh đẩy.
- Mâm phanh: Được thiết kế chế tạo để lắp đặt và định vị tất cả các chi tiết khác của cơ cấu phanh. Mâm phanh được được gắn bằng bu lông vào trục bánh sau, trên mâm phanh có lỗ và vấu lồi để gắn xi lanh thủy lực, lò xo giữ guốc phanh và cáp phanh tay.
- Trống phanh: Được gắn với trục bánh xe, ở ngay bên trong và cùng quay với bánh xe. Trống phanh được chế tạo bằng gang xam chống mài mòn khá tốt.
- Guốc phanh: Được cấu tạo bởi hai miếng ghép lại. Độ cong của vành guốc phù hợp với mặt trong của trống phanh, bề mặt của vành guốc được gắn với má phanh. Guốc phanh được chế tạo bằng nhôm đúc có trọng lượng nhẹ và tản nhiệt tốt.
- Má phanh: Má phanh được gắn vào guốc phanh nhờ keo dán. Loại này tận dụng được tối đa bề dày của má, khi mòn không bị đinh tán cọ vào làm hỏng bề mặt của trống phanh.
- Cơ cấu ép: Cơ cấu ép bằng xi lanh thủy lực còn được gọi là xi lanh bánh xe. Thân của xi lanh được chế tạo bằng gang xám, bề mặt làm việc được mài bóng. Piston được chế tạo bằng hợp kim nhôm, phía ngoài có ép chốt thép làm chỗ tỳ cho guốc phanh. Xi lanh được làm kín bằng các vòng cao su.
- Lò xo phanh: Cụm phanh tang trống trên xe sử dụng hai lò xo, một bộ dùng để kéo guốc phanh về vị trí nhả phanh, một bộ để gữ guốc phanh tựa vào mâm phanh.
- Bộ điều chỉnh guốc phanh: Các guốc phanh phải được điều chỉnh theo chu kỳ má phanh sát với bề mặt trống phanh. Bộ điều chỉnh trên xe này là một cụm bằng ren.
b. Nguyên lý hoạt động.
- Ma sát trong cơ cấu phanh khi phanh được tạo ra do má phanh áp vào tang trống, có được điều đó là do đầu dưới của hai má được định vị bởi chốt xoay còn đầu trên có thể bung ra tựa như bản lề và áp vào tang trống dưới tác dụng của cam ép hoặc cụm piston-xi lanh của cơ cấu phanh. Khi tác dụng vào bàn
đạp phanh chất lỏng với áp suất cao truyền đến xi lanh 1 tạo nên lực ép trên các piston và đẩy các guốc phanh ép sát vào trống phanh, do đó quá trình được tiến hành.
- Khi nhả bàn đạp phanh, lo xo sẽ kéo các guốc phanh trở lại vị trí ban đầu, giữa má phanh và trống phanh có khe hở và quá trình phanh kết thúc.
2.2.3 Dẫn động phanh.