ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ

Một phần của tài liệu báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo nghị định thư việt nam và vương quốc anh 2007 2009 nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa lý hiện đại nghiên cứu địa (Trang 196 - 200)

BÁO CÁO TÓM TẮT

Chương 4: ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ

Trong chương này trình bày việc áp dụng địa chấn địa tầng và địa tầng phân tập làm sáng tỏ đặc điểm các tầng nông đồng bằng châu thổ sông Hồng và một trong các vùng cửa sông điển hình.

4.1. Đặc điểm vùng cửa Ba Lạt trên cơ sở tài liệu địa chấn phân giải cao Trên cơ sở phân tích tài liệu địa chấn phân giải cao và tổng hợp tài liệu địa chất và giếng khoan có trong khu vực nghiên cứu, có thể xác định đặc điểm các mặt ranh giới phản xạ trong trầm tích Đệ tứ, các tập địa chấn và đặc điểm các đới trầm tích tương ứng vùng trước châu thổ của một trong các vùng cửa sông có những đặc điểm rất đáng quan tâm đó là cửa Ba Lạt.

4.1.1. Các ranh gii phn x

- Ranh giới R1 thể hiện đáy biển, theo dõi được trên tất cả các đoạn tuyến và có xu hướng uốn cong vồng lên phía nam, đông nam và lõm xuống ở phía đông, đông bắc.

- Ranh giới R2 là ranh giới bào mòn biển tiến, bề mặt phát triển rộng rãi, hình thành sau đợt biển tiến hậu băng hà. Đây là một bề mặt tương đối

bằng phẳng, được tái tạo lại trong thời gian trước khi biển chuyển hướng dao động của mực nước biển.

- Ranh giới R3 là ranh giới bào mòn xâm thực thuộc giai đoạn biển tiến, liên quan đến một hiện tượng đổi hướng dòng chảy, kênh lạch vùng cửa sông, gây ra hiện tượng thiếu hụt trầm tích tại ranh giới này.

- Ranh giới R4 là ranh giới của bề mặt thiếu hụt trầm tích hoặc tái phân bố lại trầm tích hoặc do biến động của môi trường biển.

- Ranh giới R5 là ranh giới chuyển tướng địa chấn với phần trên là tập hợp các phản xạ biên độ trung bình đến mạnh, sắp xếp gần nằm ngang, song song nhau với bề dày khá lớn và ổn định. Phần dưới là các phản xạ từ tương đối yếu đến trung bình, song song ngắn hoặc uốn lượn đến rối loạn.

- Ranh giới R6 là ranh giới của một bề mặt bào mòn xâm thực biển lùi, khi mực nước biển rút xuống dưới mép thềm lục địa, tại độ sâu -130m so với mực nước biển hiện đại. Ranh giới này phát triển rộng rãi trong khu vực nghiên cứu và có thể nhận định được hình thành vào cuối Pleistocene muộn . 4.1.2. Đặc đim các tp địa chn phn x

Trên các lát cắt thể hiện 3 tập địa chấn khác biệt nhau, từ dưới lên bao gồm tập C, B và A

- Tập địa chấn C

Tập địa chấn được phân thành hai phân tập địa chấn C2 và C1.

Phân tập C1 liên quan đến các thành tạo nguồn gốc lục địa hoặc đồng bằng sông có bề mặt R6 bị phơi lộ, xâm thực và bào mòn trong suốt quá trình băng hà lớn xảy ra vào cuối Pleistocene muộn.

Phân tập C2 phủ lên trên ranh giới R6, là một tập địa chấn có giới hạn trên là ranh giới R5, liên quan đến các thành tạo nguồn gốc sông - sông biển mà phần trên có thể có sự tác động tăng dần của yếu tố biển. Ranh giới R5 là ranh giới chuyển tiếp tướng địa chấn liên quan đến chuyển tiếp tướng từ môi trường sông - sông biển sang môi trường biển.

- Tập địa chấn B thuộc giai đoạn biển tiến Holocen, trầm tích bao gồm các tích tụ sét, sét bột màu nâu đỏ ở phía dưới thuộc môi trường đầm hồ, phát triển lên trên là các thành tạo cát mịn chọn lọc tốt tướng môi trường châu thổ bồi tích có sự tham gia của môi trường biển và trên cùng là các tích tụ bãi triều gồm sét bột và cát mịn đan xen.

Phân tập B1 giới hạn từ ranh giới R5 đến R4, bề dày khá ổn định. Ranh giới trên của phân tập B1 tương đối phẳng, là ranh giới chuyển tiếp liên quan đến biến động trầm tích hoặc tướng trầm tích.

Phân tập B2 nằm giữa các ranh giới R4 và R3 liên quan đến các thành tạo bãi triều cổ là các bãi cát triều với các van cát cổ. Hiện tượng đào khoét sâu liên quan đến lạch sông cổ trong quá khứ, nay đã bị dịch chuyển.

Phân tập B3 có những đặc điểm khác hẳn với phân tập B2, liên quan đến các thành tạo trầm tích bãi triều gồm sét bột, bị đan xen bởi các lớp mỏng cát mịn.

- Tập địa chấn A thuộc tướng biển lùi A thông qua ranh giới phản xạ R2, liên quan đến các thành tạo biển gồm chủ yếu là cát hạt mịn có đan xen các lớp bột sét, bột cát mỏng, được hình thành trong quá trình phát triển châu thổ về phía biển ở giai đoạn biển thoái sau biển lấn Holocen muộn. Sự chuyển tập giữa A1 và A2 có thể liên quan đến hiện tượng thiếu hụt trầm tích gây ra bởi giai đoạn biển lấn hoặc sự dịch chuyển cửa sông Ba Lạt.

4.1.3. Đặc đim cu trúc địa cht Pleistocen mun - Holocen

- Tập trầm tích Holocene dưới, cấu tạo chủ yếu bởi sét bột, tuổi 12.000- 8.000 năm BP và phân bố trong phần dưới cùng của mặt cắt. Đơn vị trầm tích này có ranh giới trên ở độ sâu khoảng 40m (36m tại vị trí LK-1, 42m tại vị trí LK-5 và các phần nền, sườn tiền châu thổ, sau đó giảm nhẹ xuống khoảng 37- 38m trong đới sườn thấp và chân tiền delta).

- Tập trầm tích Holocen giữa với thành phần chủ yếu là sét bột, bề dầy xấp xỉ 20m và tuổi địa chất khoảng 8.000-5.000 năm BP. Ranh giới trên của

tập dao động 15-23m (20m ở các lỗ khoan LK- 1, LK-2 và LK-4, 15m ở lỗ khoan LK-3, 23 m tại LK-5 và trong các đới nền và sườn tiền châu thổ, trong khi ranh giới dưới ở khoảng độ sâu 36-42m với sự hạ thấp đột ngột phía ngoài chân tiền châu thổ, trên độ dài khoảng 2 km. Sự hạ thấp đáy biển trong Holocen sớm-giữa trong diện tích này có thể liên quan đến hoạt động sụt lún mang tính khu vực của vỏ Trái đất.

- Tập trầm tích Holocen trên nằm trên cùng trong mặt cắt địa chất, được cấu tạo chủ yếu bởi sét bột và cát Holocen muộn có tuổi từ 5000 năm BP đến nay và bề dầy từ 15m ở vị trí LK- 3, 20m ở vị trí các LK-4, 5 và các đới triều và nền tiền châu thổ, sau đó giảm mạnh từ 15-18m trong đới sườn trên xuống 0m tại chân châu thổ. Cát Holocen tập trung trong các van cát-mũi cát nằm gọn trong sét bột Holocen muộn, trong đó các van cát ngập nước phát triển về phía biển tạo thành một vành đai cát.

4.1.4. Đặc đim cu trúc địa cht Holocene mun - Hin đại

Gắn liền với quá trình hình thành và phát triển châu thổ Sông Hồng hiện đại, tiền châu thổ cửa Ba Lạt được cấu trúc bởi loạt trầm tích Holocen muộn-hiện đại thuộc hệ tầng Thái Bình. Các thành tạo này trong các mặt cắt địa chất lỗ khoan, hố đào và vết lộ tự nhiên, về mặt cấu tạo thể hiện rõ sự chuyển tướng cả theo phương ngang và phương thẳng đứng. Theo số liệu lỗ khoan khu vực biển nông phía nam Đồ Sơn, Hải Phòng loạt trầm tích này nằm giữa đáy biển, R1 và ranh giới bào mòn biển tiến R2- đáy hệ tầng Thái Bình amQ23tb

4.1.5. Xu thế phát trin tin châu th ca Ba Lt

Đặc điểm hình thành, phát triển tiền châu thổ cửa Ba Lạt thể hiện tính chu kỳ rất rõ rệt, trong đó mỗi chu kỳ phát triển đều trải qua 4 pha chính:

- Sự hình thành nền tiền châu thổ

- Nền tiền châu thổ với các doi cát và kênh phân lưu dịch chuyển ngang - Sự hình thành của hệ thống bờ ngầm

Một phần của tài liệu báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo nghị định thư việt nam và vương quốc anh 2007 2009 nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa lý hiện đại nghiên cứu địa (Trang 196 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(213 trang)