Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế và sản xuất chè của HTX chè Tân Hương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ chè của HTX chè Tân Hương - xã Phúc Xuân - Tp.Thái Nguyên. (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ TẠI HTX CHÈ TÂN HƯƠNG

4.2. Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế và sản xuất chè của HTX chè Tân Hương

* Giải pháp về ban quản lý HTX, các cán bộ HTX phải tích cực tham gia các khóa tập huấn để nâng cao nghiệp vụ, năng động, sáng tạo và nhanh nhẹn nắm bắt được tình hình thị trường, để đáp ứng yêu cầu của công việc được giao

* Cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm mở rộng thị trường, nâng cấp máy móc, khâu lên hương, bảo quản và đóng gói.

* Tiến hành dự án xin vay vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển HTX của LMHTX tỉnh.

* Quy hoạch vùng sản xuất chè

Để phát triển sản xuất chè, ban quản lý HTX cần phải có quy hoạch và xác định rõ vùng phát triển sản xuất chè. Từ đó có những chính sách cụ thể về tổ chức, quản lý sản xuất cũng như các chính sách về hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hoá. Phải xác định rõ chiến lược phát triển sản xuất chè có chất lượng cao theo quy hoạch của hộ tới xã. Tăng giá trị sản phẩm chè trên 1 ha chè bằng cách tăng nhanh về chất lượng và từ đó tăng giá bán chứ không chỉ chú trọng đến tăng năng suất chè.

Điều tra xác định diện tích đất trồng mới chè, trồng thay thế, cải tạo chè. Chuyển đổi đất không chủ động nước, gò đồi soi bãi đủ điều kiện chuyển sang trồng chè.

* Giải pháp về giống chè

Vùng chè trồng tập trung sản xuất chè xanh sử dụng giống chè thích nghi với địa phương và giống chè nhập nội chất lượng cao. Tuyển chọn phục tráng giống chè

trung du truyền thống, tăng diện tích trồng. Phát triển diện tích trồng các giống chè nhập nội có năng xuất cao như chè Phúc Vân Tiên, lai LDP1, TRI777.

Sản xuất cây giống: Sử dụng kỹ thuật giâm cành, tiếp nhận giống ở các vườn ươm có chất lượng tốt và đã được cấp chứng chỉ chất lượng. Tiếp tục duy trì hệ thống vườn ươm giống chè tập trung để có đủ cây giống đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng mới, trồng cải tạo diện tích chè địa phương đã thoái hóa, già cỗi.

* Giải pháp kỹ thuật

Hướng dẫn xã viên chăm sóc thâm canh các diện tích diện tích chè kiến thiết cơ bản, thu hái chè nguyên liệu búp tươi đúng kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm chè sau chế biến. Hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng triệt để chương trình quản lý dịch hại tổng hợp.

Xây dựng những bể nước lớn trên đỉnh đồi chè và hệ thống tưới ở những nơi có điều kiện để phục vụ việc tưới chè, đặc biệt là trong thời kỳ nắng hạn, khô hanh vụ đông.

Xây dựng các mô hình cải tạo trồng mới các giống chè nhập nội chất lượng cao.

Về sản xuất cây giống: thực hiện quy trình mới tiên tiến để cây con khoẻ, phát triển nhanh khi trồng trên đồi chè. Kiên quyết sử dụng kỹ thuật giâm cành để sản xuất cây chè giống, tiếp nhận giống ở các vườn giống có chất lượng tốt và đã được cấp chứng chỉ chất lượng.

Về trồng cải tạo thay thế những đồi chè năng suất thấp: Thực hiện biện pháp đánh gốc, phá bỏ hoàn toàn chè cũ, trồng mới luân phiên cả diện tích đồi chè cần thay thế theo đúng hướng dẫn.

Phát triển các mô hình canh tác chè tiên tiến tạo sản phẩm chè an toàn chất lượng cao gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái.

Tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh và các loại phân phức hợp, áp dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại chỗ giá thành hạ kết hợp các biện pháp tủ rác, tưới nước giữ ẩm, giảm sử dụng các loại phân hoá học 30 - 40%.

Quản lý sâu bệnh theo nguyên tắc IPM chú trọng sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thảo mộc, làm tốt công tác dự tính dự báo sâu bệnh để hướng dẫn cho người làm chè kịp thời xử lý giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng những loại thuốc được phép sử dụng

trên chè.

Đổi mới các công cụ chế biến tạo sản phẩm chè an toàn thay thế tôn sắt bằng tôn INOX đảm bảo chất lượng hiệu quả đầu tư.

Thiết kế bao bì mẫu mã bảo quản tốt sản phẩm hình thức đẹp. Khuyến khích các tổ chức các nhân, áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, và kinh nghiệm truyền thống để tạo sản phẩm có giá trị cao và có sức mạnh trên thị trường.

Nâng cao năng lực sản xuất, chế biến theo hướng năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (tạo ra 100% sản phẩm chè đảm bảo độ an toàn) đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng như cầu thị trường.

Khuyến khích xã viên sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học để đầu tư cho sản xuất.

Áp dụng đồng bộ công nghệ cao từ sản xuất - chế biến - bao bì đóng gói tạo lô gô và thương hiệu cho sản phẩm chè Tân Hương. Nâng cao hiểu biết và kỹ năng sản xuất cho xã viên làm chè thông qua chương trình đào tạo và ứng dụng khoa học vào sản xuất tại địa phương.

Đào tạo, tập huấn cho các đối tượng tham gia các đề án chè nâng cao kỹ năng quản lý - sản suất- chế biến - tiêu thụ sản phẩm các đối tượng bao gồm: hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm chè.

* Tăng cường hoạt động thông tin thị trường và xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm chè

HTX chè Tân Hương cần có bộ phận đưa và tiếp nhận thông tin định kỳ hàng tuần thị trường giá cả chè tại các đầu mối thu mua chè, các cơ chế chính sách của tỉnh, huyện, xã cho đông đảo nhân dân và xã viên làm chè biết.

Tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng các điểm bán hàng. Đẩy mạnh thị trường nội tiêu trong nước, hình thành và phát triển thương hiệu mạnh, giới thiệu quảng bá sản phẩm tại các tỉnh Thành phố lớn, trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang báo mạng, trang web của tỉnh.

Xúc tiến hoạt động phát triển thương hiệu, quy chế sử dụng thương hiệu, các cam kết áp dụng phát triển thương hiệu. Kinh phí cho phát triển thương hiệu: được huy động từ nguồn ngân sách Nhà nước của tỉnh, huyện các HTX chè, các tổ chức khác...

Khuyến khích hộ thành viên, trang trại sản xuất, nhóm hộ làm chè liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu (đăng ký mẫu mã giới thiệu và bán sản phẩm trên thị trường).

Cập nhật thông tin thị trường hàng ngày và dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất tiêu thụ chè (tuần, tháng).

* Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở vùng chè

Cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX chè Tân Hương còn nhiều khó khăn, trong năm vừa qua xã được nhà nươc cấp kinh phí nân cấp hệ thống giao thông nông thôn. Tuy nhiên, với yêu cầu phát triển của thời kỳ mới, thời kỳ CNH - HĐH thì cơ sở hạ tầng của thành phố cần phải được tập trung đầu tư, nâng cấp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ hơn nữa.

Phối hợp các ngành, các cấp xây dựng vùng sinh thái chè, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tạo vùng chè an toàn bảo vệ môi trường kết hợp đầu tư xây dựng đập nước, hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống bán hàng tại gia đình, tại các chợ địa phương từng bước hình thành tuyến du lịch kết hợp tiêu thụ, quảng bá sản phẩm cho vùng chè đặc sản Tân Hương.

Hiện đại hoá hệ thống thông tin liên lạc kịp thời để có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chè là vấn đề quan trọng:

- Nâng cấp bưu điện xã, phường, củng cố các trạm bưu điện xã, điểm truy cập internet để người dân kịp thời cập nhật mọi thông tin cần thiết để phát triển sản xuất chè.

- Khuyến khích người dân sản xuất kinh doanh chè sử dụng điện thoại cá nhân, dịch vụ internet di động để thu nhận các thông tin cần thiết phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chè.

* Giải pháp về thương mại và tiêu thụ sản phẩm

Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tìm kiếm mở rộng thị trường, bạn hàng để có thị trưởng ổn định, nhất là xuất khẩu trực tiếp không phải tiêu thụ qua trung gian;

từng bước xây dựng tổ chức điều hành sản xuất theo tiêu chuẩn ISO, từng bước xây dựng thương hiệu chè Tân Hương.

* Giải pháp về cơ chế chính sách - Phát triển vùng nguyên liệu

Đối với diện tích trồng mới, trồng thay thế diện tích chè cũ năng suất thấp:

- Hỗ trợ 2 triệu đồng/ha đối với việc phá bỏ diện tích chè thoái hóa năng xuất thấp để trồng thay thế bằng các giống chè giâm cành, chè nhập nội năng xuất cao.

- Hỗ trợ tiền giống chè: Của các dự án đầu tư giống mới, trung tâm giống quốc gia.

+ Hỗ trợ 40.000 đồng/sào/lứa đối với dịên tích trồng theo tiêu chuẩn UTZ.

+ Hỗ trợ 2triệu đồng/ha đối với diện tích trồng bằng giống chè nhập nội chất lượng cao như Thuý Ngọc, bạch ngọc trà, phúc vân tiên, TRI777.

+ Hỗ trợ phủ 100% lãi suất vốn vay trồng mới, trồng cải tạo chè thuộc các mô hình HTX trên địa bàn trong thời hạn 36 tháng

+ Hỗ trợ vay vốn ngân hàng để sản xuất với lãi xuất thấp - Hỗ trợ xúc tiến thương mại

- Hỗ trợ 50% kinh phí cho HTX chè xây dựng tổ chức quản lý điều hành sản xuất theo tiêu chuẩn VGap, đăng ký thương hiệu sản phẩm hàng hóa.

- Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn và các ngành xây dựng trang Web để giới thiệu quảng bá về chè nhằm thúc đẩy hoạt động mua bán, tìm kiếm thị trường trong giao dịch điện tử.

- Khen thưởng cho các doanh nghiệp có thành tích trong xuất khẩu các sản phẩm chè theo quy định chung của Tỉnh.

- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng chè

- Nhà nước đầu tư làm những đường trục lớn qua các vùng chè trong đó người dân đóng góp 30% nhà nước đóng góp 70% kinh phí, nâng cấp hệ thống điện lưới tại các vùng trong xã trung tâm xã.

* Giải pháp về công tác khuyến nông

Người dân sản xuất tại hợp tác xã chè Tân Hương đã tiếp thu kinh nghiệm trồng chè với phương pháp khoa học kĩ thuật tiên tiến và với các kiến thức trồng chè phù hợp với khí hậu địa phương dựa trên kinh nghiệm truyền thống từ lâu. Đối với các giống chè mới được trồng tại địa phương thức về khoa học kỹ thuật còn hạn chế.

Chính vì vậy hợp tác xã cần áp dụng các biện pháp khuyến nông, khuyến khích

người dân tham gia công tác khuyến nông, mở các lớp phổ biến khoa học kỹ thuật cho xã viên, khi đưa các giống mới vào sản xuất.

Để làm tốt công tác khuyến nông, trước hết đối với huyện: nên tăng cường đội ngũ khuyến nông cơ sở để hướng dẫn kỹ thuật canh tác một cách thường xuyên, tuyên truyền giải thích để xã viên làm đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế bền vững.

Phòng nông nghiệp huyện cần kết hợp với ban chuyên đề cây chè để lựa chọn số cán bộ có kỹ thuật có năng lực, bố trí theo dõi sản xuất chè, từ 2 đến 3 xã cần một cán bộ chỉ đạo để hướng dẫn xã viên sản xuất.

Đối với các hộ nông dân: cũng phải có những đề xuất kịp thời về những vấn đề cần thiết trong sản xuất chè với chính quyền các cấp, với các tổ chức doanh nghiệp sản xuất chế biến, thu mua chè của người dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ chè của HTX chè Tân Hương - xã Phúc Xuân - Tp.Thái Nguyên. (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)